Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: Vai trò của pháp luật kinh tế trong việc bảo đảm quyền tự do kinh doanh

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 187.92 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Pháp luật kinh tế thể chế hóa những đòi hỏi của quyền tự do kinh doanh Tự do kinh doanh về thực chất là khả năng của chủ thể được thực hiện những hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ kinh doanh dưới những hình thức thích hợp với khả năng vốn, khả năng quản lý của mình nhằm thu lợi nhuận.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Vai trò của pháp luật kinh tế trong việc bảo đảm quyền tự do kinh doanh" Vai trò của pháp luật kinh tế trong việc bảo đảm quyền tự do kinh doanh BÙI NGỌC CƯỜNG TS, Khoa Pháp luật kinh tế ĐH Luật Hà Nội1. Pháp luật kinh tế thể chế hóa những đòi hỏi củaquyền tự do kinh doanhTự do kinh doanh về thực chất là khả năng của chủthể được thực hiện những hoạt động sản xuất, tiêu thụsản phẩm, cung cấp dịch vụ kinh doanh dưới nhữnghình thức thích hợp với khả năng vốn, khả năng quảnlý của mình nhằm thu lợi nhuận. Tuy nhiên, khả năngnày có được đảm bảo thực hiện hay không và cơ sởnào để bảo đảm thực hiện nó là điều có ý nghĩa quantrọng. Chắc chắn trong bất cứ nền kinh tế hàng hóanào cũng không thiếu các chủ thể muốn được kinhdoanh một cách tự do. Ngay cả trong nền kinh tế kếhoạch tập trung của chúng ta trước đây cũng cókhông ít người muốn tham gia vào quá trình sản xuất,tiêu thụ sản phẩm hay cung cấp dịch vụ nhằm thu lợinhuận. Tuy nhiên, trong các xã hội khác nhau thì mứcđộ đảm bảo việc thực hiện nhu cầu này lại rất khácnhau. Điều này tùy thuộc vào hệ thống pháp luật vàkhả năng của các cơ quan nhà nước trong việc thựcthi pháp luật, đặc biệt là những lĩnh vực có liên quantrực tiếp đến tự do kinh doanh. Rõ ràng, hệ thốngpháp luật của quốc gia có ý nghĩa cực kỳ quan trọngtrong việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh. Sự khácnhau về tính toàn diện, tính hiệu quả của hệ thốngpháp luật là một trong những nhân tố quyết định chosự phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Thôngthường, những nơi có hệ thống pháp luật minh bạch,có hiệu lực là những nơi có thể thu hút được cácnguồn đầu tư cho sự phát triển kinh tế. Vậy, điều gìẩn trong mối liên hệ giữa quyền tự do kinh doanh vàpháp luật nói chung và pháp luật kinh tế nói riêng?Muốn trả lời câu hỏi này, cần phải xác định vai tròđặc biệt của pháp luật trong việc khẳng định tự dokinh doanh và mối liên hệ giữa pháp luật với các đòihỏi của tự do kinh doanh.Thứ nhất, pháp luật có vai trò đặc biệt đối với tự dokinh doanh vì nó biến nhu cầu kinh doanh thành mộtquyền pháp định và thậm chí cao hơn, là quyền Hiếnđịnh. Nhu cầu kinh doanh là một nhu cầu mang tínhxã hội. Vì vậy, biến nhu cầu xã hội này thành quyềnHiến định hay pháp định là tiền đề thực hiện tự dokinh doanh. Như chúng ta đã thấy, ngay cả trong nềnkinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây, sự tồn tạinhu cầu tự do kinh doanh là điều không thể phủ nhận,mặc dù sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất lúc đó rấtbị hạn chế và phân biệt đối xử. Tuy nhiên, do nhữnglý do khác nhau, tự do kinh doanh không được phápluật công nhận và thực tế nó không tồn tại. Trong cácvăn bản pháp luật cũng như các văn kiện chính thứccủa Đảng và Nhà nước ta lúc đó khó có thể tìm thấykhái niệm tự do kinh doanh, tự do sở hữu tư liệu sảnxuất. Khó có thể có sự tồn tại kinh doanh đối với cánhân khi sở hữu về tư liệu sản xuất chỉ được áp dụngđối với một số hộ kinh doanh cá thể, quy mô khônglớn. Ngay cả những chủ thể được phép kinh doanh vàđược Nhà nước ưu tiên và khuyến khích như xínghiệp quốc doanh (nay gọi là doanh nghiệp nhànước) cũng không hoàn toàn được tự do kinh doanh.Những chỉ tiêu kế hoạch ràng buộc doanh nghiệp trênmọi lĩnh vực như lao động, tiền lương, vật tư, tiêu thụv.v… đã biến doanh nghiệp thành một cỗ máy thựchiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Như vậy,pháp luật kinh tế trong mối liên hệ với quyền tự dokinh doanh đã đóng vai trò khai phá, dọn đường. Nếukhông biến tự do kinh doanh thành một quyền luậtđịnh của công dân thì khó có thể nói biến nó thànhhiện thực cuộc sống.Thứ hai, pháp luật thể chế hóa các đòi hỏi của tự dokinh doanh. Như chúng ta biết, tự do kinh doanh cónhững đòi hỏi riêng của nó. Kinh doanh là hành vimang tính xã hội hóa cao của chủ thể. Muốn thựchiện hành vi này, chủ thể cần phải có những điều kiệnkhách quan và chủ quan nhất định. Khác với nhiềuhành vi đơn giản khác, kinh doanh hàm chứa nhữngđòi hỏi phong phú, đa dạng và dưới nhiều phươngdiện khác nhau. Khó có thể liệt kê hết tất cả nhữngđòi hỏi này nên trong phạm vi của bài này, chúng tôichỉ phân tích những đòi hỏi cơ bản mà pháp luật cầnthể chế hóa để quyền tự do kinh doanh được thựchiện trong cuộc sống.- Đòi hỏi thứ nhất là đòi hỏi mang tính chất tiền đềvật chất – đó là quyền sở hữu, đặc biệt là quyền sởhữu đối với tư liệu sản xuất. Muốn kinh doanh thìphải có vốn và tài sản. Không ai kinh doanh lạikhông có trong tay mình những điều kiện tối thiểuđó. Về chủ quan, chủ thể phải có tư liệu sản xuất, cóvốn và có quyền định đoạt đối với những tài sản này.Pháp luật phải khẳng định địa vị chủ sở hữu về tưliệu sản xuất nếu muốn để cho các công dân và tổchức thực sử được hưởng quyền tự do kinh doanh.Về khách quan, các chủ sở hữu phải được các thànhviên khác trong xã hội thừa nhận, tôn trọng. Sự thừanhận và tôn trọng này là điều kiện cần thiết để chủthể sở hữu tham gia các quan hệ pháp luật khác cầnt ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: