Danh mục

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp SẢN XUẤT XOÀI RẢI VỤ THEO HƯỚNG GAP TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 395.79 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo luận văn - đề án báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " sản xuất xoài rải vụ theo hướng gap tại huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp ", luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " SẢN XUẤT XOÀI RẢI VỤ THEO HƯỚNG GAP TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP " Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) SẢN XUẤT XOÀI RẢI VỤ THEO HƯỚNG GAP TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP Trần Văn Hâu1, Trần Sỹ Hiếu1, Lê Thị Thanh Thủy1 TÓM TẮT Đề tài được thực hiện nhằm xác định kỹ thuật rải vụ xoài ở huyện Cao Lãnh theo hướngGAP. Điều tra kỹ thuật xử lý ra hoa xoài bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 110 hộcó diện tích >2.000 m2 từ tháng 3-6/2007. Mô hình xử lý ra hoa vụ sớm và vụ muộn trênhai giống xoài cát Hòa Lộc và cát Chu thực hiện tại xã Mỹ Xương với diện tích 0,5hecta/mô hình. Dư lượng nitrate trong thịt trái được phân tích bằng phương pháp so màuở bước sóng 450 nm; dư lượng thuốc bảo vệ thực vật được phân tích bằng máy sắc kýlỏng cao áp (HPLC) tại phòng thí nghiệm chuyên sâu trường đại học Cần Thơ. Kết quảcho thấy bệnh thán thư và xì mũ trái là hai đối tượng gây hại quan trọng trong mùa mưatrong khi bù lạch, sâu đục trái và rầy bông xoài là côn trùng gây hại quan trọng trongmùa khô. Nhà vườn phun thuốc 11,7 ± 2,7 lần nếu áp dụng biện pháp bao trái và 14,1 ±2,9 lần nếu không bao trái. Có 35% hộ sử bao giấy Đài Loan bao trái ở giai đọan 45ngày sau khi đậu trái. Năng suất vụ muộn cao hơn vụ sớm từ 1,8-2 lần. Bao trái ở giaiđọan 40 ngày sau khi đậu trái làm giảm tỉ lệ bệnh xì mũ trái và làm giảm ba lần phunthuốc trong giai đọan phát triển trái. Sử dụng thuốc trong danh mục, ngưng sử dụng 30ngày trước khi thu họach không phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thịt trái.Nên áp dụng biện pháp bao trái trong mùa mưa.Từ khóa: Bao trái, rải vụ, nitrate, dư lượng, cát Hòa Lộc, cát Chu1 MỞ ĐẦU“Trúng mùa, rớt giá” là điệp khúc thường nghe hàng năm đối với nông dân trồngcây ăn trái. Do đặc tính ra trái theo mùa, nên vào mùa chính vụ trái cây tràn ngậpchợ, càng trúng mùa thì giá càng rẽ. Trong khi vào mùa nghịch, thì giá cả lên caodo không có hàng hóa. Ở Thái Lan, giá xoài mùa nghịch thường cao gấp 2-3 lần sovới mùa thuận (Tongumpai et al. (1991). Do đó, biện pháp sản xuất trái cây trái vụhay điều khiển cho cây ra hoa vào nhiều thời vụ khác nhau trong năm khôngnhững đem lại thu nhập cao cho nhà vườn nhưng đồng thời cũng góp phần cungcấp lượng trái cây hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Quy trìnhxử lý ra hoa (Trần Văn Hâu, 2005; Võ Thế Truyền và Nguyễn Thành Hiếu, 2003),đậu trái và hạn chế sự rụng trái non trên xoài (Bùi Phương Mai, 2003; Lê ThịTrung, 2003; Trần Thị Kim Ba, 2007) đã được kết luận và khuyến cáo cho nôngdân áp dụng. Tuy vậy, vận dụng các quy trình kỹ thuật nầy đạt hiệu quả cao ở từngthời vụ cụ thể trong năm, đặc biệt là để tạo ra sản phẩm an toàn theo hướng GAPlà một yêu cầu khá bức xúc trước khi tiến tới sản xuất hàng hóa đạt các tiêu chuẩnChâu Âu (EUREPGAP), Đông Nam Á (ASIAN GAP) hay thế giới. Do đó, đề tàiđược thực hiện nhằm xây dựng quy trình sản xuất xoài rải vụ theo hướng GAP tạiCao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.1 Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng. 1 Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008)2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁPĐiều tra kỹ thuật xử lý ra hoa rãi vụ xoài tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Thápđược thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp hộ nâng dân trồng xoài códiện tích từ 2.000 m2 trở lên theo phiếu soạn sẵn tại năm xã trồng xoài chủ yếu củahuyện là Mỹ Hội, Mỹ Thọ, Bình Hàng Tây, Bình Hàng Trung và Mỹ Xương từtháng 3-6/2007, tổng cộng có 110 hộ. Mô hình xử lý ra hoa rải vụ xoài được thựchiện trên giống xoài cát Hòa Lộc 6-8 năm tuổi và xoài cát Chu 6 năm tuổi tại vườnnông dân ở xã Mỹ Xương từ tháng 2/2007 đến tháng 3/2008. Quy trình canh tác vàxử lý ra hoa xoài cát Hòa Lộc theo Trần Văn Hâu (2005) và có bổ sung cho xoàicát Chu (Lê Thanh Điền, 2008 và Nguyễn Thị Kim Xuyến, 2008). Mô hình có diệntích 0,5 hecta (tương đương với 80-130 cây). Sau khi thu hoạch tiến hành cắt tỉacành, tưới PBZ vào đất khi lá 15 ngày tuổi (1 g a.i./m đường kính tán), phunthiourê nồng độ 0,4% ở thới điểm 90 ngày sau khi tưới PBZ đối với xoài cát Hòalộc và 60 ngày đối với cát Chu để kích thích ra hoa. Tiến hành bao trái bằng baogiấy Đài Loan ở giai đọan 40 ngày sau khi đậu trái. Thuốc bảo vệ thực vật đượcngưng sử dụng 30 ngày trước khi thu họach. Trái dùng để phân tích dư lượngnitrate và thuốc bảo vệ thực vật được gọt bỏ phần vỏ bên ngoài, chỉ phân tích phầnthịt trái. Hàm lượng nitrate được phân tích bằng phương pháp so màu(spectrophotometer) ở bước sóng 450 nm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đượcxác định bằng máy sắc ký lỏng cao áp (HPLC) tại phòng thí nghiệm chuyên sâutrường đại học Cần Thơ.3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN3.1 Điều tra3.1.1 Quy trình xử lý ra hoaNhà vườn huyện Cao Lã ...

Tài liệu được xem nhiều: