Danh mục

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp Phát triển chiến lược tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng thực phẩm: trường hợp thức ăn chăn nuôi Báo cáo thăm quan học tập tại Thái Lan

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 601.20 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chuyến thăm quan học tập đã được tổ chức từ ngày 9-13/6/2008. (Xem kế hoạch làm việc tại Thái Lan ở phụ lục I). Đoàn đại biểu bao gồm một đại diện của cơ quan lập chính sách (Cục Chăn nuôi), một đại diện của Viện nghiên cứu (Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam), đại diện của một doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực chế biến thức ăn gia súc và các thành viên của nhóm nghiên cứu làm việc tại Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp (CAP)/Viện Chính sách Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn và các chuyên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Phát triển chiến lược tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng thực phẩm: trường hợp thức ăn chăn nuôi Báo cáo thăm quan học tập tại Thái Lan " Ministry of Agriculture & Rural Development Dự án CARD 030/06 VIE Phát triển chiến lược tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng thực phẩm: trường hợp thức ăn chăn nuôi Báo cáo thăm quan học tập tại Thái Lan 9-13 Tháng 6, 2008 1 tháng 12 năm 2008 1 1. Giới thiệu Chuyến thăm quan học tập đã được tổ chức từ ngày 9-13/6/2008. (Xem kế hoạch làm việc tại Thái Lan ở phụ lục I). Đoàn đại biểu bao gồm một đại diện của cơ quan lập chính sách (Cục Chăn nuôi), một đại diện của Viện nghiên cứu (Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam), đại diện của một doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực chế biến thức ăn gia súc và các thành viên của nhóm nghiên cứu làm việc tại Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp (CAP)/Viện Chính sách Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn và các chuyên gia của trường đại học Tây Úc (UWA) (tham khảo danh sách đoàn trong phụ lục II). Chuyến thăm quan nghiên cứu có mục đích hiểu được: • Tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Thái Lan • Sự tham gia của các doanh nghiệp SME trong ngành thức ăn chăn nuôi tại Thái Lan • Vai trò của chính sách công trong ngành thức ăn chăn nuôi tại Thái Lan Chuyến thăm quan học tập do các thành viên nhóm nghiên cứu của CAP tổ chức, với sự hỗ trợ của các cố vấn kỹ thuật của UWA. Ông Teerasant Sirichayaporn, chủ tịch điều hành của Công ty Thức ăn chăn nuôi Thái Lan (Thai Feed Mills Public Company Limited) và ông Pornsil Patchrintanakul, chủ tịch Hiệp hội các nhà máy thức ăn chăn nuôi Thái Lan đã đón tiếp đoàn. Đoàn thăm quan đã gặp gỡ Cục phát triển chăn nuôi Thái Lan (DLD), văn phòng chăn nuôi của FAO tại khu vực, Hiệp hội các nhà máy thức ăn chăn nuôi Thái Lan, gồm cả các nhà máy nhỏ và lớn đồng thời thăm quan một trang trại chăn nuôi bò sữa. Thông tin chi tiết về các cuộc thăm quan và liên hệ có trong phụ lục 1. Các kết quả chính của chuyến thăm quan về 3 lĩnh vực quan tâm chính (nói trên) được ghi lại trong các phần 2, 3 và 4 sau đây. Một số vấn đề chính sách của Việt Nam mà Văn phòng chăn nuôi khu vực của FAO tại Băng Cốc nêu ra được thảo luận trong phần 5, và các bài học chính được ghi lại trong phần 6. 2 Sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Thái Lan 2.1 Sản xuất thức ăn chăn nuôi và sử dụng đầu vào Tại Thái Lan, các công ty lớn, đặc biệt là CP Group chi phối phần lớn ngành chế biến thức ăn chăn nuôi. Hiệp hội các nhà máy thức ăn chăn nuôi Thái Lan cho biết 56 thành viên trong hiệp hội (một số thành viên có hơn một nhà máy) sản xuất 70% trong tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi của cả nước. Hầu hết thức ăn chăn nuôi được sản xuất cho tiêu thụ nội địa. Cục phát triển chăn nuôi đã đưa ra danh sách tổng cộng 655 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi – nhưng con số này bao gồm rất nhiều nhà máy nhỏ theo quy mô kiểu “nông dân”. Ngoài ra, Công ty Thức ăn chăn nuôi Thái Lan cho biết cũng có nhiều nhà máy nhỏ không đăng ký hoạt động dưới hình thức đơn thuần là trộn các sản phẩm thức ăn với nhau (sử dụng thiết bị nghiền và đóng gói) và không có sự kiểm soát của Cục chăn nuôi. Số lượng các nhà máy thức ăn chăn nuôi tại Thái Lan tương đối ổn định trong nhiều năm qua, cho thấy một ngành chế biến thức ăn chăn nuôi trưởng thành. Điều thú vị là, giá thức ăn chăn nuôi trên thị trường nội địa từ năm 2003 đến nay do chính phủ Thái 2 Lan kiểm soát thông qua Bộ thương mại (cụ thể là Vụ nội thương). Kế hoạch hàng năm về lượng đầu vào nguyên liệu thức ăn nhập khẩu do Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Thái Lan phê duyệt. Thái Lan thường tự chủ động trong nguồn nguyên liệu ngô và sắn để sản xuất thức ăn chăn nuôi, chỉ phải nhập khẩu các sản phẩm giàu protein như bột đậu tương, đậu tương, một phần bột cá và bột xương. Các doanh nghiệp SME có thể lợi thế ở gần các nguồn nguyên liệu thô – mua bột gạo, mật đường từ khu vực địa phương (và thậm chí phần thừa từ sản xuất thức ăn cho vật nuôi trong nhà). Ví dụ, Hợp tác xã chăn nuôi bò sữa Mualek tìm tất cả nguyên liệu thô ở trong nước (trừ một số bột đậu tương nhập từ Achentina) – và tìm kiếm các nguồn nguyên liệu chất lượng cao nhưng với giá rẻ nhất – để giữ cho chi phí sản xuất ở mức thấp có thể. Dưới đây là danh sách một số nguyên liệu thô của hợp tác xã: • Cám lúa mỳ – từ Thái Lan • Nhân cọ – từ miền Nam Thái Lan • Hạt bông – từ miền Bắc Thái Lan • Bột đậu tương – trong nước và nhập khẩu • Sắn – trong nước • ngô – trong nước – họ ký hợp đồng sản xuất ngô với các trang trại • bột dừa – từ miền Nam Thái Lan Thương lái đến tận các cơ sở xay xát để thu mua sản phẩm phụ - tuy nhiên các nhà máy sử dụng các nguyên liệu đầu vào này không thể cung cấp thức ăn cho các cơ sở chăn nuôi lợn được cấp chứng chỉ GMP. Các doanh nghiệp SME sử dụng bất kỳ nguyên liệu nào họ tìm được – họ không thể cạnh tranh để có được các nguyên liệu thô thông thường. Các SME phải xem xét “sẽ làm gì với doanh nghiệp nhỏ của mình?” Họ có thể là “nhà sản xuất thích hợp” sử dụng “nguyên liệu thô có thế mạnh”. Họ cần nhìn vào thị trường và cung cấp một dịch vụ nào đó cho nông dân. 2.2 Chuỗi cung Tình trạng sát nhập theo chiều dọc giữa các công ty lớn là rất cao – từ hợp đồng nông sản các nguyên liệu thô như ngô cho tới sản xuất thức ăn chăn nuôi và chế biến thực phẩm. Số lượng các nhà máy thức ăn chăn nuôi tại Thái Lan tương đối ổn định – không có nhiều công ty mới tham gia vào thị trường, và nhiều công ty cạnh tranh kém đã phải ra khỏi ngành. Chúng tôi đã tới thăm 2 doanh nghiệp SME là công ty chế biến thức ăn ...

Tài liệu được xem nhiều: