![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Báo cáo nghiên cứu khoa học: 'VĂN HOÁ LỜI NÓI' TRONG VIỆC GIẢNG DẠY TIẾNG NGA NHƯ MỘT NGOẠI NGỮ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 416.76 KB
Lượt xem: 5
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong bài viết này tác giả bàn về một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng giao tiếp của cử nhân ngoại ngữ với người nước ngoài - văn hoá lời nói. Bốn nhiệm vụ được đặt ra để nghiên cứu: văn hoá lời nói, ánh hưởng của nó đến chất lượng giao tiếp; mục đích của học phần “Văn hoá lời nói”; chương trình học; hình thức kiểm tra đánh giá.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "“VĂN HOÁ LỜI NÓI” TRONG VIỆC GIẢNG DẠY TIẾNG NGA NHƯ MỘT NGOẠI NGỮ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG" “VĂN HOÁ LỜI NÓI” TRONG VIỆC GIẢNG DẠY TIẾNG NGA NHƯ MỘT NGOẠI NGỮ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG “THE CULTURE OF SPEECH” IN TEACHING RUSSIAN AS A FOREIGN LANGUAGE IN THE COLLEGE OF FOREIGN LANGUAGES OF DANANG UNIVERSITY TRỊNH THỊ THÁI HÒA – PHẠM THỊ HỒNG Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM T ẮT Trong bài viết này tác giả bàn về một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng giao tiếp của cử nhân ngoại ngữ với người nước ngoài - văn hoá lời nói. Bốn nhiệm vụ được đặt ra để nghiên cứu: văn hoá lời nói, ánh hưởng của nó đến chất lượng giao tiếp; mục đích của học phần “Văn hoá lời nói”; chương trình học; hình thức kiểm tra đánh giá. ABSTRACT This article is focused on one of the most important elements affecting the communication quality between foreign languages bachelors and foreigners - the culture of speech. Four research tasks are suggested to be carried out such as the culture of speech and its effects on the quality of communication; the aims of the course “the culture of speech”; curriculum; the ways of testing and assessment. 1. Đặt vấn đề “Văn hoá lời nói” được xác định là những khuôn mẫu, là toàn bộ các biện pháp sửdụng ngôn ngữ trong hoạt động lời nói. Cần thiết phải giáo dục cho người học tiếng mẹ đẻcũng như ngoại ngữ ngay từ đầu xây dựng ý thức nói năng cho chuẩn mực, theo những thóiquen đã thành truyền thống của mỗi dân tộc, đồng thời có tập quán xây dựng những lời nóiphản ánh một cách sát đúng, sinh động những tư tưởng, tình cảm chân thành của mình, chứkhông phải những lời khuôn sáo chung chung. Chính vì lẽ đó chúng ta cần phải rèn luỵện chongười học có được kỹ năng làm cho văn bản, phát ngôn thích hợp với điều kiện giao tiếp.Trong đời sống thực tế, không ít những trường hợp người nói làm hỏng lời nói của mìnhkhông phải vì nói sai, kiến nghị của mình nêu ra không hợp lý mà là vì nói không đúng lúc,đúng chỗ, không phù hợp với tuổi tác, địa vị, với hoàn cảnh với tâm lý người nghe [7, tr. 21].Chúng tôi đơn cử một ví dụ: Người Nga không phải dễ dàng giải thích với người nước ngoàinguyên nhân tại sao cùng một người lúc thì gọi là Михаил Петрович, lúc thì gọi là Мишка,lúc thì gọi là господин (hay гражданин) Иванов, lúc lại là Мишенька. Thậm chí người nướcngoài nghiên cứu tiếng Nga cũng rất khó phân biệt sự khác nhau trên... Như vậy dạy “Văn hoá lời nói” cho sinh viên tiếng Nga ở Trường Đại học Ngoại Ngữ,Đại học Đà Nẵng là việc làm cần thiết. 2. Văn hoá lời nói, ảnh hưởng của nó đến chất lượng giao tiếp Các thuật ngữ văn hoá ngôn ngữ và văn hoá lờì nói đã bắt đầu được sử dụng ở tronggiới nghiên cứu tiếng Nga vào những năm hai mươi, đặc biệt là từ khi viện nghiên cứu khoahọc về văn hoá lời nói được thành lập và đi vào hoạt động (1925 - 1933). Để thấy được sựkhác nhau căn bản giữa hai khái niệm văn hoá ngôn ngữ và văn hoá lời nói cần phân biệt rõhai khái niệm ngôn ngữ và lời nói. Ngôn ngữ như một hệ thống các phương tiện ngôn ngữ(chính tả, ngữ pháp, từ vựng v.v...) tạo nên phần quan trọng nhất của hoạt động lời nói, nhưngkhông phải là đồng nhất với nó. Những phương tiện ngôn ngữ này tồn tại trong ý thức củamỗi thành viên dùng ngôn ngữ đó - tất nhiên với mức độ phong phú sâu sắc khác nhau ởnhững cá nhân khác nhau. Trong bài viết của mình Sosiur viết: “Ngôn ngữ không phải là hoạtđộng lời nói”. Trong khi đó đối với khái niệm lời nói thì chủ yếu vẫn là hoạt động lời nói màtrong đó người nói sử dụng các cấu trúc ngôn ngữ để tạo ra phát ngôn (những văn bản) tức lànhững phương tiện ngôn ngữ giúp người nói đạt được những mục đích thực tiễn nhất địnhtrong đời sống. Lời nói “hành vi có ý chí và lý chí”một mặt đòi hỏi những phát ngôn (nhữngvăn bản) trong đó người nói sử dụng các mã tự ngôn ngữ nhằm thể hiện những ý nghĩ củamình, mặt khác đòi hỏi phải có một cơ chế tâm sinh lý cho phép người nói thể hiện một cáchkhách quan những phát ngôn (những văn bản) này. [5, tr 96]. Căn cứ vào sự khác nhau giữangôn ngữ và lời nói ở trên chúng ta đã có thể phân định rõ các khái niệm văn hoá ngôn ngữ vàvăn hoá lời nói. Graudina và Sưraev viết: “Chúng ta có thể nghiên cứu văn hoá ngôn ngữ Ngacổ và Hy lạp cổ không nhất thiết phải nghiên cứu hoạt động lời nói bằng các ngôn ngữ này.Đồng thời, trong khi đi sâu phân tích văn hoá lời nói Nga hiện đại thì không nhất thiết phải đảđộng đến văn hoá ngôn ngữ Nga cổ thời Vladimer Suzdalski (XII - XIII BB.). Vì trong mọitrường hợp đối tượng nghiên cứu đều khác nhau”. Mặc dù trước thế kỷ 20 trong giới nghiên cứu tiếng Nga không sử dụng các thuật ngữvăn hoá ngôn ngữ và văn hoá ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "“VĂN HOÁ LỜI NÓI” TRONG VIỆC GIẢNG DẠY TIẾNG NGA NHƯ MỘT NGOẠI NGỮ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG" “VĂN HOÁ LỜI NÓI” TRONG VIỆC GIẢNG DẠY TIẾNG NGA NHƯ MỘT NGOẠI NGỮ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG “THE CULTURE OF SPEECH” IN TEACHING RUSSIAN AS A FOREIGN LANGUAGE IN THE COLLEGE OF FOREIGN LANGUAGES OF DANANG UNIVERSITY TRỊNH THỊ THÁI HÒA – PHẠM THỊ HỒNG Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM T ẮT Trong bài viết này tác giả bàn về một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng giao tiếp của cử nhân ngoại ngữ với người nước ngoài - văn hoá lời nói. Bốn nhiệm vụ được đặt ra để nghiên cứu: văn hoá lời nói, ánh hưởng của nó đến chất lượng giao tiếp; mục đích của học phần “Văn hoá lời nói”; chương trình học; hình thức kiểm tra đánh giá. ABSTRACT This article is focused on one of the most important elements affecting the communication quality between foreign languages bachelors and foreigners - the culture of speech. Four research tasks are suggested to be carried out such as the culture of speech and its effects on the quality of communication; the aims of the course “the culture of speech”; curriculum; the ways of testing and assessment. 1. Đặt vấn đề “Văn hoá lời nói” được xác định là những khuôn mẫu, là toàn bộ các biện pháp sửdụng ngôn ngữ trong hoạt động lời nói. Cần thiết phải giáo dục cho người học tiếng mẹ đẻcũng như ngoại ngữ ngay từ đầu xây dựng ý thức nói năng cho chuẩn mực, theo những thóiquen đã thành truyền thống của mỗi dân tộc, đồng thời có tập quán xây dựng những lời nóiphản ánh một cách sát đúng, sinh động những tư tưởng, tình cảm chân thành của mình, chứkhông phải những lời khuôn sáo chung chung. Chính vì lẽ đó chúng ta cần phải rèn luỵện chongười học có được kỹ năng làm cho văn bản, phát ngôn thích hợp với điều kiện giao tiếp.Trong đời sống thực tế, không ít những trường hợp người nói làm hỏng lời nói của mìnhkhông phải vì nói sai, kiến nghị của mình nêu ra không hợp lý mà là vì nói không đúng lúc,đúng chỗ, không phù hợp với tuổi tác, địa vị, với hoàn cảnh với tâm lý người nghe [7, tr. 21].Chúng tôi đơn cử một ví dụ: Người Nga không phải dễ dàng giải thích với người nước ngoàinguyên nhân tại sao cùng một người lúc thì gọi là Михаил Петрович, lúc thì gọi là Мишка,lúc thì gọi là господин (hay гражданин) Иванов, lúc lại là Мишенька. Thậm chí người nướcngoài nghiên cứu tiếng Nga cũng rất khó phân biệt sự khác nhau trên... Như vậy dạy “Văn hoá lời nói” cho sinh viên tiếng Nga ở Trường Đại học Ngoại Ngữ,Đại học Đà Nẵng là việc làm cần thiết. 2. Văn hoá lời nói, ảnh hưởng của nó đến chất lượng giao tiếp Các thuật ngữ văn hoá ngôn ngữ và văn hoá lờì nói đã bắt đầu được sử dụng ở tronggiới nghiên cứu tiếng Nga vào những năm hai mươi, đặc biệt là từ khi viện nghiên cứu khoahọc về văn hoá lời nói được thành lập và đi vào hoạt động (1925 - 1933). Để thấy được sựkhác nhau căn bản giữa hai khái niệm văn hoá ngôn ngữ và văn hoá lời nói cần phân biệt rõhai khái niệm ngôn ngữ và lời nói. Ngôn ngữ như một hệ thống các phương tiện ngôn ngữ(chính tả, ngữ pháp, từ vựng v.v...) tạo nên phần quan trọng nhất của hoạt động lời nói, nhưngkhông phải là đồng nhất với nó. Những phương tiện ngôn ngữ này tồn tại trong ý thức củamỗi thành viên dùng ngôn ngữ đó - tất nhiên với mức độ phong phú sâu sắc khác nhau ởnhững cá nhân khác nhau. Trong bài viết của mình Sosiur viết: “Ngôn ngữ không phải là hoạtđộng lời nói”. Trong khi đó đối với khái niệm lời nói thì chủ yếu vẫn là hoạt động lời nói màtrong đó người nói sử dụng các cấu trúc ngôn ngữ để tạo ra phát ngôn (những văn bản) tức lànhững phương tiện ngôn ngữ giúp người nói đạt được những mục đích thực tiễn nhất địnhtrong đời sống. Lời nói “hành vi có ý chí và lý chí”một mặt đòi hỏi những phát ngôn (nhữngvăn bản) trong đó người nói sử dụng các mã tự ngôn ngữ nhằm thể hiện những ý nghĩ củamình, mặt khác đòi hỏi phải có một cơ chế tâm sinh lý cho phép người nói thể hiện một cáchkhách quan những phát ngôn (những văn bản) này. [5, tr 96]. Căn cứ vào sự khác nhau giữangôn ngữ và lời nói ở trên chúng ta đã có thể phân định rõ các khái niệm văn hoá ngôn ngữ vàvăn hoá lời nói. Graudina và Sưraev viết: “Chúng ta có thể nghiên cứu văn hoá ngôn ngữ Ngacổ và Hy lạp cổ không nhất thiết phải nghiên cứu hoạt động lời nói bằng các ngôn ngữ này.Đồng thời, trong khi đi sâu phân tích văn hoá lời nói Nga hiện đại thì không nhất thiết phải đảđộng đến văn hoá ngôn ngữ Nga cổ thời Vladimer Suzdalski (XII - XIII BB.). Vì trong mọitrường hợp đối tượng nghiên cứu đều khác nhau”. Mặc dù trước thế kỷ 20 trong giới nghiên cứu tiếng Nga không sử dụng các thuật ngữvăn hoá ngôn ngữ và văn hoá ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
trình bày báo cáo báo cáo ngành kỹ thuật cách trình bày báo cáo báo cáo ngành nông nghiệp báo cáo ngành tin họcTài liệu liên quan:
-
HƯỚNG DẪN THỰC TẬP VÀ VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
18 trang 361 0 0 -
Hướng dẫn trình bày báo cáo thực tập chuyên ngành
14 trang 296 0 0 -
Hướng dẫn thực tập tốt nghiệp dành cho sinh viên đại học Ngành quản trị kinh doanh
20 trang 247 0 0 -
Đồ án: Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn - Bình Định
54 trang 223 0 0 -
23 trang 216 0 0
-
40 trang 201 0 0
-
BÁO CÁO IPM: MÔ HÌNH '1 PHẢI 5 GIẢM' - HIỆN TRẠNG VÀ KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
33 trang 192 0 0 -
8 trang 191 0 0
-
Báo cáo môn học vi xử lý: Khai thác phần mềm Proteus trong mô phỏng điều khiển
33 trang 187 0 0 -
Tiểu luận Nội dung và bản ý nghĩa di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
22 trang 178 0 0