Danh mục

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp NÔNG LÂM SẢN VIỆT NAM TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG EU VÀ HOA KỲ: THỰC TRẠNG – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 269.28 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các mặt hàng Nông Lâm Sản chủ lực xuất khẩu của nước ta trong những năm quađã có bước tiến đáng khích lệ, trong vòng 10 năm qua tăng trung bình từ 18-25%. Năm2007 theo thống kê ban đầu đạt 8.650 triệu USD.Có thể liệt kê một vài mặt hàng xuất khẩu chủ lực: Đồ gỗ 2.350 triệu USD, Càphê 1.720 triệu USD, Gạo 1.483 triệu USD, Rau quả 307 triệu USD, Cao su 1.425 triệuUSD, Chè 129 triệu USD… Hàng Nông sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 600 triệu USD(Cà phê, Cao su thiên nhiên, hạt Điều…). Những...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " NÔNG LÂM SẢN VIỆT NAM TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG EU VÀ HOA KỲ: THỰC TRẠNG – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC " Hội thảo GAP – Bình Thuận (21-22/7/2008) NÔNG LÂM SẢN VIỆT NAM TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG EU VÀ HOA KỲ: THỰC TRẠNG – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC Ts. Cao Vĩnh Hải Trung tâm Tư vấn Môi trường Tài nguyên và Giảm nghèo Nông thônI. Khái quát chung: Các mặt hàng Nông Lâm Sản chủ lực xuất khẩu của nước ta trong những năm quađã có bước tiến đáng khích lệ, trong vòng 10 năm qua tăng trung bình từ 18-25%. Năm2007 theo thống kê ban đầu đạt 8.650 triệu USD. Có thể liệt kê một vài mặt hàng xuất khẩu chủ lực: Đồ gỗ 2.350 triệu USD, Càphê 1.720 triệu USD, Gạo 1.483 triệu USD, Rau quả 307 triệu USD, Cao su 1.425 triệuUSD, Chè 129 triệu USD… Hàng Nông sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 600 triệu USD(Cà phê, Cao su thiên nhiên, hạt Điều…). Những mặt hàng xuất khẩu tăng vọt là Cà phê,Cao su, Hạt Tiêu và đặc biệt là Đồ gỗ xuất khẩu đạt 1200 triệu USD VN tăng 11 lần sovới năm 2000 (219 triệu USD). Riêng đồ gỗ xuất khẩu vào thị trường Mỹ chiếm khoảng > 50% kim ngạch xuấtkhẩu mặt hàng này Còn mặt hàng rau quả thì xuất khẩu của ta vào EU chiếm khoảng 25%. TrungQuốc khoảng 56%, còn lại là các thị trường khác. Đây cũng là lý do để phần tham luận của chúng tôi tập trung vào 2 thị trường EUvà Hoa Kỳ để xem xét. Bên cạnh những con số xuất khẩu tăng trưởng đáng khích lệ thì có những vấn đềtồn tại không thể không xem xét: • Kim ngạch xuất khẩu rau quả nếu từ 1995 đến 2001 chúng ta tăng từ 56,1 triệu USD lên 305 triệu USD thì từ năm 2001 đến nay kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng không đáng kể và dao động ở mức 305-350 triệu USD/năm. • Có những mặt hàng Nông Lâm Sản còn “tụt dốc” một cách thảm hại, có thể nêu điển hình là ngành Ong. Nếu năm 2002 chúng ta đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu Mật Ong thì năm 2007 chúng ta tụt xuống hàng thứ 6, thứ 7 và chỉ xuất khẩu được 14.000 tấn mật ong (khoảng 25 triệu USD) giảm khoảng từ 200-300 tấn so với các năm trước và đáng buồn hơn là EU đã tạm dừng nhập khẩu mật ong Việt Nam vì tỷ lệ vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo. Mặt hàng Hạt Điều đang gặp những trở ngại lớn: Giá nguyên liệu hạt điều thô tăng, các cơ sở chế biến thiết bị còn lạc hậu, thiếu lao động, giá thành sản phẩm cao, xuất ra là lãi ít, hiện năm 2008 còn nợ lại các công ty nước ngoài trên 3000 containers (52500 tấn – tháng 5/2008), đến hết năm 2008 vẫn còn nợ chừng 1000 containers • Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng trưởng chậm hoặc tụt dốc của một vài mặt hàng là do đâu? Do quy trình sản xuất và chế biến còn lạc hậu nhiều sơ hở - Vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo, thiếu các trang thiết bị bảo quản, kho và phương tiên vận chuyển chuyên dụng. 1 Hội thảo GAP – Bình Thuận (21-22/7/2008) • Ngay Thanh Long mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Bình Thuận thì nhiều DN xuất khẩu cũng chưa nắm vững các tiêu chuẩn quy định về VSATTP và kiểm dịch thực vật. Các cơ quan chuyên môn và quản lý cũng chưa có đủ các trang thiết bị và con người để quản lý công việc này (toàn vùng chỉ có 1 HTX Thanh Long Hàm Minh được cấp chứng chỉ tiêu chuẩn Châu Âu với 1 diện tích nhỏ). Phải chăng chúng ta còn thiếu các Trung tâm giao dịch tiếp thị XKNLS – Nănglực cạnh tranh của một bộ phận các DN xuất khẩu còn thấp?... Mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu đang tăng trưởng rất nóng thì nguy cơ phía DN củaHoa Kỳ đang rập rạp để kiện bán phá giá trên 85% nguyên liệu gỗ phải nhập. Một vài tổchức môi trường của Anh và Inđônêsia lại đã kích một số DN gỗ VN mua bán gỗ lậuhoặc khai thác gỗ trái phép.v..v…? Tình hình trên đòi hỏi chúng ta phải đánh giá kỹ đúng thực trạng việc xuất khẩuhàng NLS nước ta làm rõ những cơ hội và thách thức. Phân tích sâu hơn về các thị trườngđặc biệt là EU và Hoa Kỳ nhằm xây dựng những giải pháp cạnh tranh có hiệu quả, đảmbảo cho các mặt hàng NLS xuất khẩu VN tăng trưởng một cách ổn định và bền vững.II. Vài nét về thị trường EU và Hoa Kỳ1. Thị trường EU Đây là một thị trường lớn gồm 25 thành viên (5/2004) dân số trên 450 triệu ngườisản phẩm quốc nội lớn hơn Hoa Kỳ hoặc Nhật Bản. EU là khu vực thương mại lớn nhấtthế giới chiếm gần 50% khối lượng HHXNK thế giới, nhập khẩu 13,6 tỷ USD rau quảtrong năm 2003. Đặc điểm nổi bật của thị trường này là: a. Một thị trường đa dạng khó tính, đòi hỏi nhiều cách tiếp cận. b. Có sự cạnh tranh gay gắt nên hàng hoá phải có chất lượng sản phẩm cao, mẫu mã bao bì phải đổi mới bắt mắt. c. Phải quan tâm đến sức khoẻ, an toàn và môi trường. d. Hàng hoá nếu đã vào được 1 thành viên thì sẽ được luân chuyển toàn EU bằng đồng EURO. e. Được áp dụng hệ thống ưu đãi phổ cập GSP (Generalifed Systems of Preferences) nhằm hỗ trợ XK từ các nước đang phát triển hoặc nước phát triển kém. Thuế nhập 0% cho hàng NLS. Nếu mặt hàng công nghiệp (đồ gỗ) có chứng chỉ thân thiện môi trường được giảm 15-35% thuế quan. f. Các mặt hàng rau quả chủ lực mà EU nhập vào là: Chuối, Táo, Nho, quả có múi và rau tươi. Các mặt hàng này thường nhập khẩu trực tiếp vào Hà Lan - Pháp - Bỉ sau đó được bảo quản và vận chuyển đi các nước EU khác qua các công ty phân phối của EU. Cách tính thuế nhập khẩu còn dựa trên biểu giá tham chiếu: Giá hàng nhập có giá cao hơn và thấp hơn giá tham chiếu được xem xét để quyết định mức thuế khác nhau. g. Ngoài ra EU còn áp dụng: Tiêu chuẩn thị trường chung CAP (Common Authenticat ...

Tài liệu được xem nhiều: