![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Báo cáo nghiên cứu khoa học: TỪ XƯNG HÔ TRONG DỊCH THUẬT
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 320.96 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong bất kỳ một hành vi giao tiếp nào xưng hô là hiện tượng không thể tránh được. Hình thái xưng hô không những chỉ đóng vai trò quan trọng trong các tài liệu khoa học, pháp lý và thương mại mà còn thực hiện các chức năng ngữ dụng. Hầu như bất kỳ người Việt Nam học tiếng Anh nào cũng gặp phải một số khó khăn khi nói, viết, dịch hệ thống xưng hô từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Bài viết này đề cập đến hình thái xưng hô Anh Việt và phân tích các khía...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TỪ XƯNG HÔ TRONG DỊCH THUẬT" TỪ XƯNG HÔ TRONG DỊCH THUẬT ADDRESS FORMS IN TRANSLATION PHẠM THÀNH VINH Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM T ẮT Trong bất kỳ một hành vi giao tiếp nào xưng hô là hiện tượng không thể tránh được. Hình thái xưng hô không những chỉ đóng vai trò quan trọng trong các tài liệu khoa học, pháp lý và thương mại mà còn thực hiện các chức năng ngữ dụng. Hầu như bất kỳ người Việt Nam học tiếng Anh nào cũng gặp phải một số khó khăn khi nói, viết, dịch hệ thống x ưng hô từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Bài viết này đề cập đến hình thái xưng hô Anh Việt và phân tích các khía cạnh dụng học để dịch từ xưng hô. ABSTRACT In any act of communication, addressing is, so to speak, unavoidable. Address forms not only play an important role in scientific, legal and commercial documents but also perform pragmatic functions. It can be said that, any Vietnamese learners of English have some difficulties in speaking, rendering address forms from English into Vietnamese. The paper refers to a contrastive analysis of English - Vietnamese address forms and analyses some pragmatic aspects in translating these forms. 1. Đặt vấn đề Hình thái xưng hô hay từ xưng hô có thể nói không thể thiếu được trong bất kỳ một hành động giao tiếp nào, nhưng tại sao khi dịch từ xưng hô từ một ngôn ngữ gốc (source language) như tiếng Anh sang một ngôn ngữ đích (target language) như tiếng Việt và ngược lại, hầu hết những người học tiếng Anh đều gặp phải những khó khăn không nhỏ? Chúng tôi xin đề cập đến một số khó khăn khi: 1.1. Dịch đại từ nhân xưng Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh khá đơn giản, chỉ gồm I, you, he, she, they, we, it và các biến thể của chúng về ngôi, giống, cách: me, you, him, her... Ngôi thứ nhất và hai (I - you) vốn được sử dụng rất rộng rãi khi nói cũng như viết với bất cứ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính, vị thế xã hội, quan hệ giữa người nói và người nghe, nhưng khi chuyển sang tiếng Việt thì người dịch phải cân nhắc giữa nhiều lựa chọn và phải chọn đúng trong khi sử dụng các danh xưng. Chúng ta hãy xem xét ví dụ sau được trích từ [6]. Hai nhân vật trong hội thoại này là một cô gái trẻ, Jane và một người đàn ông hơn Jane 20 tuổi, ông Rochester. Rochester: “I love you. You, small and poor and plain, I ask you to marry me!” Jane: “You want to marry me, I cried, almost beginning to believe him. But I have no friends, no money, no family” Rochester: Tôi yêu em! Em, một người con gái nhỏ bé, nghèo và giản dị, Tôi muốn hỏi cưới em!” Jane: “Ông muốn cưới em ? Tôi nói đầy vẻ ngạc nhiên và tôi bắt đầu cảm thấy tin ông. Nhưng em không có bạn bè, không có tiền bạc và cũng không có gia đình.” 1.2. Dịch tên riêng Ở phương Tây người ta chỉ đơn giản dùng tên của các nhân vật được đề cập mà không có bất cứ hàm ý nào. Trong các bản Kinh thánh tiếng Anh, người ta chỉ viết Jesus hay Jesus Christ hay Christ nhưng trong bản tiếng Việt, văn hoá Việt không chấp nhận chỉ viết cái tên như thế. Trong gia đình người phương Tây có thói quen gọi bố, mẹ, người lớn tuổi hơn bằng tên riêng, điều này vốn không phù hợp với nền văn hoá Á Đông như Việt Nam, nếu không cẩn thận người dịch có thể gây những hiểu nhầm tai hại. Chúng ta còn phải kể đến những trường hợp đặc biệt như xưng hô trong tôn giáo: Ví dụ: - Một người xuất gia còn ít tuổi đời có thể nào gọi một người tại gia nhiều tuổi (trên 60 chẳng hạn) bằng “con” được chăng, dù rằng vị tại gia cao niên đó xưng là “con” với người xuất gia? - Xưng hô trong Hoàng tộc cũng gây không ít khó khăn khi biên dịch một số tác phẩm, ví dụ: khi nào thì dịch là trẫm khi nào dịch là quả nhân? Trong bối cảnh Việt Nam đang chuẩn bị để đón nhiều đối tác đến đầu tư, rất nhiều người cần học tiếng Việt và tìm hiểu về Văn hoá Việt Nam, bài viết này nhằm mục đích phân tích và đưa ra một số giải pháp cần thiết để giải quyết phần nào khó khăn trên. 2. Từ xưng hô với dịch thuật Xin mở đầu bài viết này bắng ý kiến của nhà ngôn ngữ học Đỗ Hữu Châu [3]: Chuyển dịch từ xưng hô của các ngôn ngữ Ấn - Âu sang tiếng Việt quả là một điều khó khăn. Tác giả Nguyễn Văn Chiến [4] cho rằng Nếu coi tiếng Việt là ngôn ngữ phiên dịch (ngôn ngữ đích) để chuyển dịch các ngôn ngữ khác qua nó thì lớp từ xưng hô của tiếng Việt là một hiện tượng gây ra nhiều chuyện rắc rối.... Từ các nhận định này, ta thấy rằng hệ thống từ xưng hô ở mỗi ngôn ngữ vốn dĩ đã phức tạp lại càng phức tạp hơn khi chuyển sang một ngôn ngữ khác. Vậy từ xưng hô là gì? 2.1. Định nghĩa về từ xưng hô Trước hết, theo tác giả Nguyễn Văn Khang [7], xưng hô là lớp từ dùng để chỉ tự gọi tên mình (xưng) và gọi tên người khác (hô) khi giao tiếp. Nói đến xưng hô ta không thể không nói đến khái niệm đại từ nhân xưng, vốn là cái lõi của các dạng thức xưng hô, xuất phát từ chức năng trỏ ngôi (chỉ xuất) về người, từ điển Longman [9] cho chúng ta định nghĩa về đại nhân xưng: Đó là một hệ thống đại từ biểu thị một phạm trù ngữ pháp của Ngôi (person), mà hệ thống các từ này ở trong tiếng Anh được tạo bởi một loạt các hình thái từ đơn giản I, you, she, it, they và các biến thể như me, mine, yours, him, his…. Định nghĩa trên khẳng định rằng khi nói đến hình thái xưng hô phải nói đến đại từ nhân xưng, có nghĩa là nhấn mạnh chức năng trỏ ngôi, thường được gọi là phạm trù ngữ pháp ngôi. 2.2. Các nghiên cứu liên quan đến việc dịch từ xưng hô Liên quan đến việc dịch từ xưng hô tác giả Nguyễn Việt Tiến [8] đã chỉ nêu ra một số khó khăn mà người dịch gặp phải trong quá trình dịch từ Việt sang Pháp và ngược lại, ông cũng đề xuất hướng dịch dụng học về từ xưng hô nhưng chưa đề xuất một giải pháp cụ thể. Nguyễn Phước Vĩnh Cố [5 ] đề nghị ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TỪ XƯNG HÔ TRONG DỊCH THUẬT" TỪ XƯNG HÔ TRONG DỊCH THUẬT ADDRESS FORMS IN TRANSLATION PHẠM THÀNH VINH Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM T ẮT Trong bất kỳ một hành vi giao tiếp nào xưng hô là hiện tượng không thể tránh được. Hình thái xưng hô không những chỉ đóng vai trò quan trọng trong các tài liệu khoa học, pháp lý và thương mại mà còn thực hiện các chức năng ngữ dụng. Hầu như bất kỳ người Việt Nam học tiếng Anh nào cũng gặp phải một số khó khăn khi nói, viết, dịch hệ thống x ưng hô từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Bài viết này đề cập đến hình thái xưng hô Anh Việt và phân tích các khía cạnh dụng học để dịch từ xưng hô. ABSTRACT In any act of communication, addressing is, so to speak, unavoidable. Address forms not only play an important role in scientific, legal and commercial documents but also perform pragmatic functions. It can be said that, any Vietnamese learners of English have some difficulties in speaking, rendering address forms from English into Vietnamese. The paper refers to a contrastive analysis of English - Vietnamese address forms and analyses some pragmatic aspects in translating these forms. 1. Đặt vấn đề Hình thái xưng hô hay từ xưng hô có thể nói không thể thiếu được trong bất kỳ một hành động giao tiếp nào, nhưng tại sao khi dịch từ xưng hô từ một ngôn ngữ gốc (source language) như tiếng Anh sang một ngôn ngữ đích (target language) như tiếng Việt và ngược lại, hầu hết những người học tiếng Anh đều gặp phải những khó khăn không nhỏ? Chúng tôi xin đề cập đến một số khó khăn khi: 1.1. Dịch đại từ nhân xưng Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh khá đơn giản, chỉ gồm I, you, he, she, they, we, it và các biến thể của chúng về ngôi, giống, cách: me, you, him, her... Ngôi thứ nhất và hai (I - you) vốn được sử dụng rất rộng rãi khi nói cũng như viết với bất cứ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính, vị thế xã hội, quan hệ giữa người nói và người nghe, nhưng khi chuyển sang tiếng Việt thì người dịch phải cân nhắc giữa nhiều lựa chọn và phải chọn đúng trong khi sử dụng các danh xưng. Chúng ta hãy xem xét ví dụ sau được trích từ [6]. Hai nhân vật trong hội thoại này là một cô gái trẻ, Jane và một người đàn ông hơn Jane 20 tuổi, ông Rochester. Rochester: “I love you. You, small and poor and plain, I ask you to marry me!” Jane: “You want to marry me, I cried, almost beginning to believe him. But I have no friends, no money, no family” Rochester: Tôi yêu em! Em, một người con gái nhỏ bé, nghèo và giản dị, Tôi muốn hỏi cưới em!” Jane: “Ông muốn cưới em ? Tôi nói đầy vẻ ngạc nhiên và tôi bắt đầu cảm thấy tin ông. Nhưng em không có bạn bè, không có tiền bạc và cũng không có gia đình.” 1.2. Dịch tên riêng Ở phương Tây người ta chỉ đơn giản dùng tên của các nhân vật được đề cập mà không có bất cứ hàm ý nào. Trong các bản Kinh thánh tiếng Anh, người ta chỉ viết Jesus hay Jesus Christ hay Christ nhưng trong bản tiếng Việt, văn hoá Việt không chấp nhận chỉ viết cái tên như thế. Trong gia đình người phương Tây có thói quen gọi bố, mẹ, người lớn tuổi hơn bằng tên riêng, điều này vốn không phù hợp với nền văn hoá Á Đông như Việt Nam, nếu không cẩn thận người dịch có thể gây những hiểu nhầm tai hại. Chúng ta còn phải kể đến những trường hợp đặc biệt như xưng hô trong tôn giáo: Ví dụ: - Một người xuất gia còn ít tuổi đời có thể nào gọi một người tại gia nhiều tuổi (trên 60 chẳng hạn) bằng “con” được chăng, dù rằng vị tại gia cao niên đó xưng là “con” với người xuất gia? - Xưng hô trong Hoàng tộc cũng gây không ít khó khăn khi biên dịch một số tác phẩm, ví dụ: khi nào thì dịch là trẫm khi nào dịch là quả nhân? Trong bối cảnh Việt Nam đang chuẩn bị để đón nhiều đối tác đến đầu tư, rất nhiều người cần học tiếng Việt và tìm hiểu về Văn hoá Việt Nam, bài viết này nhằm mục đích phân tích và đưa ra một số giải pháp cần thiết để giải quyết phần nào khó khăn trên. 2. Từ xưng hô với dịch thuật Xin mở đầu bài viết này bắng ý kiến của nhà ngôn ngữ học Đỗ Hữu Châu [3]: Chuyển dịch từ xưng hô của các ngôn ngữ Ấn - Âu sang tiếng Việt quả là một điều khó khăn. Tác giả Nguyễn Văn Chiến [4] cho rằng Nếu coi tiếng Việt là ngôn ngữ phiên dịch (ngôn ngữ đích) để chuyển dịch các ngôn ngữ khác qua nó thì lớp từ xưng hô của tiếng Việt là một hiện tượng gây ra nhiều chuyện rắc rối.... Từ các nhận định này, ta thấy rằng hệ thống từ xưng hô ở mỗi ngôn ngữ vốn dĩ đã phức tạp lại càng phức tạp hơn khi chuyển sang một ngôn ngữ khác. Vậy từ xưng hô là gì? 2.1. Định nghĩa về từ xưng hô Trước hết, theo tác giả Nguyễn Văn Khang [7], xưng hô là lớp từ dùng để chỉ tự gọi tên mình (xưng) và gọi tên người khác (hô) khi giao tiếp. Nói đến xưng hô ta không thể không nói đến khái niệm đại từ nhân xưng, vốn là cái lõi của các dạng thức xưng hô, xuất phát từ chức năng trỏ ngôi (chỉ xuất) về người, từ điển Longman [9] cho chúng ta định nghĩa về đại nhân xưng: Đó là một hệ thống đại từ biểu thị một phạm trù ngữ pháp của Ngôi (person), mà hệ thống các từ này ở trong tiếng Anh được tạo bởi một loạt các hình thái từ đơn giản I, you, she, it, they và các biến thể như me, mine, yours, him, his…. Định nghĩa trên khẳng định rằng khi nói đến hình thái xưng hô phải nói đến đại từ nhân xưng, có nghĩa là nhấn mạnh chức năng trỏ ngôi, thường được gọi là phạm trù ngữ pháp ngôi. 2.2. Các nghiên cứu liên quan đến việc dịch từ xưng hô Liên quan đến việc dịch từ xưng hô tác giả Nguyễn Việt Tiến [8] đã chỉ nêu ra một số khó khăn mà người dịch gặp phải trong quá trình dịch từ Việt sang Pháp và ngược lại, ông cũng đề xuất hướng dịch dụng học về từ xưng hô nhưng chưa đề xuất một giải pháp cụ thể. Nguyễn Phước Vĩnh Cố [5 ] đề nghị ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
trình bày báo cáo báo cáo ngành kỹ thuật cách trình bày báo cáo báo cáo ngành nông nghiệp báo cáo ngành tin họcTài liệu liên quan:
-
HƯỚNG DẪN THỰC TẬP VÀ VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
18 trang 361 0 0 -
Hướng dẫn trình bày báo cáo thực tập chuyên ngành
14 trang 297 0 0 -
Hướng dẫn thực tập tốt nghiệp dành cho sinh viên đại học Ngành quản trị kinh doanh
20 trang 248 0 0 -
Đồ án: Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn - Bình Định
54 trang 223 0 0 -
23 trang 216 0 0
-
40 trang 201 0 0
-
BÁO CÁO IPM: MÔ HÌNH '1 PHẢI 5 GIẢM' - HIỆN TRẠNG VÀ KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
33 trang 192 0 0 -
8 trang 191 0 0
-
Báo cáo môn học vi xử lý: Khai thác phần mềm Proteus trong mô phỏng điều khiển
33 trang 187 0 0 -
Tiểu luận Nội dung và bản ý nghĩa di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
22 trang 178 0 0