Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: VẤN ĐỀ HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH TRONG QUAN NIỆM VÀ NGHI LỄ PHẬT GIÁO HUẾ

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 256.39 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vấn đề hôn nhân và gia đình tưởng chừng như là một vấn đề bình thường trong sự phát triển tự nhiên của xã hội loài người. Nhưng khi đặt nó trong quan niệm và nghi lễ Phật giáo thì nó đã chuyển sang một hình thức khác liên quan đến tôn giáo và tâm linh trước sự biến chuyển tâm lý, giá trị chuẩn mực đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của con người trong xã hội Á Đông, vốn mang nhiều ý thức hệ Nho giáo trong quan niệm về hôn nhân – gia đình. Từ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " VẤN ĐỀ HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH TRONG QUAN NIỆM VÀ NGHI LỄ PHẬT GIÁO HUẾ"TAÛP CHÊ KHOA HOÜC, Âaûi hoüc Huãú, Säú 47, 2008 VẤN ĐỀ HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH TRONG QUAN NIỆM VÀ NGHI LỄ PHẬT GIÁO HUẾ Lê Thọ Quốc Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Vấn đề hôn nhân và gia đình tưởng chừng như là một vấn đề bình thường trong sự pháttriển tự nhiên của xã hội loài người. Nhưng khi đặt nó trong quan niệm và nghi lễ Phật giáo thìnó đã chuyển sang một hình thức khác liên quan đến tôn giáo và tâm linh trước sự biến chuyểntâm lý, giá trị chuẩn mực đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của con người trong xã hội ÁĐông, vốn mang nhiều ý thức hệ Nho giáo trong quan niệm về hôn nhân – gia đình. Từ những ghi nhận qua kinh điển, chúng ta sẽ thấy được Phật giáo nhìn nhận hôn nhân –gia đình như thế nào? Và những quan niệm đó, Phật giáo Huế đã thể hiện như thế nào trong cáchthức tổ chức lễ nghi, nhằm chuyển hóa những ý nghĩa mà nó đem lại cho người Phật tử trướcthực trạng xã hội hiện đại với nhiều sự đổ vỡ gia đình do ly hôn, bạo hành gia đình, tệ nạn xãhội,… Phật giáo luôn luôn đặt gia đình làm nền tảng cho sự phát triển của xã hội, dựa trên cácgiá trị chuẩn mực đạo đức của con người, thiết chế văn hóa gia đình truyền thống, bổn phận vàquan hệ vợ chồng chung thủy,… mà còn đó là một quy phạm pháp luật đủ mức răn đe, giáo dụcnhằm hạn chế ly hôn, bạo lực gia đình,… mà xã hội đang ngày càng phải đối mặt. Đồng thờithông qua lễ thức Phật giáo để thể hiện sự gắn kết giữa đời và đạo, theo đúng thuần phong mỹtục và luật hôn nhân gia đình của người Việt Nam. 1. Dẫn nhập Không chỉ một số tôn giáo lớn của thế giới như Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, ẤnĐộ giáo… mà còn một vài tôn giáo khác xuất hiện muộn hơn ở nước ta như Cao Đài,Hòa Hảo… đều có nghi thức làm lễ kết hôn cho tín đồ. Xuất phát từ những quan niệmkhá riêng biệt, mỗi tôn giáo có những cách thức hành lễ riêng phù hợp với tôn giáo củamình. Và tuỳ thuộc vào phong tục tập quán, chuẩn mực đạo đức, pháp luật,… của từngvùng, mỗi một tôn giáo đều có những điều chỉnh thích ứng nhằm hướng tín đồ theo địnhchế, tôn chỉ của mình. Thực ra, trong nghi lễ Phật giáo hoàn toàn không đề cập đến nghi thức hay thủ tục đểđiều hành một buổi hôn lễ tại chùa. Có chăng chỉ đơn thuần sự hiện diện của các vị Tăng cùngnhững lời chúc phúc và thuyết giảng về ý nghĩa của hôn nhân, bổn phận vợ chồng cho đôi trẻ.“Các sư Phật giáo không hành lễ trong đám cưới, vì sự cưới hỏi là một lẽ không phù hợp vớinếp sống độc thân của các bậc xuất gia. Nhưng nếu muốn cho nó có đôi chút danh tánh tôngiáo, người ta thường mời các bạn thanh niên nam nữ Phật tử đến tụng những bài kệ chúclành. Các bậc xuất gia không bao giờ tham dự lễ cưới. Tuy nhiên, trước hoặc sau đôi ba ngày,gia chủ thường tổ chức lễ trai tăng cúng dường đến các bậc phẩm hạnh và trong dịp ấy một vịsư đứng ra giảng một thời pháp, nhắc lại những lời huấn từ của đức Phật và khuyên đôi tânhôn hãy chung sống thuận hòa hầu lo xây đắp hạnh phúc gia đình ” (Walpola Rahula, 1965).Vì khi thực hiện nghi lễ này, theo quan niệm của Phật giáo sẽ khơi dậy dục vọng thế gian, làmlay động tâm niệm “diệt dục” trong chúng tăng trên bước đường tu học. Tuy vậy, tr ên tinh thần nhập thế, “tùy duyên” hoá độ, Phật giáo Huế thuận theonhu cầu của tín đồ, đồng thời hướng tín đồ của mình đến với niềm tin tôn giáo, cácchùa Huế đã vận dụng những lời dạy của Đức Phật làm phương tiện để t ổ chức nghit hức cầu an “Hằng thuận” cho những đám c ưới của tín đồ, nhân đó khuyến hoá theot inh thần Phật giáo. 2. Từ những ghi nhận qua kinh điển… Phật giáo với tinh thần nhập thế, bình đẳng, từ bi là phương tiện để hòa nhập vớixã hội. Khi còn tại thế, Thích Ca Mâu Ni vẫn xem hôn nhân - gia đình là một cách thểhiện đúng nghĩa của con người về hiếu đạo, nghĩa vụ của họ trong xã hội và nghĩa vụ đóđược cụ thể bằng những hành động, việc làm. Mỗi người khi trưởng thành, lập gia đìnhcó nhiều mối quan hệ ràng buộc về nhân sinh, luân lý, đạo đức đối với chính mình và thanhân. Làm tròn bổn phận của người chồng và người vợ cũng được Phật nói khá nhiềutrong các kinh điển, bài thuyết giảng cho chúng đệ tử. Trong những kinh điển và các bài thuyết giảng về hôn nhân gia đình, chủ yếu tậptrung vào các vấn đề như: Bổn phận của vợ, chồng, cha, con; quan hệ xã hội; vấn đề hiếuđạo, luân lý. Có thể thấy rằng, t ình yêu và hôn nhân là việc rất thường t ình của mỗi con ngườisống trong xã hội và nó hạnh phúc, tốt đẹp hay d ang dở là tùy thuộc vào người sở hữu,tạo dựng nó. Trong kinh Đại Bảo Tích, đức Phật đã nhận định: “Nếu một người đàn ôngcó thể tìm được một người vợ, người phụ nữ thích hợp và hiểu biết; người phụ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: