Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: VẤN ĐỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở QUẢNG NAM VÀ ĐÀ NẴNG

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 289.53 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo đảm mội trường làm việc an toàn với sức khỏe của người lao động không chỉ đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp mà còn bảo đảm cho sự phát triển kinh tế Việt Nam bền vững. Bài viết này sẽ điểm qua tình hình sức khỏe của người lao động và đưa ra những đánh giá về môi trường làm việc trong các doanh nghiệp ở Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng trong quá trình phát triển của họ, đồng thời cũng xem xét những nguyên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "VẤN ĐỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở QUẢNG NAM VÀ ĐÀ NẴNG" VẤN ĐỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở QUẢNG NAM VÀ ĐÀ NẴNG SAFE WORKING CONDITIONS IN QUANG NAM’S AND DANANG’S ENTERPRISES BÙI QUANG BÌNH Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng TÓM T ẮT Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo đảm mội trường làm việc an toàn với sức khỏe của người lao động không chỉ đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp mà còn bảo đảm cho sự phát triển kinh tế Việt Nam bền vững. Bài viết này sẽ điểm qua tình hình sức khỏe của người lao động v à đưa ra những đánh giá về môi trường làm việc trong các doanh nghiệp ở Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng trong quá trình phát triển của họ, đồng thời cũng xem xét những nguyên nhân của tình trạng trên. ABSTRACT In the current circumstances, securing safe working conditions to protect labor health promotes not only the corporate long-term development but also Vietnam’s sustained economic development. This paper is to give a brief review of labor health and evaluate the working conditions in Quang Nam’s and Danang’s enterprises in their course of development, as well as examine the underlying causes of the situation. Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa. Quảng Nam và Đà Nẵng là hai địaphương nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung, thời gian qua đã có bước pháttriển kinh tế mạnh mẽ, là những điểm sáng trong bức tranh kinh tế chung của cả nước. Sựphát triển nhanh của các doanh nghiệp ở các địa phương này đã và đang đóng góp rất nhiềuvào sự phát triển chung của mỗi địa phương. Hãy điểm qua tình hình phát triển của các doanhnghiệp ở hai địa phương này.1. Sự phát triển của các doanh nghiệp ở khu vực Quảng Nam ngay sau khi chia tách, cùng với khó khăn chung của tỉnh, ngành côngnghiệp có nhiều khó khăn và thách thức: Vốn sản xuất kinh doanh chỉ bằng 1/100 tổng giá trịtrên địa bàn Quảng Nam-Đà Nẵng cũ (40/4000 nghìn t ỷ đồng). Giá trị sản xuất công nghiệpnăm 1997 chỉ đạt 623,5 tỷ đồng. Nhận thức được vấn đề, chính quyền tỉnh đã quan tâm đếnviệc ban hành và bổ sung, điều chỉnh nhiều chính sách, cơ chế thoáng mở, cải thiện môitrường đầu tư, nhất là trong sản xuất công nghiệp, nhờ đó mà trên toàn tỉnh đến nay đã cókhoảng hơn 10 ngàn doanh nghiệp. Chính họ đã tạo ra động lực lớn thúc đẩy kinh tế của địaphương phát triển, trung bình mỗi năm GDP tăng 9,3%. Thời kỳ 2000-2004, giá trị sản xuấtcông nghiệp đạt mức tăng trưởng bình quân 25,2%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quânthời kỳ 1997-2000 (19,22%/năm). Mức tăng trưởng này đã tác động đến chuyển dịch cơ cấukinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá. Riêng năm 2004 giá trị sản xuấtcông nghiệp đạt 2.541,7 tỷ đồng tăng 25,45% so với năm 2003, và 4,9 lần so với năm chiatách tỉnh (520 tỷ đồng), GDP công nghiệp chiếm tỷ trọng 21,8% trong GDP của tỉnh(1). Khác với Quảng Nam, Thành phố Đà Nẵng có phần thuận lợi hơn. Từ năm 1997 sauthời điểm chia tách, kinh tế của Thành phố có sự phát triển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng trungbình GDP là 10,57% và tốc độ tăng của sản xuất công nghiệp là gần 18% giai đoạn 1995-2000. Giai đoạn 2000-2004 GDP có tốc độ là 12,67% và tốc độ tăng của công nghiệp là20,33%. Cơ cấu kinh tế của Thành phố Đà Nẵng đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷtrọng của công nghiệp trong GDP tằng từ 32,86% năm 1990 lên 49,45% năm 2004, cùng thờigian dịch vụ từ 51% còn 44,45%, nông nghiệp giảm từ 16,11% còn 6,1%. Sự thành công nàycó sự đóng góp lớn của các doanh nghiệp, với chính sách và cơ chế thông thoáng đến nayThành phố Đà Nẵng đã có tổng số 3834 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp bình quân đầu ngườicủa Đà Nẵng là 200 người/1doanh nghiệp đứng vào thứ 3 so với cả nước (sau TP HCM và HàNội)(2). Theo tổng kết của Bộ KH&ĐT thì có mối quan hệ thuận giữa số lượng doanh nghiệpbình quân đầu người với mức thu nhập bình quân đầu người của thành phố. Bình quân sốngười/doanh nghiệp thấp thì mức thu nhập bình quân đầu người ở địa phương đó cao hơn cácđịa phương khác. Sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp đã đóng góp vào sự phát triển kinh tếchung của các địa phương, nhưng sự phát triển này cũng đặt ra nhiều vấn đề. Ngoài tình trạnggây ô nhiễm môi trường thì môi trường làm việc của người lao động trong các doanh nghiệpđang là vấn đề thời sự. Môi trường làm việc không đảm bảo tiêu chuẩn, môi trường sống tồiảnh hưởng tới sức khỏe và là nguồn gốc sự gia tăng tỷ lệ bệnh tật của công nhân.2. Tình trạng sức khỏe của người lao động Bảng 1. Phân loại bệnh của các lao động đi khám bệnh Quảng Nam Đà Nẵng Nhóm bệnh STT ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: