Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: THỬ TÌM NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA CÁC TỘI HỐI LỘ TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 155.43 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Công cuộc đổi mới của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và đang thu được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nước ta đã và đang hội nhập có hiệu quả với các nước trong khu vực và trên thế giới, từng bước tiến mạnh, tiến vững chắc trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "THỬ TÌM NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA CÁC TỘI HỐI LỘ TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY " THỬ TÌM NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA CÁC TỘI HỐI LỘ TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY NGÔ HỮU PHƯỚC Giảng viên Khoa Luật Quốc tế – ĐH Luật TP.HCMCông cuộc đổi mới của Đảng, Nhà nước và nhân dânta đã và đang thu được những thành tựu to lớn trên tấtcả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nước ta đã vàđang hội nhập có hiệu quả với các nước trong khuvực và trên thế giới, từng bước tiến mạnh, tiến vữngchắc trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước. Thế nhưng, bên cạnh những thành tựu đãđạt được thì những tệ nạn nhức nhối trong xã hộingày càng gia tăng, nhất là nạn tham nhũng, lộngquyền, sách nhiễu, ức hiếp nhân dân, gây bất bìnhtrong xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân vàohiệu quả quản lý của Nhà nước, làm nản lòng nhữngnhà đầu tư nước ngoài muốn làm ăn hợp pháp, chínhđáng ở nước ta, kìm hãm quá trình phát triển của đấtnước. Trong đó phải kể đến nạn hối lộ đã trở thànhmột hiện tượng phổ biến, len lỏi vào tất cả các lĩnhvực của đời sống xã hội, gây tổn hại cho nền thiết chếchính trị pháp lý hiện hành nếu không kịp thời ngănchặn. Chính vì vậy, khi nói về sự nguy hiểm của loạitội phạm này, Lênin đã từng nhận định: “… Nếu còncó một hiện tượng như nạn hối lộ, nếu còn có thể hốilộ được thì cũng không nói đến chính trị được. Trongtrường hợp này cũng không nói đến làm chính trịđược, vì mọi biện pháp đều sẽ lơ lửng trên khôngtrung, sẽ hoàn toàn không mang lại kết quả gì cả. Mộtđạo luật chỉ có thể mang lại kết quả xấu hơn nếu trênthực tế nó được đem áp dụng trong điều kiện nạn hốilộ còn được dung thứ và đang thịnh hành…” (Lênintoàn tập, NXB Tiến bộ, 1978, tập 44, tr. 218).Xét dưới góc độ tội phạm học, việc nghiên cứunguyên nhân và điều kiện phạm tội của các tội thamnhũng nói chung, các tội hối lộ nói riêng có ý nghĩavô cùng quan trọng, giúp chúng ta xây dựng được cácbiện pháp hữu hiệu để đấu tranh phòng chống có hiệuquả đối với loại tội phạm nguy hiểm này.Khi xem xét nguyên nhân và điều kiện của loại tộiphạm nói trên, chúng ta thường nhấn mạnh quá mứccác biện pháp tư tưởng, đạo đức hoặc kỳ vọng vàocác biện pháp đấu tranh trực diện bằng pháp luật,nhất là pháp luật hình sự. Phải chăng tham nhũng, hốilộ chỉ là kết quả của các quá trình, hiện tượng tiêucực trong xã hội? Theo chúng tôi, nguyên nhân vàđiều kiện của tội phạm nói chung, các tội phạm vềtham nhũng nói riêng phải là tổng thể các nguyênnhân và điều kiện về kinh tế – xã hội, về cơ chế quảnlý, về công tác tổ chức cán bộ, về tâm lý xã hội, về sựhạn chế của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong côngtác phát hiện và xử lý tội phạm.1. Nguyên nhân và điều kiện kinh tế – xã hộiĐại hội VII, Đại hội VIII và Đại hội IX của Đảngcộng sản Việt Nam cũng như các Nghị quyết củaTrung ương trong thời gian qua đã phân tích mộtcách toàn diện, khách quan những khó khăn và sựmất cân đối nghiêm trọng của nền kinh tế nước tatrong giai đoạn chuyển tiếp. Số người thất nghiệpngày càng tăng, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, lạc hậuchưa đáp ứng được với sự phát triển của nền kinh tếthị trường. Hiện tượng mất dân chủ, vi phạm kỷcương pháp luật, hiện tượng “quan tham” ngày càngtăng cùng với cơ chế quản lý còn thiếu đồng bộ đanglà những thách thức lớn đối với sự phát triển của đấtnước. Các giá trị truyền thống đạo đức xã hội, quanhệ giữa người với người cũng bị xói mòn.Những khó khăn về kinh tế – xã hội đã ảnh hưởngtrực tiếp đến việc phát sinh tội phạm nói chung vàcác tội phạm tham nhũng nói riêng, biểu hiện cụ thểqua các mặt sau đây:Thứ nhất, nền kinh tế thị trường đã trực tiếp tác độngđến đại bộ phận các tầng lớp trong xã hội cả về vậtchất lẫn tinh thần, làm tư tưởng thực dụng nảy sinhvà phát triển, làm chuẩn mực giá trị xã hội có sự thayđổi. Bản thân nền kinh tế nhiều thành phần và cơ chếthị trường có những yếu tố tạo nên môi trường thuậnlợi cho việc phát triển nền kinh tế đất nước, nhưngchính nó cũng làm nảy sinh và phát triển những tiêucực trong xã hội, thúc đẩy chủ nghĩa cá nhân pháttriển. Một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hóa, biếnchất, xa rời mục tiêu, lý tưởng bỏ quên lợi ích tập thểcộng đồng, chỉ lo thu vén cá nhân, lạm quyền, háchdịch, bằng mọi thủ đoạn để “kiếm tiền”, đã tạo nênmột “tiền lệ” xấu trong một bộ phận nhỏ quần chúngnhân dân, cán bộ các cơ quan, tổ chức, làm phát sinhnạn hối lộ.Thứ hai, những khó khăn về kinh tế chẳng những tácđộng vào từng con người cụ thể mà còn tác động tiêucực đến việc thực hiện các chủ trương, chính sách xãhội của Nhà nước. Trong điều kiện chuyển sang cơchế thị trường, nhiều chính sách xã hội hiện hành cònchứa đựng nhiều điểm bất hợp lý, thiếu chặt chã.Nhiều cơ quan xí nghiệp lợi dụng cơ chế đổi mới,“năng động” để lấy tiền của Nhà nước làm tiềnthưởng chia nhau bất chấp chế độ, nguyên tắc. Nhiềuxí nghiệp thua lỗ nhưng vẫn có tiền thưởng rất lớntrong các dịp tổng kết, lễ tết… hoặc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: