Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG TRẦN NGUYÊN ĐÁN TRƯỚC THỜI CUỘC KHỦNG HOẢNG SUY TÀN QUA VĂN CHƯƠNG CỦA ÔNG(*)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 415.45 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,500 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ nửa thế kỉ XIV trở về sau, nhà Trần rơi vào cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc. Tư đồ Trần Nguyên Đán đã nêu lên nhiều tư tưởng qua văn chương của mình như tư tưởng về đất nước-nhân dân, tư tưởng về gia đình-dòng tộc, tư tưởng về ẩn dật-hành tàng…
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG TRẦN NGUYÊN ĐÁN TRƯỚC THỜI CUỘC KHỦNG HOẢNG SUY TÀN QUA VĂN CHƯƠNG CỦA ÔNG(*)" TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG TRẦN NGUYÊN ĐÁN TRƯỚC THỜI CUỘC KHỦNG HOẢNG SUY TÀN QUA VĂN CHƯƠNG CỦA ÔNG(*) STUDYING THE IDEOLOGY OF TRẦN NGUYÊN ĐÁN IN THE DECADENT PERIOD THROUGH HIS WORKS NGUYỄN HOÀNG THÂN Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng TÓM T ẮT Từ nửa thế kỉ XIV trở về sau, nhà Trần rơi vào cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc. Tư đồ Trần Nguyên Đán đã nêu lên nhiều tư tưởng qua văn chương của mình như tư tưởng về đất nước-nhân dân, tư tưởng về gia đình-dòng tộc, tư tưởng v ề ẩn dật-hành tàng… Mục đích bài viết này nhằm tìm hiểu những tư tưởng đó của ông, đóng góp một cái nhìn hoàn chỉnh và toàn diện về Trần Nguyên Đán mà xưa nay chưa được mọi người nghiên cứu sâu sắc. ABSTRACT From the middle of 14th century, the Tran dynasty fell into dramatic crisis in all aspects. Tran Nguyen Dan expressed a lot of ideas through his works such as the ideology about the land and people, family and lineage, seclusion and resignation. This article aims at discovering his ideologies, adding up to all-sided appreciation about Tran Nguyen Dan who has never been studied extensively before. Nhìn chung từ xưa đến nay, người ta nghiên cứu về văn học Trung đại Việt Nam hay nghiêncứu về văn học Lý Trần hoặc văn học thời Trần thường chủ yếu nghiên cứu về những tác phẩ m phả nánh thời đại hoàng kim, phản ánh xã hội tốt đẹp, phản ánh khí thế chống giặc giữ nước hào hùng; tráilại, những tác phẩ m phản ánh về thời cuộc khủng hoảng suy tàn thường ít được chú ý khai thác, tìmhiểu, nghiên cứu. Tác phẩm của Trần Nguyên Đán cũng thuộc trong số tác phẩm ít được nghiên cứuđến. Đọc tác phẩm của Trần Nguyên Đán, chúng ta thấy thơ văn ông chất chứa nhiều tâm trạngtrước thời cuộc khủng hoả ng suy tàn. Trần Nguyên Đán là một người thuộc dòng dõi quí tộc, đồngthời cũng là một người từng giữ những chức vụ quan trọng trong xã hội nhà Trần, vì vậy ông luônluôn quan tâm đến sự thịnh suy của quốc gia, sự tồn vong của dòng tộc. Mặt khác, Trần Nguyên Đáncũng có ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách, tư tưởng của Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi, đặc biệt làNguyễn Trãi - một vĩ nhân của dân tộc. Thế nhưng có rất ít tài liệu hoặc công trình chuyên khả onghiên cứu về tư tưởng, tâm trạng ưu thời mẫ n thế của ông. Chính vì vậ y chúng tôi chọn vấ n đề nàylàm vấn đề nghiên cứu của mình. Hiện nay, chúng ta rất khó xác định một cách chính xác tài liệu nào nói về Trần Nguyên Đán(cuộc đời và thơ văn) đầu tiên, bởi vì có một số tài liệu nói về Trần Nguyên Đán mà hiện nay chúng tacó trong tay vẫn chưa biết được thời gian cụ thể. Ngoài những tài liệu chưa có niên đại xác định ra,trong số các tài liệu biết thời gian cụ thể nói về Trần Nguyên Đán đầu tiên có lẽ là 清池光烈朱氏遺書Thanh Trì Quang Liệt Chu thị di thư do Chu Văn An soạn năm Khai Hựu 12 (1340), 清虛洞記 ThanhHư động kí (1384) của Nguyễn Phi Khanh, 崑山清虛洞碑銘 Côn Sơn Thanh Hư động bi minh, 題司徒陳元旦祠堂 Đề Tư đồ Trần Nguyên Đán từ đường của Trần Nghệ Tông, 冰壺遺事錄 Băng Hồ disự lục (1428) của Nguyễn Trãi, 越音詩集 Việt âm thi tập (1433) do Phan Phu Tiên biên tập, Lí TửTấn phê điểm, 南翁夢錄 Nam Ông mộng lục (Lê Trừng viết bài Tựa đề năm 1438), 大越史記全書Đại Việt sử kí toàn thư (1697), 公余捷記 Công dư tiệp kí (1755) của Vũ Phương Đề, 全越詩錄 ToànViệt thi lục (1768) của Lê Quí Đôn, 御制越史總詠 Ngự chế Việt sử tổng vịnh (1874) của Tự Đức. Vàcó lẽ tài liệu chữ Hán sau cùng có nhắc về Trần Nguyên Đán là tác phẩm 越南國史考 Việt Nam quốcsử khảo (1908) của Phan Bội Châu.(?) Các tài liệu viết về Trần Nguyên Đán bằng chữ Quốc ngữ có Việt Nam sử lược (1920) củaTrần Trọng Kim, Nguyễn Trãi (1941) của Ngô Văn Triện, Lược truyện các tác gia Việt Nam (1971)của Trần Văn Giáp, Thơ văn Lý Trần (1978) của Viện Văn học...1 Nhìn chung, các tài liệu trên chỉ điểm sơ lược về cuộc đời và thơ văn của Trần Nguyên Đán,chưa có một tài liệu nào đi sâu khảo cứu về ông, đặc biệt là chưa có một công trình nào chuyên khả ovề tư tưởng, tâm trạng của ông trước thời cuộc bấy giờ. 1. Sơ lược hoàn cảnh lịch sử thời Trần Nguyên Đán Tìm lại trong sử sách, chúng ta có thể nói ngay rằng thời kì lịch sử mà Trần Nguyên Đán từlúc sinh ra cho đến lúc qua đời là thời kì nhà Trần đang rơi vào tình trạng khủng hoảng suy tàn. Nạ nmất mùa, đói kém xảy ra liên tiếp do bão to, lụt lớn, vỡ đê, hạn hán2 bởi chính quyền nhà Trần khôngcòn chăm lo đến thuỷ lợi, đê điều và các chính sách khuyến nông tích cực khác; quan trọng hơn là dogiai cấp thống trị tăng cường vơ vét tiền của, thóc gạo của nhân dân. Trong một số bài thơ gửi tặngnhạc phụ, Nguyễn Phi Khanh đã nói lên nỗi khổ của nhân dân trong cảnh đói kém, mất mùa mà lại cònbị tham qua ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: