Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: THỂ LOẠI VÀ SỰ PHÂN CHIA CÁC NHÓM THỂ LOẠI BÁO CHÍ

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 239.56 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày về quan niệm thể loại và thể loại báo chí, các quan niệm phân chia các nhóm thể loại báo chí từ lý luận đến thực tiễn. Bài viết phân tích hiện trạng mơ hồ trong cách phân chia các thể loại báo chí cụ thể từ đó chỉ rõ vai trò của các thể loại và công tác phân chia các thể loại theo nhóm đối với hoạt động báo chí nói chung. Bài viết còn đưa ra một cách phân chia hệ thông các thể loại báo chi cụ thể....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "THỂ LOẠI VÀ SỰ PHÂN CHIA CÁC NHÓM THỂ LOẠI BÁO CHÍ"TAÛP CHÊ KHOA HOÜC, Âaûi hoüc Huãú, Säú 47, 2008 THỂ LOẠI VÀ SỰ PHÂN CHIA CÁC NHÓM THỂ LOẠI BÁO CHÍ Trần Văn Thiện Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Bài viết trình bày về quan niệm thể loại và thể loại báo chí, các quan niệm phân chiacác nhóm thể loại báo chí từ lý luận đến thực tiễn. Bài viết phân tích hiện trạng mơ hồ trong cáchphân chia các thể loại báo chí cụ thể từ đó chỉ rõ vai trò của các thể loại và công tác phân chiacác thể loại theo nhóm đối với hoạt động báo chí nói chung. Bài viết còn đưa ra một cách phânchia hệ thông các thể loại báo chi cụ thể. 1. Đây là một vấn đề khá thú vị đặt ra từ rất lâu trong lịch sử cho cả các nhà lýluận nghiên cứu, lẫn những người có sử dụng thể loại. Cho dù người ta quan niệm rasao thì trong thực tế vẫn tồn tại cái gọi là thể loại, mà không có nó thật khó hình dungbằng cách nào con người sắp xếp, biểu đạt, tổ chức, xây dựng các thông điệp (Message)cho dù ở địa hạt gì và ngành nào đi nữa. Có nghĩa là đã thực sự có một cái gì đó - làcách thức - quy ước chung đã được chọn lọc (cho dù có chủ định hay ngẫu nhiên) cácphương thức, tổ chức, qui định chung trong từng cách tr ình bày, diễn đạt, nêu hoặc lậpluận cụ thể. Từ khởi đầu, có thể chỉ là tự phát, nảy sinh do nhu cầu trao đổi, giao tiếp và tưduy, từ đó liên kết các thành viên trong cộng đồng về một mối quan tâm chung. Cùng vớisự vận động và phát triển của đời sống xã hội, tư duy, những phương tiện giao tiếp, tưduy ngày một hoàn thiện và phát triển đi đến sự thống nhất, ổn định t ương đối - như mộtsự quy ước được công nhận giá trị và quen thuộc phổ cập trong mỗi cộng đồng hoặc caohơn liên cộng đồng xã hội loài người (kể cả sự vận động của mỗi, nhiều ngành nghệthuật, thể loại...). Nếu xếp theo trật tự thời gian, phải tính đến các kiểu, điệu múa, hát (sinh hoạtdân gian), điệu khèn, trống, chiêng, tù và... cho đến những câu chuyện kể dân gian,truyền miệng, đến hò, vè, tục ngữ, thành ngữ và hoàn chỉnh hơn: truyền thuyết, thầnthoại, cổ tích... (văn học dân gian), nghệ thuật chạm khắc, vẽ (trên trống, vách đá...). Mỗimột dân tộc, quốc gia đều tự hào về truyền thống văn hoá lịch sử của mình. Chúng gópmột phần tạo nên diện mạo và sự phát triển rực rỡ của văn minh nhân loại từ quá khứ đếnhiện tại, mà trước hết là ở thể loại. Cùng với sự đi lên của tiến trình lịch sử, mỗi loại hình văn hoá, nghệ thuật hoànchỉnh hệ thống thể loại mang đậm đặc trưng của loại hình mình có. Tuy vậy, để là mộtthể loại, ít nhất có một số điểm sau: Sự ổn định tương đối biểu hiện ở sự công nhận củangười sáng tác và công chúng về cách thức tổ chức, hình thức xây dựng tác phẩm: dunglượng , phương thức phản ánh, thủ pháp nghệ thuật, ngôn ngữ, kết cấu, mức độ triểnkhai..., về nội dung, đề tài, mức độ thông tin, chất liệu sử dụng khai thác, hướng tiếp cận,giải quyết... Tất cả những sự ổn định này đều được kiểm nghiệm trong thực tiễn sáng tác ởmột thời gian khá lâu dài. Chúng được đánh giá như sản phẩm sáng tạo của tập thể, mangtính xã hội, phổ cập chứ không tuỳ thuộc ý muốn chủ quan của một tác giả cụ thể nào.Mỗi cá nhân đóng góp một phần từ khâu t ìm tòi đến thể nghiệm và khẳng định sự tồn tạihoặc phủ nhận ở tất cả các yếu tố (hình thức lẫn nội dung theo tiêu chí, qui định khá cụthể) cho từng thể loại. Không có sự quy ước (biểu hiện ở tính tương đồng hoặc nét dị biệt) trong sángtạo thật khó khăn cho việc t ìm tòi và thống nhất cho cái gọi là phương thức, cách thứcchuyển tải, phản ánh hay rõ nét hơn là bản thân sự chuyển tải, phản ánh. Một nguyên tắchay yêu cầu rất rõ nét là bản thân chúng (phương tiện phản ánh lẫn sự phản ánh) đều làhướng tới phục vụ số đông và xã hội. Theo cách gọi của Truyền thông thì cả Media hay Communication và cái mà nóchuyển tải: Information, message... đều nhằm mục đích phục vụ con người và toàn xãhội. Và ở đó, chúng được sàng lọc, ổn định cái gọi là Thể loại. Mỗi một sản phẩm báo chí, cũng như các sản phẩn của văn hóa thông tin... đềutồn tại trong một hình thức có tính ổn định t ương đối. Cho dù được sáng tạo đến mức độnào, nó cũng đều nằm trong một cách thức thể hiện và phản ánh một kiểu, nhóm nội dungthông tin cụ thể nhất định. Tính ổn định, quen thuộc, lặp đi, lặp lại như vậy là cơ sở tiềnđề cho cái gọi là Thể loại. Trong hoạt động nghiên cứu lý luận, các nhà nghiên cứu có khi không thống nhấttên gọi và quy định cho cả cái gọi là thể loại này. Với báo chí, tính đa dạng trong cáchquan niệm đó càng cao hơn. Một số không dùng khái niệm “thể loại”, khi xếp các tácphẩm báo chí, mà dùng tên gọi “thể tài” (nhóm tác giả của giáo trình ”Thể tài báo chí”,Trường ĐHKH Huế ). Một số khá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: