Danh mục

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp Ảnh hưởng của sấy tầng sôi nhiệt độ cao lên hệ số thu hồi gạo nguyên và sức bền cơ học của gạo ở các giống lúa Việt Nam

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 506.96 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 8,500 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việt Nam là nhà xuất khẩu gạo chính của thế giới, vì vậy chất lượng gạo trở thành vấn đề thời sự của nông dân Việt Nam, đặc biệt là trong mùa mưa. Chính vì vậy, sấy lúa càng nhanh càng tốt trong mùa thu hoạch đóng vai trò rất quan trọng để ngăn ngừa hư hỏng và đảm bảo chất lượng gạo. Phương pháp sấy truyền thống như sấy vĩ ngang cần tới 8 giờ (thậm chí lâu hơn) để sấy lúa đạt đến độ ẩm an toàn. Phương pháp sấy nhiệt độ cao có thể cho phép sấy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Ảnh hưởng của sấy tầng sôi nhiệt độ cao lên hệ số thu hồi gạo nguyên và sức bền cơ học của gạo ở các giống lúa Việt Nam " PHẦN 2 SẤY TẦNG SÔI NHIỆT ĐỘ CAO(Nghiên cứu thí nghiệm trên lúa ở độ ẩm cao – Các giống lúa Việt Nam) 72 Ảnh hưởng của sấy tầng sôi nhiệt độ cao lên hệ số thu hồi gạo nguyên và sức bền cơ học của gạo ở các giống lúa Việt NamGiới thiệuViệt Nam là nhà xuất khẩu gạo chính của thế giới, vì vậy chất lượng gạo trở thành vấn đề thời sựcủa nông dân Việt Nam, đặc biệt là trong mùa mưa. Chính vì vậy, sấy lúa càng nhanh càng tốttrong mùa thu hoạch đóng vai trò rất quan trọng để ngăn ngừa hư hỏng và đảm bảo chất lượng gạo.Phương pháp sấy truyền thống như sấy vĩ ngang cần tới 8 giờ (thậm chí lâu hơn) để sấy lúa đạtđến độ ẩm an toàn. Phương pháp sấy nhiệt độ cao có thể cho phép sấy lúa nhanh hơn, chính vì vậycả không gian và thời gian cần thiết để sấy lúa sẽ giảm lại. Máy sấy loại này có thể được xem nhưmáy sấy thu gọn. Kỹ thuật sấy tầng sôi nhiệt độ cao đã được nghiên cứu chứng minh là phươngpháp hiệu quả để sấy lúa có độ ẩm cao là lúa dễ bị hư trong môi trường khí hậu ẩm (Taechapairojvà đồng sự, 2003). Trong phương pháp này, lúa được thổi lơ lửng bằng luồng không khí độnghướng lên trên với vận tốc cao khoảng 2-3m/s, chính vì vậy hạt lúa và không khí được trộn lẫn liêntục với cường độ cao (Kunze và Calderwood 2004). Sấy tầng sôi có thể áp dụng trong giai đoạnđầu của sấy khi yêu cầu lúa phải giảm từ ẩm cao đến độ ẩm khoảng 18% (ẩm độ cơ bản). Lúa sauđó được tiếp tục sấy tại nhiệt độ thấp hoặc ở nhiệt độ phòng trong buồng bảo quản (Proctor 1994;Taechapairoj và đồng sự 2003). Ngoài ra, phương pháp sấy tầng sôi nhiều lượt có thể được sửdụng như là một quá trình sấy thu gọn.Phương pháp sấy nhiệt độ cao (trên 1000C) đã được báo cáo bởi một vài nhà nghiên cứu. Tuynhiên thông thường nhiệt độ sấy được khuyến cáo không nên quá 1500C để tránh ảnh hưởng xấucủa nhiệt độ lên độ trắng của gạo. Khoảng nhiệt độ sấy từ 40-1500C đã được nghiên cứu bởiTirawanichakul và các đồng sự (2004). Theo báo cáo của họ, hệ số thu hồi gạo nguỵên sẽ được cảithiện khi nhiệt độ sấy trên 800C được sử dụng để sấy lúa có độ ẩm cao (32.5%). Điều này mộtphần có thể do tinh bột bị hồ hóa một phần tại nhiệt độ cao. Một vài nhà nghiên cứu đã đề nghịrằng, nên ủ lúa từ 25-30 phút khi sử dụng phương pháp sấy nhiệt độ cao (Poomsa-ad và các đồngsự 2005; Prachayawarakorn và các đồng sự 2005). Mặc dù đã có vài báo cáo về sấy tầng sôi nhiệtđộ cao, nhưng chưa có một báo cáo nào về việc áp dụng một cách thực tế phương pháp sấy này.Chính vì vậy, lĩnh vực này cần phải được nghiên cứu thêm. 73Mục đích của nghiên cứu này nhằm củng cố kiến thức về ảnh hưởng cùa sấy nhiệt độ cao và ủ lênhệ số thu hồi gạo nguyên, độ nứt hạt, sức bền cơ học của hạt và sự thay đổi về chất lượng trên vàigiống lúa của Việt Nam.Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu này là: Nghiên cứu tính khả thi của việc áp dụng phương pháp sấy tầng sôi nhiệt độ cao cho lúa có độ ẩm cao của Việt Nam (2 giống lúa sẽ được sử dụng trong nghiên cứu này ) Nghiên cứu nhiệt độ sấy và thời gian ủ tối ưu dựa trên số hạt bị nứt thấp nhất sau khi hoàn thành quá trình sấy và theo sau bởi qúa trình ủ. Nghiên cứu sức bền cơ học của hạt dưới các chế độ sấy và ủ khác nhau. Nghiên cứu ảnh hưởng của sấy nhiệt độ cao và quá trình ủ lên độ trắng của gạo, tính chất nhão của gạo, và độ kết tinh của tinh bột gạo. Các tính chất này có thể phản ảnh chất lượng của gạo sau khi nấu.Vật liệu và Phương phápMáy sấy tầng sôi:Máy sấy được sử dụng trong thí nghiệm này là máy sấy quy mô phòng thí nghiệm HPFD150 đượcphát triển tại Bộ môn Công nghệ Hóa học, Đại học Nông Lâm TPHCM, Việt Nam (hình 1). Máygồm có 3 phần chính: (i) buồng sấy hình trụ (cao 40cm, đường kính 15cm), (ii) Bộ phận tạo nhiệtbằng điện 8kW và (iii) quạt ly tâm với động cơ 0.75kW. Nhiệt độ sấy đầu vào nằm trong khoảng20-1000C được điều khiển bằng bộ điều khiển nhiệt Hanyoung DX7. Nhiệt độ không khí đầu rađược kiểm soát bằng nhiệt kế Daewon (Hàn Quốc).Mẫu lúa:Giống lúa hạt dài A10 và OM2717 được thu tại các cánh đồng của nông dân địa phương tại tỉnhTiền Giang và TP HCM tháng 5/2007. Hạt lúa tươi (độ ẩm 24-33%) được chuyển ngay lập tức đếnphhòng thí nghiệm và được giữ mát tại 50C. Giống lúa A10 có ẩm độ từ 31-33% trong khiOM2717 có ẩm độ từ 25-26%. Mẫu gạo được cho cân bằng ở nhiệt độ phòng trước khi cho vàosấy. 74Khoảng 200 g lúa (chiều dày lớp lúa trên vĩ sấy khoảng 2cm) được sấy tầng sôi tại nhiệt độ 80 và900C trong khoảng thời gian 2.5 và 3.0. Quy trình ...

Tài liệu được xem nhiều: