Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học THÀNH PHẦN LOÀI LƯỠNG CƯ (AMPHIBIA) VÀ BÒ SÁT (REPTILIA) PHÍA TÂY TỈNH ĐẮK NÔNG

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 159.72 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận ở vùng phía Tây tỉnh Đắk Nông hiện có 24 loài lưỡng cư thuộc 2 Bộ và 6 Họ và 48 loài bò sát thuộc 3 Bộ và 15 Họ. Thành phần loài lưỡng cư và bò sát ở Tây Đắk Nông ít hơn so với Khu Bảo tồn thiên nhiên Lò Gò- Xa Mát (Tây Ninh), Vườn Quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận) và các tỉnh phía Tây vùng Đông Nam bộ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học " THÀNH PHẦN LOÀI LƯỠNG CƯ (AMPHIBIA) VÀ BÒ SÁT (REPTILIA) PHÍA TÂY TỈNH ĐẮK NÔNG "TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 49, 2008 THÀNH PHẦN LOÀI LƯỠNG CƯ (AMPHIBIA) VÀ BÒ SÁT (REPTILIA) PHÍA TÂY TỈNH ĐẮK NÔNG Ngô Đắc Chứng, Trần Hậu Khanh Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận ở vùng phía Tây tỉnh Đắk Nông hiện có 24 loài lưỡngcư thuộc 2 Bộ và 6 Họ và 48 loài bò sát thuộc 3 Bộ và 15 Họ. Thành phần loài lưỡng cư và bòsát ở Tây Đắk Nông ít hơn so với Khu Bảo tồn thiên nhiên Lò Gò- Xa Mát (Tây Ninh), VườnQuốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận) và các tỉnh phía Tây vùng Đông Nam bộ. Trong số 72 loàilưỡng cư và bò sát ở Tây Đắk Nông có 27 loài quý hiếm, 12 loài trong Danh lục Đỏ của IUCN(2004), 19 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (năm 2000), 14 loài ghi trong Phụ lục của Nghị định Số32/2006/NĐ-CP của Chính phủ và 5 loài đặc hữu của Việt Nam.I. Đặt vấn đề Động vật hoang dã nói chung, lưỡng cư và bò sát nói riêng là nguồn tài nguyêntái tạo. Chúng tạo nên tính đa dạng sinh học, là mắt xích quan trọng của lưới thức ăntrong các hệ sinh thái tự nhiên và có giá trị lớn trong đời sống con người. Cho đến nay, hầu như chưa có tài liệu hoàn chỉnh về nghiên cứu lưỡng cư và bòsát ở tỉnh Đắk Nông. Một vài dẫn liệu về lưỡng cư và bò sát của khu vực này từ nhữngnghiên cứu trên diện rộng. S.M. Campden-Main (1984) ghi nhận có 8 loài rắn thuộc 3họ phân bố ở Đắk Lắc [5]. N.L.Orlov và cộng sự (2002) công bố 14 loài lưỡng cư và bòsát hiện có ở Đắk Lắc [13]. Danh lục lưỡng cư và bò sát Việt Nam (2005) ghi tên 15 loàicó ở Đắk Lắc và Đắk Nông [11]. Trong công trình này, chúng tôi lập danh sách thành phần loài lưỡng cư, bò sátphân bố ở phía Tây tỉnh Đắk Nông (Đắk R’Lấp, Đắk Song, Đắk Mil) bao gồm các loàiquý hiếm, các loài đặc hữu; so sánh thành phần loài lưỡng cư, bò sát của khu vựcnghiên cứu với các khu vực lân cận.II. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập mẫu vật: Thu trực tiếp bằng tay, gậy, vợt,… vào ban ngày và ban đêmở các tuyến khảo sát. Một số mẫu vật được mua ở các điểm mua bán động vật hoang dã.Mẫu vật được định hình bằng phormon 10% trong 24 giờ sau đó bảo quản trong cồn 700. 19 - Quan sát và phỏng vấn: Quan sát động vật sống trên các tuyến khảo sát, ở cácđiểm buôn bán động vật hoang dã và các di vật các loài (mai rùa, xác rắn ngâm rượu,…).Phỏng vấn những người thường tiếp xúc với rừng như: cán bộ kiểm lâm, thợ săn, chủ hộmua bán động vật hoang dã,… kết hợp thNm định bằng bộ ảnh của các loài. - Định tên khoa học các loài: Mẫu vật sau khi đã phân tích số liệu về hình thái,được định tên khoa học dựa vào khóa định loại lưỡng cư, bò sát Việt Nam của Đào VănTiến [6],[7],[8],[9],[10]. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường [12],…III. Kết quả nghiên cứu 3.1. Thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở phía tây tỉnh Đắk Nông Thông qua phân tích các mẫu vật và các tư liệu thu thập được, chúng tôi đãthống kê được 72 loài thuộc 21 họ, 5 bộ của lớp lưỡng cư (Amphibia) và bò sát(Reptilia) (Bảng 1). Về lưỡng cư, có 24 loài thuộc 6 họ, 2 bộ, trong đó họ có số lượngloài nhiều nhất là Ranidae (họ ếch nhái) với 12 loài. Về bò sát, có 48 loài thuộc 15 họ, 3bộ, trong đó họ có số lượng loài nhiều nhất là Colubridae (họ rắn nước) với 13 loài. So với toàn quốc (Bảng 2) thì phía Tây tỉnh Đắk Nông có 5 bộ (chiếm 83,33%tổng số bộ so với toàn quốc), 21 họ (65,62%), 48 giống (30,96%) và 72 loài (15,72%).Trong đó ưu thế là bộ Squamata có số lượng cao nhất với 11 họ (47,82%) và 39 loài(13,18%). Bảng 1: Thành phần loài lưỡng cư, bò sát phía Tây Tỉnh Đắk Nông Tình trạng bảo t ồn SĐVN 2000 Tư IUCN 2004 CITES 2006TT Tên khoa học Tên Việt Nam liệu NĐ32 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) AMPHIBIA LỚP ẾCH NHÁI GYMNOPHIONA BỘ KHÔNG CHÂN 1. Ichthyophiidae Họ ếch giun Ichthyophis bannanicus ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: