Danh mục

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp TÁI CHẾ CHẤT THẢI AO CÁ ĐỂ CANH TÁC LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 283.87 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sản xuất cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) đã vượt hơn 1 triệu tấn trongnăm 2007 và 2008 từ diện tích ao nuôi khỏang 5.000 ha ở đồng bằng sông Cửu Long củaViệt Nam. Từ các ao nuôi này phần lớn chất thải rắn và lỏng chưa qua xử lý được thảitrực tiếp ra sông rạch. Hậu quả là sông rạch bị ô nhiễm do chứa chất thải ao cá có chứanhiều dưỡng chất đặc biệt là đạm và lân là vấn đề đáng quan tâm. Một cuộc điều tra đượctiến hành vào mùa khô năm 2007 trên 8 đôi ruộng lúa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TÁI CHẾ CHẤT THẢI AO CÁ ĐỂ CANH TÁC LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM "TÁI CHẾ CHẤT THẢI AO CÁ ĐỂ CANH TÁC LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM Cao van Phung1, Nguyen be Phuc1,2, Tran kim Hoang2 and Bell R.W.3 1. Cuu Long Rice Research Institute, O’Mon, Cantho Province, Vietnam. Email: caovanphung@hcm.vnn.vn 2. An Giang University, Long Xuyen, An Giang Province, Vietnam 3. Murdoch University, Murdoch 6150, AustraliaTóm tắt Sản xuất cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) đã vượt hơn 1 triệu tấn trongnăm 2007 và 2008 từ diện tích ao nuôi khỏang 5.000 ha ở đồng bằng sông Cửu Long củaViệt Nam. Từ các ao nuôi này phần lớn chất thải rắn và lỏng chưa qua xử lý được thảitrực tiếp ra sông rạch. Hậu quả là sông rạch bị ô nhiễm do chứa chất thải ao cá có chứanhiều dưỡng chất đặc biệt là đạm và lân là vấn đề đáng quan tâm. Một cuộc điều tra đượctiến hành vào mùa khô năm 2007 trên 8 đôi ruộng lúa cho thấy 8 ruộng có sử dụng chấtthải từ ao nuôi cá có năng suất cao hơn ruộng không có sử dụng chất thải ao nuôi là 1tấn/ha. Các thí nghiệm đồng ruộng được tiến hành từ vụ mùa mưa năm 2007 cho đến mùakhô 2008-2009 (qua 4 vụ) với lượng phân hữu cơ sản xuất từ bùn đáy ao (1, 2 và 3tấn/ha) kết hợp với 1/3 hoặc 2/3 lượng phân vô cơ theo mức khuyến cáo trên ha là 80N và60N tương ứng với vụ mùa khô và mùa mưa trong khi liều lượng 17P-24K được áp dụngđồng đều cho cả 2 vụ trong năm. Năng suất lúa ở các nghiệm thức ít nhiều là như nhauđiều này cho thấy rằng sử dụng chất thải ao cá làm phân hữu cơ có thể thay thế từ 1/3 đến2/3 lượng phân vô cơ thường sử dụng. Một thí nghiệm khác được tiến hành bằng cách sửdụng nước thải từ ao cá Tra để tưới cho lúa kết hợp với việc sử dụng phân hóa học ở mức1/3 theo liều lượng được khuyến cáo cho nông dân. Năng suất lúa cũng không khác biệtnhau ở các nghiệm thức thí nghiệm. Các kết quả này khẳng định rằng chất thải lỏng vàrắn từ ao nuôi cá Tra có thể được tái chế cho canh tác lúa để giảm ô nhiễm nguồn nướcvà giảm chi phí phân bón.I. Dẫn nhập Nghề nuôi cá Tra đã có từ lâu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng ngànhcông nghiệp này chỉ trở nên quan trọng sau năm 2000 với mức tăng trưởng khỏang 15-20%. Sản lượng cá Tra đã gia tăng từ 265 ngàn tấn vào năm 2004 lên đến mức 1.5 triệutấn vào năm 2007. Để sản xuất lượng lớn cá này, ước có khỏang 450 triệu mét khối chấtthải lỏng và rắn được thải ra nguồn nước mặt hàng năm (Nguyễn thanh Phương, 1998).Kết quả là ô nhiễm gây ra do chất thải ao cá có hàm lượng cao các-bon hữu cơ và cácdưỡng chất (Pillay, 1992). Số lượng chất thải sản sinh ra tùy thuộc vào số lượng và chấtlượng thức ăn (Cowey and Cho, 1991). Tuy nhiên, kết hợp nuôi thủy sản vào hệ thốngsản xuất nông nghiệp hiện có được biết là làm gia tăng sức sản xuất và bền vững về sinhmôi thông qua việc quản lý tốt hơn và cải thiện độ phì của đất do tái chế chất thải1 Cuu Long Rice Research Institute, O’Mon, Vietnam2 An Giang University, Long Xuyen, Vietnam3 Murdoch University, Murdoch 6150, Australia 1(Bartone&Arlosoroff; 1987). Hơn thế nữa việc sử dụng hợp lý phân hữu cơ có thể làmgiảm nhu cầu sử dụng phân hóa học (Falahi-Ardakani et al. 1987).Nghiên cứu này nhằm mục đích tái chế chất thải rắn và lỏng từ ao cá để canh tác lúa hầutận dụng nguồn dinh dưỡng và chất hữu cơ để giảm lượng phân hóa học của nông dân sửdụng và làm giảm ô nhiễm nguồn nước mặt do việc xả chất thải ao cá.II. Vật liệu và phương pháp Chất thải rắn từ ao nuôi cá dưới dạng bùn (FS) được trộn với rơm (RS) theo tỉ lệ1:1 tính theo trọng lượng khô và được ủ ở ẩm độ 60% trong hồ kín để cho phân hủy.Đống ủ được đảo trộn đều 4 ngày/lần trong suốt 1 tháng đầu tiên. Sau từ 2-3 tháng phânhữu cơ ủ sản sàng để sử dụng. Thành phần của phân hữu cơ ủ được trình bày trong bảng1. Phân vô cơ sử dụng cho thí nghiệm đồng ruộng dưới dạng urea, superphosphate vàKCl.Bảng 1: Thành phần hóa học của phân hữu cơ (Bùn đáy ao cá 50% + rơm 50%)Mẫ u N% P% K% Ca Mg N dễ P dễ Các- pH Ec (mg/ % tiêu tiêu bon (mS/ kg) (mg/L) (mg/L) hữu cơ cm) %FS 0.491 8.60 0.472 0.34 42.0 0.371 285 199 6.80 0.54RS 1.420 38.80 0.334 1.54 150 0.110 n/a n/a 7.80 0.54Phân ủ 0.940 8.62 0.440 1.16 84 0.254 677 463 7.40 2.37 Các thí nghiệm đồng ruộng về tái chế chất thải rắn được tiến hành từ vụ mùa mưa2007 cho đến vụ mùa khô 2008-2009 tại khu thí nghiệm Viện lúa đồng bằng sông CửuLong, Omon, Can Tho city (loại đất Umbri-EndoOrthiThionic-Gleysols). Đặc tính đấtđược trình bày trong bảng 2. Các nghiệm thức bao gồm phân vô cơ (T1-đối chứng) ở liềulượng khuyến cáo 60N-40P2O5-60K2O/ha cho vụ mùa mưa và 80N-40P2O5-60K2O/hacho vụ mùa khô tương ứng. Phân ủ bùn đáy ao được bón ở mức 1 tấn/ha (T2, T3), 2tấn/ha (T4, T5) hoặc 3 tấn/ha (T6, T7) kết hợp với phân vô cơ ở 1/3 hoặc 2/3 liều lượngcủa T1 cho các nghiệm thức T2, T4, T6 và T3, T5, và T7 tương ứng Điều tra về lợi ích của việc sử dụng chất thải ao cá cho canh tác lúa được thựchiện vào mùa khô năm 2007 tại huyện Phú Tân và Châu Phú của tỉnh An Giang. Đặc tínhđất được trình bày trong bảng 2. Tại mỗi huyện 16 ruộng được chọn bao gồm 8 ruộng sảnxuất có nhận chất thải ao cá và 8 ruộng khác không có chất thải. Mẫu lúa được thu hoạchtrong khung 5m2 với 3 lần lập lại để đánh giá năng suất. ...

Tài liệu được xem nhiều: