Danh mục

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp CHUỖI CUNG ỨNG RAU ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THEO HƯỚNG GAP

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 367.70 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 5,500 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước, nổi tiếng về lúa, thuỷ sản và cây ăn trái nhiệt đới. Trong những năm trở lại đây, cùng với sự đa dạng hoá về hệ thống đất canh tác đang diễn ra ở cả nước, người nông dân trồng lúa ở ĐBSCL cũng đang dần chuyển đổi thế độc canh cây lúa sang trồng một số loại cây rau màu ngắn ngày nhằm tạo ưu thế cạnh tranh và nâng cao năng suất cho sản phẩm nông nghiệp và cải thiện đời sống...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHUỖI CUNG ỨNG RAU ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THEO HƯỚNG GAP " Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) CHUỖI CUNG ỨNG RAU ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THEO HƯỚNG GAP TS. Trần Thị Ba Đại học Cần Thơ1. GIỚI THIỆU Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước,nổi tiếng về lúa, thuỷ sản và cây ăn trái nhiệt đới. Trong những năm trở lại đây, cùng vớisự đa dạng hoá về hệ thống đất canh tác đang diễn ra ở cả nước, người nông dân trồng lúaở ĐBSCL cũng đang dần chuyển đổi thế độc canh cây lúa sang trồng một số loại cây raumàu ngắn ngày nhằm tạo ưu thế cạnh tranh và nâng cao năng suất cho sản phẩm nôngnghiệp và cải thiện đời sống kinh tế hộ gia đình (lợi nhuận từ trồng rau thường cao hơnlúa 2-4 lần). Tuy nhiên, ngành sản xuất rau chỉ mới nhắm đến phục vụ thị trường trongnước. Song song với sự tăng trưởng sản lượng rau, người tiêu dùng ngày càng quan tâmđến chất lượng và an toàn thực phẩm. Hàng ngày trên phương tiện thông tin đại chúngcho thấy nhiều trường hợp ngộ độc xảy ra do ăn rau có chứa dư lượng độc chất cao. Ngàynay, chỉ ở một vài thành phố của ĐBSCL như Cần Thơ, An Giang, Mỹ Tho,… mới cómột vài cửa hàng rau an toàn, tuy nhiên, trong thực tế số lượng rau rất giới hạn. Ngườitiêu dùng muốn rau an toàn nhưng thiếu niềm tin về sản phẩm rau bán trong cửa hàng. Làm thế nào để người tiêu dùng trong nước yên tâm ăn rau thì lúc đó rau ViệtNam mới có thể xuất khẩu được. Đây là một trong những vấn đề thách thức của ngànhnông nghiệp Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng phải giải quyết. Theo sau diễn đànkhuyến nông @ công nghệ về “Rau an toàn: thực trạng và giải pháp” ngày 10/12/2007 vàHội nghị “Sản xuất rau an toàn và định hướng phát triển đến 2010 các tỉnh phí Nam”ngày 7/5/2008. Một trong những kết luận rút ra từ những cuộc họp này là phải áp dụngqui trình nông nghiệp an toàn (Good Agriculture Practices: GAP) trong sản xuất rau. Đểđạt được điều này, phải quản lý xuyên suốt chuỗi cung ứng rau ở ĐBSCL. Do vậy cần: - Tìm hiểu đồng bằng sông Cửu Long và sản xuất rau của ĐBSCL. - Tìm hiểu chuỗi cung ứng rau ở ĐBSCL. - Phân tích những điểm mạnh và yếu, cơ hội và thách thức của rau ĐBSCL. - Đưa ra giải pháp quản lý chuỗi cung ứng rau của ĐBSCL theo hướng GAP.2. TỔNG QUAN VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ SẢN XUẤT RAU Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng rộng lớn và bằng phẳng, có 3,96 triệu hađất canh tác với gần 18 triệu dân cư (khoảng 22% dân số của cả nước). Trên thực tế,ĐBSCL tiêu biểu cho một vùng sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản với 2,60triệu ha (chiếm 65% diện tích ĐBSCL), cung cấp một nửa sản lượng lương thực của cảnước và đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế trong vùng. Trong thời gian 8 năm gần đây, diện tích rau của ĐBSCL phát triển nhanh chóngvà ngày càng có tính chuyên biệt cao. Năm 2007, ĐBSCL có 233.809 ha đất trồng rau(khoảng 20% diện tích trồng rau của cả nước), lớn nhất nước Việt Nam. Các tỉnh có diệntích trồng rau lớn như Tiền Giang 31.994 ha, An Giang 31,052 ha, Trà Vinh 25.894 ha, 1 Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008)Sóc Trăng 24.427 ha, Vĩnh Long 15.000 ha. Trong đó, diện tích rau ăn lá 105.154 ha, rauăn trái 77.068 ha, rau ăn củ 25.393 ha và còn lại là các loại rau khác. Năng suất rau bìnhquân ở ĐBSCL 16,25 tấn/ha, cao hơn 4,7% năng suất của các tỉnh phía Nam, sản lượng3.863.097 tấn, chiếm khoảng 30% sản lượng rau cả nước, rau ăn lá chiếm 1.775.630 tấn,rau ăn trái 1.558.692 tấn và rau ăn củ 476.445 tấn (Phạm Văn Dư và ctv., 2008). Có 2phương thức sản xuất: tự cung, tự cấp và sản xuất hàng hoá, trong đó rau hàng hoá tậptrung ở 2 khu vực: - Vùng rau chuyên canh: tập trung ở thành phố và khu công nghiệp, sản phẩmchủ yếu cung cấp cho dân phi nông nghiệp, vì vậy đòi hỏi phong phú chủng loại và mứcđộ an toàn sản phẩm cao. Hệ số sử dụng đất cao (4-8 vụ/năm), trình độ thâm canh củanông dân khá cao, nhưng vẫn còn sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật và phân bónhoá học. - Vùng rau luân canh: đây là vùng có diện tích và sản lượng lớn, cây rau đượctrồng luân canh với cây lúa, phát triển tốt trên nhóm đất khá phèn có khuynh hướng ổnđịnh. Hệ số sử dụng đất thấp (2-4 vụ/năm). Chính vì thế ĐBSCL dễ dàng thực hiện quihoạch chuyển đổi trồng rau màu trên đất lúa, có tiềm năng lớn trong việc mở rộng diệntích rau thành vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu. - Sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu được hìnhthành như sản xuất trong nhà lưới chống côn trùng, mái lưới che không cố định để hạnchế tác hại của cá ...

Tài liệu được xem nhiều: