Danh mục

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG NỘI TIÊU VÀ XUẤT KHẨU TRÁI CÂY VIỆT NAM THÔNG QUA VIỆC NÂNG CAO QUẢN LÝ HỆ THỐNG CUNG ỨNG VÀ CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 466.85 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngành trái cây Việt Nam có nhiều tiềm năng và đóng góp một phần quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Khoảng 85% hộ gia đình Việt Nam có liên quan sản xuất rau, trái cây và hoa. Những người này đặc biệt là nông dân đã trải qua những sự thay đổi trong việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường (Nguyễn Đình Hùng và cộng sự, 2004). Xuất khẩu rau và trái cây năm 2000 là 213 triệu đô la, năm 2003 giảm xuống 151 triệu đô la, nhưng từ năm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG NỘI TIÊU VÀ XUẤT KHẨU TRÁI CÂY VIỆT NAM THÔNG QUA VIỆC NÂNG CAO QUẢN LÝ HỆ THỐNG CUNG ỨNG VÀ CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH " Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG NỘI TIÊU VÀ XUẤT KHẨU TRÁI CÂY VIỆT NAM THÔNG QUA VIỆC NÂNG CAO QUẢN LÝ HỆ THỐNG CUNG ỨNG VÀ CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH R. J. Nissen1, Nguyễn Duy Đức2, Nguyễn Minh Châu3, Vũ Công Khanh2. Ngô Văn Bình2, Trần Thị Kim Oanh2, San Trâm Anh2 1 Bộ Công nghiệp cơ bản & Thủy sản,Trạm Nghiên cứu Maroochy, PO Box 5083, Sunshine Coast Mail Centre, Nambour, Queensland, 4560, Australia. 2 Phân viện Cơ điện NN & Công nghệ Sau thu hoạch, 54 Trần Khánh Dư, Q.1, TP.HCM, Việt Nam 3 Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, Long Định-Châu Thành, Tiền Giang. Việt Nam Tóm tắt Ngành trái cây Việt Nam có nhiều tiềm năng và đóng góp một phần quan trọng trong sảnxuất nông nghiệp. Khoảng 85% hộ gia đình Việt Nam có liên quan sản xuất rau, trái cây vàhoa. Những người này đặc biệt là nông dân đã trải qua những sự thay đổi trong việc chuyểntừ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường (Nguyễn Đình Hùng và cộng sự,2004). Xuất khẩu rau và trái cây năm 2000 là 213 triệu đô la, năm 2003 giảm xuống 151triệu đô la, nhưng từ năm 2007 tới nay đã tăng lên 283 triệu đô (tin tức Việt Nam 2007). Tuynhiên, Việt Nam đang gặp phải những khó khăn trong việc cạnh tranh với các nước châu Átrên thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa, đặc biệt là Trung Quốc và Thái Lan, đòi hỏingành rau quả Việt Nam phải có sự phát triển vững chắc để có khả năng cạnh tranh trên thịtrường toàn cầu và trong nước. Với việc tăng mức sống của người tiêu dùng Việt Nam thì nhucầu trái cây chất lượng cao và an toàn cũng tăng theo. Dự án CARD 050/04 VIE đã mô tảchuỗi cung ứng nội địa hiện hành để xác định và nhu cầu, sở thích của nhóm khách hàng.Những thông tin này được sử dụng để thiết kế chương trình đào tạo chuỗi cung ứng tổng thể,nhằm thực hiện việc quản lý chất lượng và thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Hệ thống nàyđem lại lợi nhuận cho nông dân Việt Nam, các thành viên trong chuỗi cung ứng và cuối cùnglà cho người tiêu dùng. Tới nay, 572 nông dân, 79 nhà thu mua và nhà bán sỉ đã được dự ánCARD tập huấn về GAP trước và sau thu hoạch.I. Giới thiệu Những người tiêu dùng trên thế giới hiện quan tâm tới chất lượng và an toàn thực phẩm,nên việc thực hiện hệ thống an toàn thực phẩm mới là rất cần thiết.Tuy nhiên, việc thực hiệnhệ thống đảm bảo chất lượng thường đòi hỏi nông dân có đủ điều kiện vật chất, nhiều thờigian và tiền bạc hơn. Nông dân Việt Nam đang cố gắng tiếp nhận những nguyên tắc chấtlượng và an toàn thực phẩm áp đặt bởi các tập đoàn và các công ty mới thu được lợi nhuận.Nhiều nhà bán lẻ lớn đã có hệ thống đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm của riêngmình, điều này làm cho người nông dân, người thu mua, nhà kinh doanh và nhà xuất khẩu chorằng đây là cách cản trở họ tiếp cận các thị trường cao cấp. So sánh với các nước phát triển,chuỗi cung ứng của Việt nam dài hơn, thường có số thành viên tham gia nhiều gấp đôi, và dựatrên cách thức truyền thống khó thay đổi. Rau quả thường mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với trồng cây lương thực hay chănnuôi. Đặc biệt các nông hộ qui mô nhỏ có thể phát huy lợi thế cạnh tranh của mình (lao độngdồi dào) và khắc phục điểm yếu (diện tích đất nhỏ, xa thị trường), khi canh tác sản phẩm giátrị cao như rau quả. Điều này rất phù hợp với điều kiện ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long 1 Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008)và duyên hải miền Trung của Việt Nam (tỉnh Khánh Hòa). Ford và cộng sự (2003) đã chỉ ranhững điểm yếu chính của ngành sản xuất trái cây Việt Nam: - Chất lượng sản phẩm thấp và không đồng đều, - Chưa có tiêu chuẩn chất lượng, - Công nghệ canh tác và chế biến sau thu hoạch nghèo nàn lạc hậu, - Thiếu phối hợp trong sản xuất tiêu thụ, - Thiếu thông tin và hệ thống cung ứng, giá cả và nhu cầu khách hàng. Trong dự án CARD này, chúng tôi đã góp phần giải quyết những vấn đề trên bằng cách: • Mô tả chuỗi cung ứng nội địa hiện hành, đặc biệt nhấn mạnh việc xác định nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng và báo cáo kết quả lại cho nông dân và các thành viên khác trong chuỗi cung ứng. • Cung cấp sự hiểu biết tốt hơn và những điểm nổi bật có thể cải tiến những cái mà nông dân và các thành viên trong chuỗi tạo ra đối với sản xuất và tiêu thụ 2 loại quả bưởi và xoài. • Chương trình đào tạo huấn luyện tập trung cho viện nghiên cứu, các thành viên trong chuỗi và người nông dân. • Tổ chức các khóa đào tạo về công nghệ trước và sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng trái cây, dựa trên cc nguyên tắc GAP về IPM/ IDM, quản lý vườn và quản lý sản phẩm, chỉ số thu hoạch… để cải thiện môi trường và sức khỏe con người trong sản xuất và tiêu thụ. • Nâng cao tiêu chuẩn chất lượng và hệ thống đảm bảo chất lượng cho xoài và bưởi. • Cải tiến công nghệ sau thu hoạch cho xoài và bưởi để giảm sự mất trọng lượng thông qua phương pháp bao gói mới, xử lý sau thu hoạch, rửa và làm vệ sinh đảm bảo chất lượng. Mặc dù những người làm vườn Việt Nam tạo ra lợi ích từ việc nâng cao năng suất để cuộcsống của họ dễ chịu hơn bằng sản xuất nông nghiệp mà điều kiện môi trường và kinh tế cóthể chấp nhận được. Nông dân ít khi chấp nhận một cách đầy đủ kỹ thuật bao gói. Mặt khác ...

Tài liệu được xem nhiều: