Danh mục

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Bài học kinh nghiệm về Quy trình giao đất lâm nghiệp có sự tham gia tại tỉnh Quảng Ngãi do AusAID tài trợ

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 245.08 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Rừng, một trong những nguồn tài nguyên quan trọng của tỉnh Quảng Ngãi, đã góp phần đáng kể trong sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh. Mặc dù trước đây nhà nước và nhân dân đã nổ lực nhằm quản lý tài nguyên rừng tốt hơn, tuy nhiên ranh giới đất lâm nghiệp và chủ sở hữu rừng không rõ ràng dẫn đến công tác quản lý rừng thiếu hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Bài học kinh nghiệm về Quy trình giao đất lâm nghiệp có sự tham gia tại tỉnh Quảng Ngãi do AusAID tài trợ Bài học kinh nghiệm về Quy trình giao đất lâm nghiệp có sự tham gia tại tỉnh Quảng Ngãi do AusAID tài trợ Người trình bày: Phạm Đình Phong Phó Trưởng Phòng Quản lý đất đai Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi Mở đầu: Rừng, một trong những nguồn tài nguyên quan trọng của tỉnh QuảngNgãi, đã góp phần đáng kể trong sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh. Mặcdù trước đây nhà nước và nhân dân đã nổ lực nhằm quản lý tài nguyên rừngtốt hơn, tuy nhiên ranh giới đất lâm nghiệp và chủ sở hữu rừng không rõ ràngdẫn đến công tác quản lý rừng thiếu hiệu quả. Tại tỉnh Quảng Ngãi, khoảng343.436 ha trong tổng số 515.266 ha diện tích đất tự nhiên được phân loại làđất lâm nghiệp. Chương trình Phát triển nông thôn Quảng Ngãi (2002-2007) doAusAID tài trợ đã hỗ trợ quy trình giao đất lâm nghiệp có sự tham gia(PFLAP) thực hiện giao đất lâm nghiệp cho các cá nhân hộ gia đình và cáclâm trường quản lý sử dụng. Sau đó, chương trình phát triển nông thôn đượctiếp tục với chương trình hỗ trợ thực hiện chương trình 135 giai đoạn II (ISP)nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng của việc triển khai chương trình 135 IItại 6 huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi, đồng thời hỗ trợ các hộ sở hữurừng nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất của họ. Mục tiêu của quy trình là nhằm thực hiện xã hội hoá nghề rừng nhằmđảm bảo sử dụng có hiệu quả và bền vững tài nguyên đất, tài nguyên rừng;Tạo việc làm để cải thiện đời sống của người dân miền núi, từng bước nângcao thu nhập, đồng thời tối đa hoá sự tham gia của các bên có liên quan, nhấtlà các hộ nông dân nghèo người dân tộc thiểu số, trong công tác quản lý rừngthông qua hoạt động giao đất lâm nghiệp. Báo cáo này trình bày vắn tắt những điểm mạnh và điểm yếu trong việcthực hiện quy trình giao đất lâm nghiệp có sự tham gia, bao gồm tác động đếncộng đồng sử dụng đất lâm nghiệp. Việc triển khai thực hiện Quy trình giao đất lâm nghiệp có sự thamgia: Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh Quảng Ngãi về côngtác đo đạc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tại 6 huyệnmiền núi; Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với UBND các huyệnBáo cáo trình bày tại Hội thảo Quản lý rừng cộng đồng tại tỉnh Bắc Cạn (20- 121/4/2010)lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính đất lâm nghiệp tỷ lệ1/5000, giao đất, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất lâm nghiệp và đất trồng cây hàng năm khác trên sườn đấtdốc, Báo cáo kinh tế kỹ thuật được xây dựng theo 07 bước của Quy trình giaođất lâm nghiệp có sự tham gia. Cụ thể các bước được trình bày vắn tắt ở Phụlục 1. Quy trình Giao đất lâm nghiệp có sự tham gia được triển khai thí điểmtại 2 xã vào năm 2005. Nhận thức cộng đồng đã góp phần đáng kể vào thành công của côngtác giao đất lâm nghiệp có sự tham gia. Toàn bộ các đối tác liên quan, đặcbiệt là các hộ gia đình, đã được thông tin đầy đủ về quy trình, đồng thời họcũng đóng góp vào quá trình ra quyết định ở cấp xã và thôn nhằm giải quyếttranh chấp về ranh giới đất, quyền sử dụng đất, xác định các chủ đất trướcđây và các vấn đề liên quan khác. Các cuộc họp thôn, xóm đã được tổ chứcnhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về GĐLNCSTG. Một số nội dung chủ yếu của các cuộc họp thôn lần 1 là: + Thông báo cho các hộ dân về các chủ trương của tỉnh và nhà nướcliên quan đến việc giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâmnghiệp; + Giới thiệu cho các hộ biết về qui trình GĐLNCSTG, lộ trình thựchiện công việc giao đất và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệptỉnh huyện và cụ thể của xã; + Giới thiệu cho các hộ biết về các loại hình phân loại đất, các quyđịnh về mục đích sử dụng của chúng và các cơ hội để các hộ sử dụng và quảnlý đất này; + Đảm bảo rằng các hộ hiểu được các nguyên tắc, mục đích và ý nghĩacủa các hoạt động quy hoạch sử dụng đất và giao đất; đồng thời xác địnhđược vai trò, trách nhiệm tham gia của họ vào quá trình GĐLNCSTG tạithôn, xóm; + Giới thiệu cho các hộ về các khái niệm, ký hiệu, …cách nhận biếtranh giới, địa danh trên bản đồ hiện trạng phân ba loại rừng với thực địa củathôn và các công việc sẽ thực hiện để xác định các tập quán sử dụng đất hiệnthời. Sau đó tổ chức cuộc họp thôn lần thứ 2. + Cuộc họp đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của các hộ dânthông qua việc kết hợp các công cụ PRA để thảo luận về qui hoạch sử dụngđất và các phương án quản lý sử dụng đất. + Các tiêu chí về sử dụng đất lâm nghiệp như: Vùng nào được quyhoạch cho phòng hộ, vùng nào được quy hoạch cho sản xuất; nơi nào là rừngBáo cáo trình bày tại Hội thảo Quản lý rừng cộng đồng tại tỉnh Bắc Cạn (20- 221/4/2010)khoanh nuôi bảo vệ, nơi nào được trồng mới cây lâm nghiệp; … được giớithiệu cho các hộ dân cùng với bản đồ nền tỷ lệ 1/5000. Các hộ sau đó sẽ bắtđầu tham gia thảo luận về các chiến lược sử dụng đất lâm nghiệp trong tươnglai. Tổ công tác huyện làm việc với các hộ tham gia trong cuộc họp để xácđịnh các hoạt động sử dụng đất trong tương lai cho nhiều loại đất lâm nghiệpkhác nhau. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp sẽ được xác nhận tại cuộc họpnày và được đồng ý bởi mọi người tham gia trong cuộc họp cùng với nhữngcách thức có thể cải thiện các tập quán sử dụng đất của người dân trong vùng. - Dự thảo Phương án quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp được xây dựng như sau: + Tổ công tác huyện cùng đơn vị tư vấn đưa các qui hoạch và địa giớisử dụng đất trong tương lai vào bản đồ hiện trạng tỉ lệ 1/10000. Bản đồ này sẽgồm các chi tiết về quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp và các phương án dựkiến về giao đất được thống nhất từ cuộc họp thôn. + Diện tích đất lâm nghiệp và ...

Tài liệu được xem nhiều: