Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: Về đề tài nghiên cứu khoa học: Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng LUẬT CẠNH TRANH

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 152.36 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung đề tài gồm bốn phần: Phần 1: Cơ sở lý luận xây dựng luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền Để làm rõ những vấn đề lý luận về cạnh tranh, các tác giả đã phân tích các quan điểm, các quy định của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Về đề tài nghiên cứu khoa học: Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng LUẬT CẠNH TRANH" Về đề tài nghiên cứu khoa học: Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng LUẬT CẠNH TRANH ĐINH THỊ CHIẾNTổng thuật của Phóng viên Tạp chí Khoa học pháp lýĐề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ mã số B98 – 26 –05 (do Thạc sĩ Lê Thị Bích Thọ, Phó hiệu trưởngTrường Đại học Luật TP.HCM làm chủ nhiệm, đượcthực hiện bởi tập thể các giảng viên và Tiến sĩ TrầnHồi Sinh, Chủ tịch Hiệp hội công thương TP.HCM)vừa được nghiệm thu với kết quả tốt và có tính thiếtthực.Nội dung đề tài gồm bốn phần:Phần 1: Cơ sở lý luận xây dựng luật cạnh tranh vàkiểm soát độc quyềnĐể làm rõ những vấn đề lý luận về cạnh tranh, các tácgiả đã phân tích các quan điểm, các quy định củapháp luật một số nước khác nhau để đưa ra các tiêuchí xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh.Trên cơ sở các tiêu chí đó, các tác giả đã chỉ ra đượccác hành vi cụ thể được coi là cạnh tranh không lànhmạnh, hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnhthị trường và độc quyền. Đây là những hành vi quantrọng cần phải xác định khi nghiên cứu xây dựngpháp luật về cạnh tranh.Trong điều kiện kinh tế thị trường, nếu không có sựđiều chỉnh của pháp luật mà chỉ dựa vào sự phát triểntự nhiên của các quy luật vốn có của nó theo kiểuđiều tiết của “bàn tay vô hình” thì cạnh tranh tự do sẽtất yếu dẫn đến độc quyền, gây ra những hậu quả xấuđối với nền kinh tế . Do vậy pháp luật phải điều tiếtcạnh tranh để đảm bảo bảo vệ môi trường cạnh tranh,bình ổn giá cả thị trường, bảo vệ người tiêu dùng,kiểm soát được sự phát triển của các doanh nghiệplớn, đồng thời thúc đẩy hội nhập về kinh tế theo xuhướng toàn cầu hóa. Các tác giả cũng chỉ ra đượcnhững yếu tố chi phối thị trường cạnh tranh ở ViệtNam hiện nay, đó là các yếu tố về pháp luật; trình độphát triển của kinh tế – xã hội; các hình thức sở hữukinh doanh, sự quản lý của Nhà nước và mức độ mởcửa của nền kinh tế.Phần 2: Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về cạnhtranh ở một số nước trên thế giớiTrong phần này, các tác giả đã tập trung nghiên cứu,tham khảo pháp luật của một số nước về cạnh tranh,bao gồm: Luật cạnh tranh của các nước SNG, Luậtchống độc quyền của Đan Mạch, Luật chống hạn chếcạnh tranh Đức, Luật cạnh tranh Hà Lan, Luật cạnhtranh Thụy Điển, Luật cạnh tranh và kinh doanh bìnhđẳng của Italia, Luật chống độc quyền của Hoa Kỳ,Luật cạnh tranh Châu Âu.Đây là những nghiên cứu rất có giá trị đối với ViệtNam trong việc tham khảo những kinh nghiệm quốctế để xây dựng pháp luật cạnh tranh ở nước ta.Phần 3: Thực trạng cạnh tranh, độc quyền và phápluật điều chỉnh ở Việt Nam hiện nayThứ nhất, về các văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnhvực cạnh tranh và độc quyền : ở nước ta hiện naychưa có luật riêng điều chỉnh về vấn đề này, nhưngchúng được quy định rải rác trong Hiến pháp và cácluật khác nhau như Bộ luật dân sự 1995, Luật thươngmại 1998 và một số văn bản dưới luật. Ngoài các quyđịnh mang tính nguyên tắc và định hướng, đề tài đãthống kê được nhóm những quy phạm pháp luật điềuchỉnh các vấn đề cụ thể về cạnh tranh, đó là: phápluật về kiểm soát giá cả, lĩnh vực pháp luật về sở hữucông nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa, pháp luật vềquảng cáo thương mại, pháp luật về khuyến mại,pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phápluật về đo lường và chất lượng hàng hóa. Bên cạnhđó còn có các quy định pháp luật về dân sự, hànhchính, hình sự điều chỉnh vấn đề này, đó là các biệnpháp chế tài áp dụng đối với những hành vi cạnhtranh không lành mạnh, bất hợp pháp ở những mứcđộ khác nhau.Nhìn chung lĩnh vực pháp luật về cạnh tranh vàchống độc quyền ở Việt Nam hiện nay còn quá đơngiản và thiếu các quy phạm cần thiết cho việc vậnhành nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường vàbảo đảm tự do cạnh tranh. Pháp luật điều chỉnh vấnđề cạnh tranh còn rất đơn giản và nằm rải rác ở rấtnhiều văn bản pháp luật khác nhau, pháp luật điềuchỉnh về độc quyền thì hầu như không có, các quyđịnh về xử lý các hành vi cạnh tranh không lànhmạnh cũng còn đơn giản, còn thiếu và hiệu quả điềuchỉnh thấp.Thứ hai, về thực trạng cạnh tranh và độc quyền trongnền kinh tế nước ta hiện nay thường diễn ra sự cạnhtranh giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường,giữa hàng nội và hàng ngoại, giữa doanh nghiệptrong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài, cạnh tranh trong các ngành, lĩnh vực kinh tếmà Nhà nước không giữ độc quyền.Trên thị trường hiện nay, các chủ thể kinh doanh sửdụng nhiều biện pháp cạnh tranh, trong đó có nhữngbiện pháp cạnh tranh lành mạnh như cạnh tranh bằngchất lượng của hàng hóa dịch vụ; có những biện phápcạnh tranh dễ dẫn đến không lành mạnh như: cạnhtranh bằng giá bán thấp (có thể dẫn đến hành vi cạnhtranh không lành mạnh là bán phá giá), cạnh tranhbằng quảng cáo thương mại (dễ dẫn đến hành viquảng cáo bất hợp pháp như quảng cáo không trungthực, quảng cáo so sánh, quảng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: