Danh mục

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÔNG NGHỆ TÁI SỬ DỤNG NƯỚC NUÔI GIỐNG THỦY SẢN NHẰM MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT BỀN VỮNG VÀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 260.81 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khoảng năm ngàn trại nuôi giống thủy sản đang hoạt động cung cấp trên 20 tỉ tôm giốngvà các loại giống nuôi khác cho nuôi trồng thủy sản hàng năm. Phần lớn các trạm nuôi giốngsử dụng nước mặn hoặc nước lợ trong sản xuất giống.Hình thức nuôi phổ biến đang áp dụng hiện nay là thay nước nuôi hàng ngày với một tỉlệ nhất định nào đó phụ thuộc vào loài nuôi và chế độ nuôi. Phần lớn nước nuôi được thảithẳng ra ngoài môi trường, không qua xử lý. Nước thải chứa thức ăn thừa, chất bài tiết,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÔNG NGHỆ TÁI SỬ DỤNG NƯỚC NUÔI GIỐNG THỦY SẢN NHẰM MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT BỀN VỮNG VÀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG " NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÔNG NGHỆ TÁI SỬ DỤNG NƯỚC NUÔI GIỐNG THỦY SẢN NHẰM MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT BỀN VỮNG VÀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Lê Văn Cát, Phạm Thị Hồng Đức, Lê Ngọc Lộc Viện hóa học, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam E –mail: levancat123@yahoo.com 1. Hiện trạng và nhu cầu thực tiễn Khoảng năm ngàn trại nuôi giống thủy sản đang hoạt động cung cấp trên 20 tỉ tôm giốngvà các loại giống nuôi khác cho nuôi trồng thủy sản hàng năm. Phần lớn các trạm nuôi giốngsử dụng nước mặn hoặc nước lợ trong sản xuất giống. Hình thức nuôi phổ biến đang áp dụng hiện nay là thay nước nuôi hàng ngày với một tỉlệ nhất định nào đó phụ thuộc vào loài nuôi và chế độ nuôi. Phần lớn nước nuôi được thảithẳng ra ngoài môi trường, không qua xử lý. Nước thải chứa thức ăn thừa, chất bài tiết, phân,vi khuẩn gây bệnh, kháng sinh. Các tạp chất trên có khả năng gây hại cho vực nhận nước:giảm chất lượng nước, gây tổn hại sinh cảnh, làm suy giảm đa dạng sinh học, nhiễm mặn đất,lan truyền bệnh, biến đổi gien của vi sinh do kháng sinh và đôi khi gây hiện tượng phúdưỡng cho vực nước nhận.[1,4,6,7,9] Vì lợi ích bảo vệ môi trường nói chung và ngành sản xuất nuôi trồng thủy sản phát triểnbền vững thì việc xử lý và tái sử dụng nước thải từ các trại nuôi giống là một trong nhữngnhu cầu cần thiết. Ngoài ra, tái sử dụng nước nuôi hải sản còn mang lợi ích kinh tế nếu cơ sởnuôi cách xa nguồn nước cấp và cho các cơ sở bán đồ hải sản tươi sống tại các thành phố dogiảm chi phí vận tải nước nuôi. Tái sử dụng nước nuôi thủy sản đã được phổ biến ở nhiều nước phát triển trên thế giới[13,14], trong khi đó phương thức sản xuất trên chưa được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. 2. Đặc trưng ô nhiễm của nguồn thải và công nghệ xử lý Nước nuôi giống thủy sản nói riêng hoặc nuôi trồng thủy sản nói chung có mức độ ônhiễm không quá nặng nề như các ngành sản xuất khác nhưng những chất ô nhiễm lại là chấtgây độc trực tiếp cho loài nuôi với nồng độ rất thấp, điển hình nhất là amoniac, thành phầnphân hủy từ chất thải. Xử lý nước thải vì vậy tập trung vào xử lý amoni, cụ thể là chuyển hóachúng thành dạng nitrat thông qua quá trình nitrat hóa bằng con đường vi sinh vật.[1,2,3,5] So với các loại nước thải khác, tính chất đặc thù của nước nuôi thủy sản có nồng độamoni thấp, độ muối cao, thường chứa các chất ức chế (sử dụng trong khi nuôi, ví dụ khángsinh) nhưng yêu cầu mức độ làm sạch rất cao nếu nhằm mục đích tái sử dụng. Các yếu tố trên ức chế rất mạnh đến hiệu quả hoạt động xử lý của vi sinh vật tựdưỡng (loại chuyển hóa amoni thành nitrat) vốn đã là chủng loại có tốc độ phát triển chậm[8,10]. Khó khăn khác khi sử dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước nuôi là sản xuất theothời vụ (vùng miền bắc), qui mô sản xuất nhỏ, chủng loại vật nuôi đa dạng ngay trong một cơsở sản xuất. Những đặc điểm trên đây sẽ tác động đến hiệu quả sử dụng công nghệ xử lý nướcthải, dẫn đến: chi phí xây dựng và vận hành hệ thống xử lý cao, khó ổn định. 1 Các công nghệ hiện đang sử dụng trên thế giới và tại một vài cơ sở ở Việt Nam nhưlọc nhỏ giọt, lọc qua tầng cố định, đĩa quay sinh học… đều có những hạn chế khi sử dụngtrong hoàn cảnh trên. Công nghệ xử lý nước thải và tái sử dụng thích hợp cho hoàn cảnh kinh tế và đặc thùsản xuất trong các trại nuôi giống thủy sản đòi hỏi các tiêu chí: • Hiệu quả xử lý cao (lưu lượng xử lý lớn trên một đơn vị công suất thiết bị). • Vận hành đơn giản và chi phí thấp. • Thích ứng với sản xuất mang tính thời vụ. • Thích hợp cho qui mô sản xuất nhỏ. • Dễ nhân rộng và triển khai ngoài thực tế. Một trong những công nghệ hiếm hoi có thể đáp ứng các tiêu chí đòi hỏi trên là côngnghệ màng vi sinh tầng chuyển động (Moving Biofilm Bed Reactor – MBBR). Đó là côngnghệ sử dụng màng vi sinh bám trên chất mang, chất mang chuyển động trong nước khi hoạtđộng. Hiệu quả xử lý của nó chỉ thấp hơn dạng kỹ thuật lưu thể (fluidized bed reactor), caohơn nhiều so với các kỹ thuật khác, bù lại vận hành nó đơn giản hơn nhiều so với kỹ thuậttầng lưu thể (đòi hỏi trình độ tự động hóa cao) và không cần thiết phải có thêm công đoạnlắng. Bài viết trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu ban đầu của chúng tôi về hiệu quả xử lýnước thải theo công nghệ màng vi sinh tầng chuyển động, có thể áp dụng để xử lý và tái sửdụng nước nuôi tại các trại nuôi giống. Công nghệ trên cũng đã được nghiên cứu và bắt đầu áp dụng ở nước ngoài trong xử lýnước nuôi [13,15,16]. Công nghệ xử lý do chúng tôi xây dựng sử dụng các loại nguyên vậtliệu có sẵn ở trong nước và giá ...

Tài liệu được xem nhiều: