Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học TÌM HIỂU KHẢ NĂNG NUÔI LỢN HƯỚNG NẠC Ở NÔNG HỘ VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CỦ VÀ LÁ SẮN Ủ TRONG CHĂN NUÔI Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 230.98 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với phương pháp phối hợp khẩu phần dựa trên nguồn thức ăn sẵn có trong nông hộ là cám gạo và bột ngô kết hợp với thức ăn đậm đặc, trong điều kiện nông hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ ở vùng đồng bằng thuộc tỉnh Quảng Bình, tốc độ tăng trọng của lợn lai F1(L x Y) trong giai đoạn 20 – 60kg đạt 598,4 g/con/ngày và tốc độ tăng trọng của lợn lai F2 (PIE x (Y x MC)) đạt 490,5 g/con/ngày.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học " TÌM HIỂU KHẢ NĂNG NUÔI LỢN HƯỚNG NẠC Ở NÔNG HỘ VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CỦ VÀ LÁ SẮN Ủ TRONG CHĂN NUÔI Ở TỈNH QUẢNG BÌNH " TÌM HIỂU KHẢ NĂNG NUÔI LỢN HƯỚNG NẠC Ở NÔNG HỘ VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CỦ VÀ LÁ SẮN Ủ TRONG CHĂN NUÔI Ở TỈNH QUẢNG BÌNH Lê Văn An, Nguyễn Thị Lộc, Hồ Trung Thông, Đào Thị Phượng Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế TÓM TẮT Với phương pháp phối hợp khẩu phần dựa trên nguồn thức ăn sẵn có trongnông hộ là cám gạo và bột ngô kết hợp với thức ăn đậm đặc, trong điều kiện nông hộcó quy mô chăn nuôi nhỏ ở vùng đồng bằng thuộc tỉnh Quảng Bình, tốc độ tăng trọngcủa lợn lai F1(L x Y) trong giai đoạn 20 – 60kg đạt 598,4 g/con/ngày và tốc độ tăngtrọng của lợn lai F2 (PIE x (Y x MC)) đạt 490,5 g/con/ngày. Tiêu tốn thức ăn lần lượtlà 3,23 và 3,56. Như vậy, tốc độ tăng trọng của lợn lai F1 (L x Y) nhanh hơn nhiều sovới tốc độ tăng trọng của lợn lai F2 (PIE x (Y x MC)) (lợn lai 3/4 máu ngoại). Trongkhi đó, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của lợn lai F1(L x Y) thấp hơn khi so với tiêu tốnthức ăn/kg tăng trọng của lợn lai F2 (PIE x (Y x MC)). Để phát triển rộng mô hìnhnuôi lợn nạc trong điều kiện nông hộ quy mô nhỏ, ngoài các giải pháp về kỹ thuậtchăm sóc nuôi dưỡng, các giải pháp về nguồn giống chất lượng cao và tiêu thụ sảnphẩm cần phải được tính toán kỹ. Sử dụng củ và lá sắn KM94 ủ chua với tỷ lệ 20% trong khẩu phần thức ăn nuôilợn thịt F1 (ĐB x MC) đã không ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng (lô ĐC là 522g/ngày và lô TN 509 g/ngày), tiêu tốn thức ăn (lô ĐC 3,37 và lô TN 3,44 kg TĂ/kg TT)nhưng đã làm giảm chi phí thức ăn/kg tăng trọng là 8%. Kết quả này là cơ sở khoahọc để các hộ gia đình ở tỉnh Quảng Bình nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chungcó thể sử dụng củ sắn và tận dụng lá sắn KM 94 khi thu hoạch để nuôi lợn đưa lại hiệuquả kinh tế và góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với trồng trọt, chăn nuôi đã và đang đóng vai trò đáng kể trong kinh tế hộgia đình ở Quảng Bình. Trong những năm gần đây chăn nuôi ngày được chú trọng, đặcbiệt là chăn nuôi lợn. Nhằm tăng hiệu quả trong chăn nuôi lợn và đáp ứng nhu cầungày càng cao của thị trường về chất lượng thịt đòi hỏi công tác giống và thức ăn trongchăn nuôi ngày càng được coi trọng. Nhằm tăng tỷ lệ thịt nạc hiện nay, các giống lợnlai siêu nạc đã và đang được thử nghiệm và đưa vào sản xuất ở nhiều địa phương. Mặc dầu đã có những chủ trương và chính sách khuyến khích phát triển trongchăn nuôi, nhưng trong điều kiện sản xuất nông hộ ở Việt Nam nói chung và ở QuảngBình nói riêng cần thiết phải có những nghiên cứu để hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôihợp lý cho người nông dân. Một số giống lợn siêu nạc có những ưu điểm về chấtlượng thịt cao hơn các giống lợn địa phương và các giống lợn lai F1, nhưng trong điềukiện dinh dưỡng và chăm sóc nhất định, các giống lợn này có thể không phát huy đượcưu điểm của giống, đặc biệt là trong điều kiện chăn nuôi nông hộ hiện nay. Gần đây,các giống lợn thuần nhập ngoại, lợn 3/4 máu ngoại đang được thử nghiệm ở nhiều địaphương và ở nhiều nơi các giống lợn này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so vớicác giống lợn nuôi truyền thống (Phùng Thăng Long, 2004). Từ những kết quả đó,ngành nông nghiệp ở tỉnh Quảng Bình đang có kế hoạch phát triển đàn lợn lai, lợnngoại nhằm đẩy mạnh chất lượng thịt lợn trong chăn nuôi hiện nay của địa phương. Huyện Lệ Thủy, Quảng Bình có diện tích trồng sắn 957 ha, chủ yếu giống KM94 với năng suất củ 150 tạ/ha và năng suất lá 3-5 tấn/ha. Cây sắn không những cungcấp lương thực cho con người mà còn là nguồn thức ăn dồi dào cho chăn nuôi. Củ sắngiàu tinh bột (76,2-77,2%) nhưng nghèo protein (2,2-2,7%) đặc biệt là axit aminmethionine (0,0-0,6%) (Nguyễn Nghi và ctv, 1984). Ngược lại trong lá sắn rất giàuprotein (16,5-39,0%) nhưng hàm lượng độc tố HCN rất cao (Hoàng Văn Tiến, 1987).Do thời vụ thu hoạch sắn vào mùa mưa nên việc phơi khô bảo quản sắn gặp nhiều khókhăn, sắn dễ bị hư hỏng. Để khắc phục vấn đề này, phương pháp ủ chua là phươngpháp bảo quản thích hợp để bảo quản thời gian dài, giúp cho người chăn nuôi chủđộng thức ăn và giảm hàm lượng độc tố trong sắn. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Tìm hiểu khả năngnuôi lợn hướng nạc ở nông hộ và hiệu quả của việc sử dụng củ và lá sắn ủ trong chănnuôi ở tỉnh Quảng Bình”. II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng thí nghiệm Thí nghiệm 1: Khảo sát tăng trọng các giống lợn lai hướng nạc. Thí nghiệm trên 20 con lợn (10 con/1 tổ hợp lai) có trọng lượng trung bình20,83 kg/con được bố trí vào 05 hộ dân. Tất cả các hộ gia đình nuôi lợn được lựa chọntương đối đồng đều về điều kiện chuồng trại và được bố trí 04 con lợn/hộ trong đó có02 lợn tổ hợp lai F1(Landrace x Yorkshire) gọi tắt là F1(L x Y) và 02 lợn tổ hợp laiF2(Pietrain x (Yorkshire x Móng Cái)) gọi tắt là F2(PIE x (Y x MC)). Lợn được bố trí02 con cùng tổ hợp lai/ô chuồng nuôi. Thí nghiệm 2: Sử dụng củ và lá sắn ủ nuôi lợn Thí nghiệm được tiến hành trên 20 lợn lai F1 (Đại Bạch x Móng Cái) gọi tắt làF1(ĐB x MC) gồm 10 đực, 10 cái có trọng lượng 18 kg được nuôi ở 5 hộ gia đình.Mỗi hộ 4 con, chia làm 2 lô: Lô đối chứng (ĐC) và lô thí nghiệm (TN). 2.2. Vật liệu nghiên cứu Củ sắn được rửa sạch, nghiền mịn và để ở bóng râm khoảng 3 giờ, sau đó đemtrộn với 0,5% muối (khối lượng tươi) và nén chặt vào bao nylon, buộc kín. Lá sắnđược hái khi thu hoạch củ, cắt ngắn 2-3 cm, phơi héo trong bóng râm 24 giờ. Tiếp tụctrộn đều lá sắn với 5% cám và 0,5% muối (theo khối lượng tươi) và cho vào baonylon, nén chặt, buộc kín. 2.3. Thức ăn và n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: