Danh mục

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp Báo cáo kết quả chuyến tham quan ở Úc từ ngày 14 đến 24 tháng 7 năm 2006

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 335.82 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một cơ hội thật tốt cho tôi được thu thập nhiều thông tin hữu ích và mở rộng kiến thức trên nhiều lãnh vực từ những nơi tôi đã đi thăm, từ những trung tâm nghiên cứu, những nông trại, những vườn ươm và từ nhiều nơi khác nữa. Tuy nhiên, trong báo cáo này tôi chỉ tập trung vào những nghiên cứu và kỹ thuật canh tác liên quan đến cây trồng, nhất là các phương pháp quản lý bệnh Phytophthora, và những vấn đề mới lạ đối với tôi....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Báo cáo kết quả chuyến tham quan ở Úc từ ngày 14 đến 24 tháng 7 năm 2006 " Báo cáo kết quả chuyến tham quan ở Úc từ ngày 14 đến 24 tháng 7 năm 2006 Người báo cáo: Đoàn Nhân Ái, Trung tâm Thực nghiệm và Phát triển Cây ăn quả Thừa Thiên Huế Tôi đã tham gia chuyến tham quan tại Úc 10 ngày theo dự án CARD 052/04 VIE Quản lý bệnh Phytopthora hại cây trồng ở Việt Nam Một cơ hội thật tốt cho tôi được thu thập nhiều thông tin hữu ích và mở rộng kiến thức trên nhiều lãnh vực từ những nơi tôi đã đi thăm, từ những trung tâm nghiên cứu, những nông trại, những vườn ươm và từ nhiều nơi khác nữa. Tuy nhiên, trong báo cáo này tôi chỉ tập trung vào những nghiên cứu và kỹ thuật canh tác liên quan đến cây trồng, nhất là các phương pháp quản lý bệnh Phytophthora, và những vấn đề mới lạ đối với tôi.1. Tổ chức chuyến tham quan: Thời gian: từ ngày 14 đến 24 tháng 7 năm 2006 Nơi tham quan: bang New South Wales và bang Queensland. Thành phần trong đoàn: Giáo sư David Guest, TS Rosalie, TS Andre, tôi, Thạc sĩ Nguyễn Vĩnh Trường, và 9 sinh viên trường Đại học Sydney. Tóm tắt chuyến tham quan 14/ 7 6 h20 -12h00 TS Andre chở tôi về Queensland DPI-Indooroopilly Research Centre- ở Brisbane. Thăm Plant Pathology Building và Đại Học Queensland Buổi chiều Nghỉ. Ở tại nhà nghỉ Lucia ở thành phố Brisbane. 15 cả ngày Nghỉ 16 15 h - 18 h TS. Andre chở tôi đến thị trấn Nambour. Có ghé thăm Beerburrum State Forest. 17 12 h Mọi thành viên trong đoàn tập trung tại nhà nghỉ Nambour Lodge 13 h -16 h30 Giáo sư David chở chúng tôi đến Trạm Nghiên cứu QDPI Maroochy 18 13h30-14h30 Thăm Công ty Sản xuất Giống Rau Withcott Seedlings. 15 h-17h Đến Gatton Campus, thăm Trung tâm Native Floriculture. Qua đêm tại đây. 19 9 h15 Thăm nông trại Rau (cải củ đỏ (beetroot) và xà lách) ở Thung lũng Lockyer. 11h đến Trạm Nghiên cứu Gatton 13 h30 GS David chở chúng tôi đi qua Thung lũng Lockyer, nhìn các nông trại trồng rau 17 h đến thi trấn Kingscliff ở lại nhà nghỉ Blue Water 20 9h10 -10h40 Thăm nông trại macadamia ở Bangalow 10h50-12h45 Thăm nông trại cà phê Zentveld. 15h00- 16h00 đến Woolongbar Campus- Viện North Coast - Nông nghiệp hữu cơ 16h10-17h20 thăm NSW DPI - Trung tâm Nghiên cứu cây trồng nhiệt đới 1 21 8h40 - 12h30 Thăm nông trại Graham Anderson-cây bơ và lạc tiên. 12h30- 15h30 thăm Tropical Fruit World 16h00-20h30 đến sân bay Gold Coast, bay đến Sydney 22- cả ngày nghỉ 23 24 cả ngày Thăm trường Đại học Sydney, GS David Guest giới thiệu văn phòng và phòng thí nghiệm. GS David thảo luận về những lớp tập huấn sẽ tổ chức ở Việt Nam với TS Rosalie và tôi. Bảng tóm tắt cho thấy GS David tổ chức chuyến tham quan hoàn hảo và tuyệt vời. Chỉ trong vòng 6 ngày cho các hoạt động chính, tôi đã thăm 6 Trung tâm/Trạm Nghiên cứu, 5 nông trại (gồm rau ăn củ, ăn lá; macadamia, cà phê, bơ, lạc tiên), 1 vườn ươm, 1 Công ty sản xuất giống rau; ngoài ra tôi còn thăm 2 phòng thí nghiệm. Nhưng tốt hơn nếu tôi được thăm thêm nông trại sản xuất hoa và chợ bán sản phẩm hoa-rau-quả. 2. Kết quả 2.1. Trạm Nghiên cứu Maroochy (MRS)1: MRS thuộc Queensland Department of Primary Industries &Fishery (DPI&F) tọa lạc ở Sunshine Coast- thị trấn Nambour, cách Brisbane 100 km về phía bắc. TS Roger Broadley trình bày những hoạt động và những thành đạt của trạm về 4 lãnh vực của Queensland DPI&F: Khoa học cây trồng và cây rừng, Công nghệ Cần Nghiên cứu Cấp thiết, An toàn sinh học và Phân vùng (Horticulture & Forestry Science, Emerging Technologies, Biosecurity and Regional Delivery). Riêng về Khoa học Cây trồng có trách nhiệm nghiên cứu và phát triển cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới, mục đích nâng cao năng suất, bền vững và thị trường của tất cả lãnh vực sản xuất cây trồng. Tuy nhiên trong thực tế, MRS chỉ chuyên về cây ăn quả và hạt á nhiệt đới và cây ôn đới như cây yêu cầu nhiệt độ thấp (low-chill stone fruit) (cây ôn đới), bơ, chuối á nhiệt đới, cây có múi, mãng cầu (Annona cherymola) hoặc mãng cầu lai, macamadia, lạc tiên, dâu tây, hồng ngọt (cây á nhiệt đới) và xoài, dứa (cây nhiệt đới). Theo tôi hình như trạm này quan tâm đến cây trồng á nhiệt đới hơn là nhiệt đới, có lẽ do trạm MRS ở trung tâm vùng á nhiệt đới. Cán bộ MRS đã và đang đóng vai trò quan trọng trong vịêc phát triển khoảng 10 loài mới về cây ăn quả và hạt á nhiệt đới, giá trị khoảng 650 triệu đô la Úc ở Queensland, trong đó chuối 270-300 triệu đô la, cây có múi 100 triệu, bơ 70 triệu, xoài 70 triệu đô la, cây ôn đới 15 triệu, mãng cầu 6 triệu, lạc tiên 4 triệu, macamadia 150 triệu đô la (hầu hết ở NSW và Queensland),...Sản xuất chuối đạt giá trị cao nhất, giống Cavendish chiếm 95%. Ngoài ra MRS còn là một trong những nơi của thế giới lưu giữ phôi nguyên sinh (germplasm) của chuối in vitro. Tuy nhiên theo tôi, cây ăn quả ôn đới mới có nhiều tiềm năng vì khả năng sản xuất của Úc hiện chỉ đạt 45 triệu đô la Úc trong khi đó nhu cầu thị trường xuất khẩu ước khoảng 200 triệu đô la.1 Source: Maroochy Research Station. ...

Tài liệu được xem nhiều: