Danh mục

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA RỪNG

Số trang: 52      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.64 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dự án CARD 017-06 VIE nhằm tăng cường năng lực cho các cộng đồng dân tộc ít người ở 4 thôn điểm tại xã Văn Minh, Lạng San thuộc Khu bảo tồn Kim Hỷ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn trong quản lý rừng và đất rừng. Điều này sẽ thành công thông qua việc tăng cường năng lực cho chính quyền địa phương các cấp trong qui hoạch sử dụng đất, giao đất có sự tham gia, và dịch vụ khuyến nông là phần quan trọng trong quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Nó bao gồm các hoạt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA RỪNG " BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA RỪNG - DỰ ÁN CARD 1. Giới thiệu Dự án CARD 017-06 VIE nhằm tăng cường năng lực cho các cộng đồng dân tộc ít người ở 4 thôn điểm tại xã Văn Minh, Lạng San thuộc Khu bảo tồn Kim Hỷ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn trong quản lý rừng và đất rừng. Điều này sẽ thành công thông qua việc tăng cường năng lực cho chính quyền địa phương các cấp trong qui hoạch sử dụng đất, giao đất có sự tham gia, và dịch vụ khuyến nông là phần quan trọng trong quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Nó bao gồm các hoạt động tăng cường năng lực ở cấp cộng đồng và các cấp chính quyền; và cung cấp các kỹ thuật và hỗ trợ thể chế. Dự án cũng sẽ cung cấp hỗ trợ để cải thiện đời sống cho những người nghèo, đặc biệt là những dân tộc ít người để có những cơ hội tiếp cận công bằng tới đất rừng, quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên của họ cũng như lợi ích từ các nguồn tài nguyên này. Phương thức sẽ tập trung vào việc hỗ trợ để ngăn ngừa sự thoái hoá đất rừng và hỗ trợ phát triển và bảo tồn tài nguyên rừng. Sự phát triển các hệ thống thông tin, những kinh nghiệm và các phương pháp đào tạo của các cộng đồng điểm sẽ được chia sẻ với các cộng đồng khác trong huyện và cũng như mở rộng ra các vùng khác phù hợp trong phạm vi của tỉnh cũng như tỉnh khác trong vùng thông qua các đối tác, các phương pháp phổ cập và phương pháp truyền thông khác. Mục tiêu của dự án là “Cải thiện một cách bền vững cuộc sống của những người dân nghèo sống phụ thuộc vào rừng ở những vùng núi phía bắc thông qua việc tăng cường khả năng tiếp cận của họ tới nguồn tài nguyên rừng, và ảnh hưởng đến quản lý đất rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển những kỹ năng thích hợp”. Do vậy việc điều tra rừng là cần thiết nhằm cung cấp những thông tin liên quan đến đa dạng sinh học cũng như các vấn đề trong quản lý rừng cộng đồng, kinh nghiệm của người dân trong quản lý rừng, làm cơ sở để đề xuất phương thức quản lý thích hợp cũng như những giải pháp nhằm cải thiện sinh kế cho người dân. 2. Mục tiêu Mục tiêu của điều tra là nhằm: 1 - Đánh giá một cách toàn diện về hiện trạng rừng cộng đồng trong vùng dự án. Thông tin thu thập trong quá trình khảo sát bao gồm diện tích rừng cộng đồng, địa điểm, danh giới, tính đa dạng sinh học của rừng (động vật, thực vật), chất lượng rừng, hiện trạng và các vấn đề quản lý rừng cộng đồng - Bước đầu đề xuất phương thức quản lý rừng cộng đồng nói riêng cũng như nguồn tài nguyên rừng trong phạm vi khu vực dự án nói chung 3. Phương pháp 3.1. Phương pháp Các phương pháp sau đây đã được sử dụng trong quá trình điều tra: - Phỏng vấn và thảo luận nhóm: 38 người dân địa phương (trong đó xã Văn Minh có 20 người và 18 người thuộc xã Lạng San) đã được phỏng vấn dựa trên phiếu điều tra (Xem phụ lục 2) - Điều tra thực địa: + Xác định vị trí, danh giới: Nhóm nghiên cứu sử dụng máy định vị GPS để xác định địa điểm, danh giới các lô khoảnh rừng cộng đồng trên thực địa và trên bản đồ + Điều tra rừng: Việc điều tra rừng được thực hiện thông qua các ô tiêu chuẩn. Quá trình điều tra được thực hiện trên 6 ô tiêu chuẩn, diện tích mỗi ô là 1000m2. Trên mỗi ô tiêu chuẩn, thiết lập 5 ô dạng bản (trong đó 4 ô ở 4 góc và một ô ở giữa) để điều tra lớp cây bụi, các loài cây tái sinh, tầng đất rừng (Xem phụ lục 3.4 về sơ đồ ô tiêu chuẩn). Đối tượng điều tra: Trên mỗi ô tiêu chuẩn sẽ tiến hành điều tra 5 đối tượng bao gồm tầng cây cao, loài cây tái sinh, lớp cây bụi, độ che phủ dưới tán rừng và phẫu diện đất. - Trang thiết bị điều tra bao gồm: Máy GPS, bản đồ, thước đo, sổ ghi chép, bút... 3.2. Nhóm điều tra 1. Nguyễn Thị Thoa, chuyên gia Lâm Nghiệp, trường Đại học Nông Lâm 2. Hồ Ngọc Sơn, chuyên gia Lâm Nghiệp, trường Đại học Nông Lâm 3. Hưng, chuyên gia Lâm Nghiệp, Chi cục Kiểm Lâm Bắc Kạn 4. Hùng, chuyên gia Lâm Nghiệp, Chi cục Kiểm Lâm Bắc Kạn 2 4. Kết quả điều tra * Diện tích rừng cộng đồng Tổng diện tích rừng cộng đồng của 2 xã Văn Minh và Lạng San là 440,62 ha, trong đó xã Văn Minh có 194,74 ha và xã Lạng San có 245,88 ha. Chi tiết được trình bày trong bảng 01 dưới đây: Bảng 01: Diện tích rừng cộng đồng No. Tổng (ha) Xã Văn Minh Xã Lạng San Thôn Diện tích Thôn Diện tích 1 Nà Mực 108.67 To Đoóc 57.60 2 Khuổi Liềng 86.07 Bản Sảng 188.28 Tổng (ha) 194.74 245.88 440.62 * Địa điểm và danh giới rừng cộng đồng Tại xã Văn Minh, rừng cộng đồng được phân bố tại 4 khoảnh thuộc 2 thôn, trong đó thôn Nà Mực có 2 khoảnh và thôn Khuổi Liềng có 2 khoảnh. Tại xã Lạng San, rừng cộng đồng được phân bố rải rác tại 5 khoảnh, trong đó thôn To Đoóc có 2 khoảnh và thôn Bản Sảng có 3 khoảnh. Địa điểm (kinh độ và vĩ độ) của các lô, khoảnh rừng cộng đồng được trình bày chi tiết trong phụ lục 3.3. * Kết quả điều tra rừng Ô tiêu chuẩn 01 Kiểu rừng là Ic, cấu trúc loài thực vật đơn giản, chiếm đa số là các loài cây mọc nhanh và ưa sáng như Sau sau, Bùm bụp, bời lời được tái sinh sau các hoạt động canh tác nương rẫy. Chất lượng gỗ kém, rừng chưa có trữ lượng. Mật độ rừng khoảng 400 cây/ha. Số lượng loài cây tái sinh ít, những cây tái sinh chủ yếu là Manh, Sau sau, Hu đay, chất lượng gỗ thấp kém. Thành phần loài cây bụi đơn giản, cây bụi chủ yếu là Găng, Đơn và một số loại rau ngót rừng mọc ở chân núi đá. Tầng thảm tươi tương đối phong phú che phủ hầu hết diên tích đất rừng. Tuy nhiên đa phần trong số chúng là cỏ dại, bên cạnh là Dương xỉ, Mía dò. Cũng theo nghiên cứu ...

Tài liệu được xem nhiều: