Danh mục

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp Ảnh hưởng của mật độ nuôi thả đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của 2 cỡ ngao giống Meretrix lyrata nuôi ở các vùng bãi triều và các lưu ý trong việc sản xuất giống ngao spat

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo này chủ yếu tập trung vào việc xác định mức độ ảnh hưởng của mật độ nuôithả ngao trong nuôi thương phẩm. Nó cũng cung cấp thong tin một cách tóm tắt về việcsản xuất giống ngao cỡ spat, một trong những kết quả đạt được góp phần hướng tới thựchành nuôi trồng thuỷ sản tốt.Thí nghiệm với 3 lần lặp lại, được bố trí trong các ô thí nghiệm có thể tích 50 m2,ngẫu nhiên ở các vùng bãi triều để đánh giá ảnh hưởng của mật độ thả đến sự sinhtrưởng, tỷ lệ sống và năng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Ảnh hưởng của mật độ nuôi thả đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của 2 cỡ ngao giống Meretrix lyrata nuôi ở các vùng bãi triều và các lưu ý trong việc sản xuất giống ngao spat "Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hợp tác về Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (CARD) 027/05VIE Ảnh hưởng của mật độ nuôi thả đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của 2 cỡ ngao giống Meretrix lyrata nuôi ở các vùng bãi triều và các lưu ý trong việc sản xuất giống ngao spat Như Văn Cẩn(*)(1), Chu Chí Thiết(1) and Martin S Kumar(2) (1) Phân Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ (ARSINC) (2) Viện Nghiên cứu và Phát triển Nam Úc (SARDI), Australia Báo cáo tham gia hội thảo “Better Aquaculture Practices” Nha Trang, 7/2009 1 Tóm tắt Bài báo này chủ yếu tập trung vào việc xác định mức độ ảnh hưởng của mật độ nuôithả ngao trong nuôi thương phẩm. Nó cũng cung cấp thong tin một cách tóm tắt về việcsản xuất giống ngao cỡ spat, một trong những kết quả đạt được góp phần hướng tới thựchành nuôi trồng thuỷ sản tốt. Thí nghiệm với 3 lần lặp lại, được bố trí trong các ô thí nghiệm có thể tích 50 m2,ngẫu nhiên ở các vùng bãi triều để đánh giá ảnh hưởng của mật độ thả đến sự sinhtrưởng, tỷ lệ sống và năng suất ngao Meretrix lyrata (Sowerby, 1851). Hai cỡ ngao giốngkích thước (chiều cao vỏ) là 1.0±0.2 và 1.7±0.1 cm được thả lần lượt với mật độ 0,05;0,1; 0,2; 0,3 kg.m-2 và 0,34; 0,68; 1,36; 2,03 kg.m-2, được đặt tên theo thứ tự các côngthức: T1, T2, T3, T4 và T5, T6, T7, T8. Kết quả chỉ ra rằng mật độ nuôi không ảnhhưởng tới tỷ lệ thịt ngao. Ngao giàu thành phần các axít béo không no, đặc biệt là axítdocosahexaenoic, nhưng ở các tỷ lệ khác nhau. Ngược lại, mật độ ảnh lưởng lớn tới sựsinh trưởng và tỷ lệ sống của ngao, trong đó với mật độ nuôi thấp cho tốc độ tăng trưởng(SGR) và tỷ lệ sống cao hơn. Do đó, mặc dù sản lượng cuối cùng tăng rõ rệt thì tăng mậtđộ thả vẫn làm giảm sinh khối thu được. Tuy nhiên, SGR và tỷ lệ sống của ngao trongcác công thức T1, T2 và T3 khác nhau không có ý nghĩa, điều này giải thích cho việc thuđược lợi nhuận cao nhất và qua mức đầu tư ở công thức 3. Do đó, để tối đa hóa lợi nhuậntrong nuôi ngao thì mật độ thả được khuyến cáo là 0,2 kg.m2. Việc xây dựng các trại sản xuất giống thong qua sự phát triển công nghệ sản xuấtgiống là mục tiêu quan trọng của dự án VIE 027/05. Nuôi ngao thương phẩm trong aocũng là một mục tiêu của dự án. Sản xuất nhân tạo ngao giống spat sẽ góp phần vào việcgiảm áp lực khai thác con giống từ tự nhiên. Điều này đóng một vai trò quan trọng củadự án nhằm hướng tới thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt. 2Ảnh hưởng của mật độ nuôi thả đến sinh trưởng, tỷ lệsống và năng suất của 2 cỡ ngao giống Meretrix lyratanuôi ở các vùng bãi triều. Giới thiệu Trong 2 thập kỷ vừa qua, sản lượng động vật thân mềm đã tăng một cách đáng kể(Gibbs, 2004) và đạt tổng sản lượng là 13.25 triệu tấn, chiếm khoảng 23.3% tổng sảnlượng thủy sản thế giới năm 2004 (Tacon và Halwart, 2006). Trong số các loại động vậtthân mềm, thì loài 2 mảnh vỏ không chỉ là sản phẩm hải sản được ưu thích, mà còn manglại hiệu quả kinh tế đối với loại hình nuôi sinh thái này. Bên cạnh đó, các loài 2 mảnh vỏlà một loài ăn lọc nước, vì thế có thể được sử dụng chúng như là một hệ thống lọc sinhhọc để cải thiện chất lượng nước (Mazzola and Sara, 2001; Shpigel and Blaylock, 1991;Shpigel et al., 1997; Shpigel et al., 1993), do đó chúng đóng góp vào phát triển nuôi trồngthủy sản bền vững. Ngao thuộc loài 2 mảnh vỏ, nhưng chúng khác những loại khác bởi vì chúng sống ởđáy. Các nghiên cứu nuôi thương phẩm các loài ngao khác nhau đã được tiến hành(Cigarrıa và Fernandez, 2000; Shpigel và Spencer, 1996; Zhang và Yan, 2006) và đã sửdụng ngao là sinh vật cải thiện chất lượng nước (Jara-Jara et al., 1997; Shpigel vàFridman, 1990). Ở Việt Nam, ngao nước lợ địa phương Meretrix lyrata là một loài nuôiphổ biến cho nuôi trồng thủy sản ven biển, do chúng là loại hải sản ưa thích ở cả thịtrường trong và ngoài nước. M. lyrata phân bố tự nhiên ở các vùng bãi triều thuộc các bờbiển phía Nam, được biết đến như “Ngao Bến Tre” bởi vì sản lượng đánh bắt hầu như cónguồn gốc từ Bến Tre, phía Nam của Việt nam. Gần đây, vì nhu cầu tiêu thụ ngao tăngcao, M. lyrata đã đang được nuôi và mở rộng đến các tỉnh phía Bắc như Nam định,Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Tuy nhiên, sản lượng ngao vẫn chưa ổn định và khó dựđoán do thiếu năng lực quản lý, các thông tin kỹ thuật về nuôi ngao vẫn còn hạn chế. Dođó, nghiên cứu để thiết lập các quy trình nuôi chuẩn để nâng cao sản lượng và lợi nhuậntrong nuôi ngao là cần thiết. ...

Tài liệu được xem nhiều: