Danh mục

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ KHÔI PHỤC RỪNG NGẬP MẶN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG HUYỆN HẬU LỘC – TỈNH THANH HÓA

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.44 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (0 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hậu Lộc là huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thanh Hoá với tổng diện tích tự nhiên là 14.367,19 ha. Trong đó có 1.170 ha đất bãi bồi ven biển để kết hợp trồng rừng và nuôi trồng thủy sản. - Huyện có 5 xã vùng ven biển (Đa Lộc, Minh Lộc, Ngư Lộc, Hưng Lộc, Hải Lộc) nằm về phía Đông. Với diện tích tự nhiên 3.442,25 ha (chiếm 23,81% DT tự nhiên), dân số 57.068 người (chiếm 34,8% dân số toàn huyện). ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ KHÔI PHỤC RỪNG NGẬP MẶN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG HUYỆN HẬU LỘC – TỈNH THANH HÓA " MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ KHÔI PHỤC RỪNG NGẬP MẶN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG HUYỆN HẬU LỘC – TỈNH THANH HÓA Đơn vị thực hiện: UBND huyện Hậu Lộc - Thanh Hóa Tác giả: Trịnh Cao Sơn Bac Kan: ngày 20 tháng 04 năm 2010 I. Tính cấp thiết và mục tiêu của đề tài : I. 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề: - - Hậu Lộc là huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thanh Hoá với tổng diện tích tự nhiên là 14.367,19 ha. Trong đó có 1.170 ha đất bãi bồi ven biển để kết hợp trồng rừng và nuôi trồng thủy sản. - Huyện có 5 xã vùng ven biển (Đa Lộc, Minh Lộc, Ngư Lộc, Hưng Lộc, Hải Lộc) nằm về phía Đông. Với diện tích tự nhiên 3.442,25 ha (chiếm 23,81% DT tự nhiên), dân số 57.068 người (chiếm 34,8% 57.068 dân số toàn huyện). - Được bao bọc bởi các sông: Phía Bắc là Sông Lèn, Phía Nam là sông sông Lạch Trường, Phía Đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển 12 km. - Vùng ven biển huyện Hậu Lộc có vai trò hết sức quan trọng về kinh tế, chính trị và An ninh Quốc Phòng. Đây là nơi tập trung đông dân cư , cơ sở sản xuất nông – lâm – thủy sản, tàu thuyền khai thác thủy sản …, và cũng là nơi tập trung hệ thống đê biển, đê sông, các công trình cơ sở hạ tầng thường nằm sát ven biển. th - Hàng năm vùng ven biển chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, nhất là nhưng cơn bão nhiệt đới, trung bình hứng chịu từ 5 – 6 cơn/năm. Mùa mưa bão thường bắt đầu từ th tháng 6 và kết thúc vào tháng 11. Trong đó, các tháng 8,9,10 tập trung nhiều bão nhất và là những cơn bão mạnh - Chỉ tính từ năm 2003 trở lại đây, đã có nhiều trận bão với sức gió mạnh, mưa to kèm theo sóng lớn, nước biển dâng gây tai họa thường xuyên để lại hậu quả nặng nề, nó không th chỉ gây hậu quả trước mắt mà còn để lại di chứng cho nhiều năm sau đó khó có thể khắc phục được. - Điển hình cơn bão số 5 ngày 28/8/2003, cơn bão số 7 ngày 27/9/2005 đã đổ bộ vào huyện làm cho 3 km đê biển đã được kè hóa nhưng không có rừng chắn sóng bị vỡ đê, đư nước biển tràn vào làm cho nhà cửa, lúa, rau màu bị phá hủy ... - Hàng nghìn ha đất bị nhiễm mặn, dịch bệnh phát sinh, đời ha sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, thiệt hại kinh tế lên tới hàng trăm tỷ đồng. Trong khi đó 2km đê biển có RNM chắn sóng vẫn an toàn trước sóng dữ. tr Một số hính ảnh do vơ đê cơn bão số 7/2005 Nét lo âu sau bão dữ - Cùng với sự phát triển ồ ạt của nhiều ngành kinh tế đã và đang tác động xấu đến việc bảo vệ và phục hồi RNM, làm cơ cấu rừng bị phá hủy, chất lượng rừng bị giảm sút, khả năng phòng hộ bị hạn chế. Mặt khác, các hoạt động trên còn làm cạn kiệt nguồn nước ngọt, tăng khả năng xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất … Hơn nữa, đời sống của đại bộ phận người dân vùng ven biển con thấp, nhất là thành phần dân cư hoạt động, sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp. - Tình trạng thiếu đất sản xuất nông nghiệp đang là vấn đề đặt ra ngày càng cấp thiết cho các địa phương. Thêm vào đó, nhận thức về bảo vệ môi trường, cảnh quan cũng như vai trò RNM của người dân địa phương còn nhiều hạn chế. - Với lý do trên tôi đưa ra nội dung “Một số giải pháp bảo vệ và khôi phục RNM dựa vào cộng đồng huyện Hậu Lộc – tỉnh Thanh Hóa” nhằm chia sẻ kinh nghiệm về bảo vệ, phục hồi RNM dựa vào cộng đồng, tăng cường số lượng, chất lượng, đem lại một phần thu nhập cho cộng đồng dân cư thôn, đảm bảo bền vững về mặt sinh thái cho cả vùng ven biển. 1.2. Mục tiêu: 1.2. * Mục tiêu về môi trường: - Nâng cao độ che phủ của RNM ven biển, cải thiện môi trường sống, nhất là môi trường nước ven bờ, cung cấp dinh dưỡng, tạo khu cư trú cho các loài sinh vật biển, cải tạo độ phì nhiêu của đất. Từ đó, góp phần bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, tăng cường sự bền vững của nền sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp vùng ven biển, tạo cảnh quan xanh, sạch đẹp. * Mục tiêu về xã hội: - Tạo công ăn việc làm cho nhân dân, giải quyết một phần lao động nhàn rỗi, hạn chế tệ nạn xã hội. - Nâng cao ý thức lâm nghiệp cộng đồng bảo vệ rừng phòng hộ ven biển nói riêng và ý thức bảo vệ nôi trường cảnh quan vùng ven biển nói chung. - Tăng cường sự đoàn kết trong công đồng dân cư, góp phần củng cố an ninh quốc phòng. * Mục tiêu về kinh tế: - Phục hồi và phát triển thêm vốn rừng, nâng cao chất lượng, giá trị rừng, ổn định và tăng thêm diện tích. Đáp ứng một phần nhu cầu về chất đốt, khai thác thủy hải sản có từ rừng tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư. - Thông qua hoạt động xây dựng và phát triển rừng sẽ tạo công ăn việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho dân cư vùng ven biển. - Tăng tuổi thọ cho các công trình đê điều, thủy lợi, giảm thiệt hại do thiên tai gây ra tiết kiệm được ngân sách cho công tác nâng cấp, tu bổ các công trình đê điều, và các khoản cứu trợ và khắc phục hậu quả sau thiên tai…. 2. Hiện trạng và nguyên nhân làm suy giảm RNM 2. huyện Hậu Lộc: 2.1 ...

Tài liệu được xem nhiều: