Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: ỨNG DỤNG GIS SẮP XẾP LẠI HỆ THỐNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HUẾ

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 454.14 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những năm gần đây, thành phố Huế đã có nhiều bước tiến trong công tác quản lý chất thải rắn. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn đạt 95% trên toàn thành phố. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy hệ thống thu gom chất thải rắn tồn tại một số bất cập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG GIS SẮP XẾP LẠI HỆ THỐNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HUẾ"TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 59, 2010 ỨNG DỤNG GIS SẮP XẾP LẠI HỆ THỐNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HUẾ Nguyễn Tiến Hoàng, Lê Bảo Tuấn Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Lê Văn Thăng Viện Tài nguyên Môi trường và Công nghệ sinh học, Đại học Huế TÓM TẮT Trong những năm gần đây, thành phố Huế đã có nhiều bước tiến trong công tác quản lýchất thải rắn. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn đạt 95% trên toàn thành phố. Tuy nhiên, thực tiễn chothấy hệ thống thu gom chất thải rắn tồn tại một số bất cập. Hình thức thu gom chủ yếu mangtính thủ công, hệ thống thùng rác hoạt động chưa đạt hiệu quả cao. Công tác quản lý thiếu côngcụ hiện đại hỗ trợ. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài nghiên cứu hai vấn đề: xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về hệthống thu gom chất thải rắn và ứng dụng công nghệ GIS thử nghiệm sắp xếp lại hệ thống thùngrác trên địa bàn nghiên cứu. Cơ sở dữ liệu GIS đề tài xây dựng là cơ sở để đánh giá hiện trạnghệ thống thu gom chất thải rắn và cung cấp dữ liệu, quy trình để nâng cao công tác quản lý chấtthải rắn bằng công nghệ GIS tại thành phố Huế. Từ khóa: buffer, chất thải rắn, GIS.1. Mở đầu Với vị thế là một thành phố di sản, thành phố Festival, trung tâm du lịch của cảnước, công tác bảo vệ môi trường được ưu tiên hàng đầu ở đô thị Huế. Trong nhữngnăm gần đây, thành phố ngày càng mở rộng về quy mô và dân số tiếp tục tăng nhanh(khoảng 1,2%/năm). Cùng với đó, lượng chất thải rắn phát sinh tăng trung bình từ 8 –10% mỗi năm. Thành phố đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và vận hành hệ thốngthu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn đạt 95% trêntoàn địa bàn [1]. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển của thành phố, hệ thống thu gom vàquản lý chất thải rắn vẫn tồn tại một số bất cập như hình thức thủ công, thời gian thugom kéo dài. Đặc biệt trong thời đại khoa học kĩ thuật hiện đại, việc áp dụng công nghệGIS vào công tác quản lý chất thải rắn là một bước đi cần thiết để nâng cao hiệu quảquản lý hệ thống thu gom chất thải rắn. Do giới hạn về mặt thời gian, phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ là khu vực Namsông Hương của thành phố Huế gồm 9 phường thuộc khu vực thành thị và 3 xã ở khuvực nông thôn. 492. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Cơ sở dữ liệu GIS về hệ thống thu gom chất thải rắn tại thành phố Huế gồm 3thành phần: hệ thống thùng rác, các bãi xe gom và các điểm hẹn tập kết rác. Mỗi thànhphần được tích hợp hai loại dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. 2.1. Dữ liệu không gian Dữ liệu không gian được xác định bằng máy định vị Garmin GPS eTrex. Dữ liệumáy định vị cung cấp bao gồm tọa độ địa lý và cao độ của đối tượng nghiên cứu. Tronggiới hạn nghiên cứu của đề tài, dữ liệu không gian chỉ bao gồm tọa độ địa lý của các đốitượng: thùng rác, bãi xe gom và điểm hẹn. Tọa độ địa lý xác định theo hệ quy chiếu trắcđịa WGS84 (World Geodetic System), lưới chiếu tọa độ phẳng UTM (UniversalTransverse Mercator). Tuy nhiên, cao độ của đối tượng có thể sử dụng cho các mục đíchkhác như dự báo tình trạng ngập nước của hệ thống thu gom chất thải rắn trong mùa lũ. 2.2. Dữ liệu thuộc tính Dữ liệu thuộc tính được thu thập bằng các phương pháp quan sát, điều tra, đođạc và thu thập tài liệu. Đề tài sửdụng phần mềm MapInfo 8.0 đểquản lý dữ liệu bằng cách tích hợpcác dữ liệu thuộc tính này vào cácđối tượng bản đồ tương ứng. Dữ liệuthuộc tính có hai loại: loại khôngthay đổi theo thời gian (thể tích, màusắc, loại thùng, loại xe, tình trạngthùng…) và loại thay đổi theo thờigian (lượng rác thu gom). Dữ liệuthuộc tính của đề tài được lưu trữ,quản lý bằng phần mềm MapInfo 8.0dưới dạng bảng. 2.3. Xây dựng bản đồ hệthống thu gom chất thải rắn Các bản đồ địa lý thôngthường và bản đồ GIS đều được xâydựng theo một quy trình nhất định.Đề tài sử dụng phần mềm MapInfođể biên tập nội dung bản đồ [3]. Quy Hình 1. Quy trình xây dựng bản đồ hệ thốngtrình xây dựng bản đồ hệ thống thu thu gom chất thải rắngom chất thải rắn tại thành phố Huếđược trình bày trong Hình 1. 50 Phạm vi ứng dụng của bản đồ: - Đánh giá hiện trạng hệ thống thu gom chất thải rắn tại khu vực Nam sôngHương, thành phố Huế. - Cung cấp cơ sở dữ liệu cho công tác quản lý chất thải rắn. - Hình thành một hệ thống mở để cập nhật và biến đổi dữ liệu, phân tích khônggian, trợ giúp các quyết định quản lý và quy hoạch hệ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: