Danh mục

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp Nghiên cứu về máy sấy tĩnh vỉ ngang ở ĐBSCL Việt Nam

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 670.93 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này bao gồm các thí nghiệm và điều tra khảo sát về máy sấy tĩnh vỉ ngang vớitrọng tâm hiện tượng nứt hạt gạo và so sánh các chế độ sấy đảo gió. Kết quả cho thấy cả haimáy sấy qui mô sản xuất 8 tấn và qui mô phòng thí nghiệm 20 kg, ảnh hưởng của đảo gió làgiảm sai biệt ẩm độ cuối rất rõ ràng; tuy nhiên, ảnh hưởng này đến thời gian sấy và tốc độ sấylà khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. Sấy cơ học dù là có hay...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu về máy sấy tĩnh vỉ ngang ở ĐBSCL Việt Nam "Phần 2. Nghiên cứu về máy sấy tĩnh vỉ ngang ở ĐBSCL Việt NamTÓM TẮTNghiên cứu này bao gồm các thí nghiệm và điều tra khảo sát về máy sấy tĩnh vỉ ngang vớitrọng tâm hiện tượng nứt hạt gạo và so sánh các chế độ sấy đảo gió. Kết quả cho thấy cả haimáy sấy qui mô sản xuất 8 tấn và qui mô phòng thí nghiệm 20 kg, ảnh hưởng của đảo gió làgiảm sai biệt ẩm độ cuối rất rõ ràng; tuy nhiên, ảnh hưởng này đến thời gian sấy và tốc độ sấylà khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. Sấy cơ học dù là có hay không có đảo gió đềutốt hơn phơi nắng xét trên phương diện làm giảm nứt hạt. Tuy nhiên, khi so với đối chứng làmẫu sấy bóng râm, sấy cơ học (có hay không có đảo gió) làm giảm tỉ lệ thu hồi gạo nguyênvà tăng nứt; yếu tố ảnh hưởng chưa cụ thể có thể là do tốc độ sấy. Hiện tượng tỉ lệ thu hồi gạonguyên giảm không nhất quán, thấp hơn hoặc cao hơn một ít trong mỗi cặp thí nghiệm giữađảo gió và không đảo gió; kết quả này không như dự đoán với số liệu sai biệt ẩm độ cuối đãđo đạc. Thí nghiệm trên máy sấy 4 tấn ở Long An có trang bị bộ thu phụ năng lượng mặt trờicho chất lượng hạt tốt và minh chứng tính kinh tế cao. Các kết quả khảo sát chính từ các điềutra hiện trạng tình hình sử dụng máy sấy tĩnh vỉ ngang ở bảy tỉnh ở ĐBSCL là: xu hưởng tăngnăng suất sấy, vai trò của các nhà chế tạo ở địa phương và cán bộ khuyến nông, sự hỗ trợ củachính phủ giảm lãi vay mua máy sấy, sấy trong mùa khô và đặc biệt là sự mất cân đối giữachi phí sấy và lợi ích sấy.GIỚI THIỆUMáy sấy tĩnh vỉ ngang đã có mặt từ lâu trong nền sản xuất lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long(ĐBSCL). Từ mẫu máy đầu tiên trong những năm 1980 đến khoảng 6500 máy vào năm 2007quả là bước tiến dài. Nhưng không phải tất cả đều đáng lạc quan. Mức độ chấp nhận máy sấythay đổi tùy tỉnh, ngay cả các huyện các xã trong một tỉnh đều khác nhau. Tìm ra ra các nguyênnhân tác động đến sự chấp nhận này quả thực phức tạp. Trong khuôn khổ Dự án CARD026/VIE-05 với trọng tâm là sự nứt gãy hạt lúa, phần nghiên cứu máy sấy vỉ ngang từ năm2006 đến 2008 gồm các hoạt động sau: • Thực hiện các thí nghiệm với các điều kiện sấy qui mô thí nghiệm và ở điều kiện sản xuất thực tế để đánh giá tác động của sấy lúa đảo chiều gió đến độ nứt hạt và các thông số sấy khác. • Tiến hành các thí nghiệm trên máy sấy vỉ ngang 4 tấn có bộ thu nhiệt phụ bằng năng lượng mặt trời. • Tiến hành Khảo sát nhanh (Participatory Rapid Rural Appraisal PRRA) về việc sử dụng máy sấy vỉ ngang tại ĐBSCL.CÁC THÔNG TIN LIÊN QUANCác thông tin dưới đây lấy từ số liệu các tỉnh trong các buổi Hội thảo, từ cuộc khảo sát quimô toàn vùng ĐBSCL do Bộ Nông nghiệp & PTNT tổ chức năm 2004 phối hợp với tổ chức 19Danida của Đan Mạch, và từ kinh nghiệm của người viết nghiên cứu về máy sấy trong 25năm qua.Sự phát triển của máy sấy tĩnh vỉ ngang (MSTVN)Đồng Bằng Sông Cửu Long ở Nam Bộ với khoảng 2,7 triệu hecta lúa cho ra khoảng 50% sảnlượng lúa củaViệt Nam, xuất khẩu hơn 90% gạo. Mỗi nông hộ có khoảng 1 ha, tuy rằng ởvài nơi, cũng nhiều người canh tác trên 3- 10 ha hoặc hơn thế.Sấy lúa trở thành vấn đề ở ĐBSCL từ những năm 1980 khi tăng thêm vụ lúa thu hoạch trongmùa mưa. Nhiều cơ quan đã thử nhiều mẫu máy sấy, nhưng chỉ một mẫu được sản xuất chấpnhận, đó là máy sấy vỉ ngang (MSVN). Mẫu MSVN đầu tiên được Trường Đại học NôngLâm Tp Hồ Chí Minh lắp đặt tại Sóc Trăng năm 1982. Nông dân quanh vùng đã cải biến/cải tiến máy này, dùng nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương. Năm 1990, có khoảng 300MSVN ở ĐBSCL, một nửa là ở Sóc Trăng. Nhiều tỉnh khác bắt đầu áp dụng máy này. Năm1997 một khảo sát do Dự án Danida tiến hành, báo cáo có 1500 MSVN ở ĐBSCL, trong đó 3tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, và Cần Thơ chiếm 850 máy, 10 tỉnh còn lại chiếm 650 máy (Bảng2).Dự án Danida này ở Cần Thơ và Sóc Trăng đã tăng gấp đôi số lượng máy sấy ở mỗi tỉnh, từ 250máy lên 500 máy trong hai năm 1998-1999 thông qua hoạt động khuyến nông và chương trìnhtín dụng. Dự án này kết thúc năm 2001, và được thay bằng Hợp phần sau thu hoạch do BộNông nghiệp quản lý, và cũng được Danida hỗ trợ các hoạt động khuyến nông. Hợp phần kếtthúc năm 2007. Số MSVN tăng nhanh, năm 2002 có 3000 máy, năm 2006 có 6200 máy. Sốmáy sấy ở ĐBSCL chiếm hơn 95 % tổng số máy sấy ở Việt Nam.Sự phát triển của MSVN trong 25 năm qua theo một mô thức khá thú vị. Trước tiên, một cơquan nghiên cứu đưa ra một mẫu máy, trong trường hợp này là ĐHNL. Sau đó, nông dân/ thợcơ khí chép mẫu /cải biến/ cải tiến máy. Tiếp theo ĐHNL theo dõi các cải tiến đó, và cho ramột mẫu máy với nhiều thay đổi và cải tiến đột phá. Chu trình lặp lại.Các cột mốc về các mẫu thiết kế máy sấy của ĐHNL là: 1982: MSTVN kiểu thông thường, với không khí sấy đi vào buồng gió từ chính giữa; lò đốt trấu ghi phẳng và buồng lắng tro (Hình 1). 1994: MSTVN kiểu thôn ...

Tài liệu được xem nhiều: