Danh mục

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp Thu hồi dinh dưỡng bởi lúa dùng để xử lý chất thải rắn từ nuôi trồng thủy sản: năng suất, tình trạng dinh dưỡng và cân đối dinh dưỡng

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 350.05 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 12,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chất thải từ sản xuất thâm canh cá Tra làm ô nhiễm nguồn nước mặt vùng đồng bằngsông Cửu Long ở Việt Nam. Mục đích của nghiên cứu này là xử lý chất thải rắn từ các aonuôi cá Tra vùng đồng bằng sông Cửu Long bằng cách dùng bón cho đất ruộng để cây lúathu hồi các chất dinh dưỡng như nguồn phân bón thay thế. Thí nghiệm đồng ruộng đượcthực hiện từ vụ mùa mưa 2007 và trong 6 vụ lúa kế tiếp bằng cách dùng 3 liều lượng chấtthải rắn (1, 2 và 3 tấn/ha) kết hợp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Thu hồi dinh dưỡng bởi lúa dùng để xử lý chất thải rắn từ nuôi trồng thủy sản: năng suất, tình trạng dinh dưỡng và cân đối dinh dưỡng "Thu hồi dinh dưỡng bởi lúa dùng để xử lý chất thải rắn từ nuôi trồng thủy sản:năng suất, tình trạng dinh dưỡng và cân đối dinh dưỡng Cao văn Phụng1, Nguyễn bé Phúc2, Trần kim Hoàng2 and Bell R.W. 3 1. Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, Ô Môn-TP. Cần Thơ, Vietnam. Email: caovanphung@hcm.vnn.vn 2. Đại Học An Giang , TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang, Vietnam 3. Khoa Khoa Học Môi Trường, Đại Học Murdoch, Murdoch 6150, Australia.Tóm lượcChất thải từ sản xuất thâm canh cá Tra làm ô nhiễm nguồn nước mặt vùng đồng bằngsông Cửu Long ở Việt Nam. Mục đích của nghiên cứu này là xử lý chất thải rắn từ các aonuôi cá Tra vùng đồng bằng sông Cửu Long bằng cách dùng bón cho đất ruộng để cây lúathu hồi các chất dinh dưỡng như nguồn phân bón thay thế. Thí nghiệm đồng ruộng đượcthực hiện từ vụ mùa mưa 2007 và trong 6 vụ lúa kế tiếp bằng cách dùng 3 liều lượng chấtthải rắn (1, 2 và 3 tấn/ha) kết hợp với 1/3 hoặc 2/3 liều lượng phân vô cơ khuyến cáo ởmức (60N-17P-24K trong mùa mưa và 80N-17.4P-49.8K/ha trong mùa khô tính bằngkg/ha). Năng suất lúa nhìn chung ở các nghiệm thức đều như nhau ngoại trừ nghiệm thứcchỉ bón 1 tấn chất thải rắn kết hợp với 1/3 lượng phân vô cơ theo khuyến cáo thì năngsuất bị giảm khoảng 0,3 tấn/ha. Tuy vậy, nghiệm thức bón 3 tấn chất thải rắn khi kết hợpvới 1/3 lượng phân vô cơ trong mùa khô lại cho năng suất lúa cao hơn khi sử dụng với2/3 lượng phân vô cơ . Khi rơm rạ bị lấy đi hết thì cân bằng N và P thường vẫn dươngtrong vụ mùa mưa nhưng lại âm trong vụ mùa khô. Để lại rơm rạ thì cân bằng K tăngthêm rất cao nhưng cân bằng N chỉ dương khi bón chất thải rắn và phân bón vô cơ ở liềucao. Cân bằng P luôn luôn dương. Trị số trung bình của tổng C, N, Zn và lượng hữu dụngcủa P, K gia tăng trong đất qua 6 vụ lúa. Các kết quả này cho thấy chất thải rắn từ aonuôi cá Tra thay thế được từ 1/3 đến 2/3 lượng phân vô cơ thường sử dụng cho lúa vàkhẳng định rằng chát thải rắn từ ao nuôi cá có thể được tái chế để sử dụng cho lúa đểgiảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và giảm chi phí phân bón.Từ khóa: Cá Tra, Chất thải ao nuôi, ô nhiễm, dinh dưỡng.1 Corresponding author Cuu Long Rice Research Institute, O’Mon district, Cantho city-Vietnam. Phone No(84) 710861452. Fax: (84) 710861457. Email: caovanphung@hcm.vnn.vnDẫn nhậpChất thải từ ao nuôi thâm canh cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) đã trở thành chấtgây ô nhiễm cho nguồn nước mặt ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam (Phuong,1998). Từ các ao này, một lượng lớn chất thải lỏng và rắn được thải ra đường nước màkhông qua xử lý. Hậu quả là làm ô nhiễm kênh hoặc sông rạch do phải chứa các chất thảitừ ao nuôi cá giàu dinh dưỡng (đặc biệt là đạm, lân và kali) là vấn đề cần quan tâm.Nuôi cá Tra ở đồng bằng sông Cửu Long đã có từ lâu nhưng ngành công nghiệp này chỉtrở nên quan trọng cho xuất khẩu sau năm 2000 với mức tăng trưởng hàng năm khoảng15-20 %. Tổng sản lượng cá Tra ở đồng bằng sông Cửu Long đã gia tăng 6 lần từ mức400.000 tấn vào năm 2004 lên đến hơn 1,5 triệu tấn vào năm 2007 với diện tích ao nuôivào khoảng 5.000 ha (Phương và CTV.,2008). Để sản xuất một lượng lớn cá này hàngnăm ước lượng có khoảng 450 triệu mét khối chất thải lỏng và rắn từ các ao nuôi đượcthải trực tiếp vào nguồn nước (Phương, 1998). Ô nhiễm do chất thải ao nuôi cá vì có hàmlượng cao chất hữu cơ và dưỡng chất (Pillay, 1992). Lượng chất thải sản sinh ra tùy thuộcvào số lượng và chất lượng thức ăn (Cowey and Cho, 1991). Tuy nhiên việc kết hợp nuôitrồng thủy sản vào hẹ thống nông nghiệp hiện hữu được cho là cải thiện được độ phì củađất và sinh thái bền vững do quản lý tốt và cải thiện độ phì nhiêu đất do tái chế chất thải(Bartone and Arlosoroff; 1987). Hơn thế nữa, tái chế phân ủ hữu cơ có thể giảm nhu cầusử dụng phân hóa học (Falahi-Ardakani et al. 1987).Việc cung cấp các chất dinh dưỡng trong chất thải rắn cho ruộng lúa cần phải được quảnlý cẩn thận để tránh sự thay đổi rõ rệt trong đất về chất dinh dưỡng hữu dụng. Sự tích tụlân trong đất qua thời gian dẫn đến hiện tượng phú dưỡng các đường nước quanh khu vựcnhư đã xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới (Brookes et al. 1997). Hơn thế nữa, việc cung cấpdư thừa đạm cho lúa do kết hợp với đạm trong chất thải rắn và phân bón có thể dẫn đếnđỗ ngã làm giảm năng suất lúa. Như vậy bất kỳ sự phối hợp sử dụng chất thải rắn từ aonuôi cá phải được tính toán cẩn thận về lượng dưỡng chất thừa và phải có sự điều chỉnhthích hợp lượng phân bón và thời gian áp dụng. Lượng dinh dưỡng hữu dụng trong chấtthải rắn cũng cần phải được xác định.Nghiên cứu này nhằm tái chế chất thải rắn từ ao nuôi cá bằng cách sử dụng chúng chocanh tác l ...

Tài liệu được xem nhiều: