Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU NGÀNH TRỒNG TRỌT Giai đoạn 2011 -2020
Số trang: 24
Loại file: pdf
Dung lượng: 343.97 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Năm 2009 tại Hội thảo khoa học kỷ niệm 50 năm ngành Khoa học và công nghệ, báo cáo
tham luận của Bộ Nông nghiệp & PTNT đã khảng định, thành tựu nổi bật của nông nghiệp trong 20
năm đổi mới là do đóng góp của 4 yếu tố cơ bản. Đó là: i) Đổi mới về chính sách, nhất là chính sách
đất đai, khoán hộ; ii) Tăng cường đầu tư cho thuỷ lợi; ii) Phát triển khoa học và công nghệ và iv) Sự
cần cù và sáng tạo của người nông dân Việt Nam. Tuy nhiên, tuỳ vào thời điểm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU NGÀNH TRỒNG TRỌT Giai đoạn 2011 -2020 " Bộ Nông nghiệp và PTNT ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU NGÀNH TRỒNG TRỌT Giai đoạn 2011 -2020 (Tham luận tại Hội thảo xác định ưu tiên nghiên cứu Nông nghiệp) 11-2010 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 2009 tại Hội thảo khoa học kỷ niệm 50 năm ngành Khoa học và công nghệ, báo cáo tham luận của Bộ Nông nghiệp & PTNT đã khảng định, thành tựu nổi bật của nông nghiệp trong 20 năm đổi mới là do đóng góp của 4 yếu tố cơ bản. Đó là: i) Đổi mới về chính sách, nhất là chính sách đất đai, khoán hộ; ii) Tăng cường đầu tư cho thuỷ lợi; ii) Phát triển khoa học và công nghệ và iv) Sự cần cù và sáng tạo của người nông dân Việt Nam. Tuy nhiên, tuỳ vào thời điểm khác nhau mà vai trò của mỗi trong 3 yếu tố đầu tiên có thể thay đổi về thứ tự ưu tiên. Có thể tạm chia 3 giai đoạn, 1986-1990 là giai đoạn tác động mạnh nhất của đổi mới chính sách; 1991-2000, là giai đoạn tập trung lớn cho xây dựng và nâng cấp các công trình và hệ thống thuỷ lợi, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu long. Chính điều này đã cho phép tăng diện tích trồng lúa từ 5.70 triệu ha năm 1986 lên 7.66 triệu ha năm 2000, tăng gần 2 triệu ha (34%) chỉ trong 16 năm. Từ năm 2001 đến nay sản lượng lương thực có hạt tăng bình quân khoảng 1 triệu tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng bình quân 23,6%/năm. Năm 2009 sản lượng thóc đạt mốc mới 38,9 triệu tấn, xuất khẩu 5,96 triệu tấn gạo, giá trị hơn 2.6 tỉ USD; cà phê 1.7 tỷ USD, cao su 1,2 tỷ USD. Trong 10 năm trở lại đây, khi động lực của đổi mới chính sách, đầu tư đã được phát huy, vai trò của KHCN ngày càng được nâng cao. Có thể thấy rất rõ với tất cả các cây trồng, diện tích đất giảm đi song sản lượng vẫn tăng và tăng chủ yếu là do năng suất, hệ quả của giống và kỹ thuật mới. Việt nam tuy chưa có đánh giá một cách đầy đủ, song đều chấp nhập ít nhất KHCN đóng góp 30% chon tăng trưởng nông nghiệp thời kỳ đổi mới. Những con số này của Trung quốc 39-50% tuỳ theo lĩnh vực. II. THÀNH TỰU NỔI BẬT VÀ TỒN TẠI CỦA NGÀNH TRỒNG TRỌT 2001-2009 2.1. Thành tựu Trong thập kỷ qua, giá trị sản xuất ngành tăng từ 8,45 tỷ USD (2001) lên 10,39 tỷ USD (năm 2007), với tốc độ tăng trưởng bình quân 4%/năm (toàn ngành nông nghiệp tăng 4,5%/năm); Ngành trồng trọt chiếm tỉ lệ rất cao trong cơ cấu nông nghiệp, từ 74-78% tuy theo cách tính theo giá cố định hay giá thực tế. Thành tựu ấn tượng nhất là sản xuất lúa gạo. Trong hoàn cảnh mỗi năm có hơn 15 ngàn ha đất lúa bị thu hồi song nhờ năng suất tăng từ 42,9 tạ/ha năm 2001 lên 54 tạ/ha năm 2009 nên sản lượng lương thực vẫn tăng ổn định xấp xỉ 800 ngàn tấn/năm, từ 32,1 triệu tấn năm 2001 lên 38,9 triệu tấn năm 2009, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực Quốc gia, góp phần xuất khẩu 5-6 triệu tấn gạo/năm. Về Ngô, diện tích ngô tăng khá nhanh, từ 729,5 ngàn ha năm 2001 lên 1,09 triệu ha năm 2009. Năng suất ngô tăng từ 29,6 tạ/ha năm 2001 lên 40,8 tạ/ha năm 2009, trung bình mỗi năm tăng 1,4 tạ/ha, nhờ vậy, sản lượng ngô tăng từ 2,16 triệu tấn lên 4,43 tương ứng, tăng trưởng bình quân 11,2%/năm. Cà phê: diện tích năm 2009 là 537 ngàn ha (504 ngàn ha cho thu hoạch), so với năm 2001 giảm gần 30 ngàn ha. Tuy nhiên, do giá cà phê được cải thiện nên người dân đầu tư thâm canh, do vậy năng suất cà phê năm 2009 đạt 2,05 tấn/ha, tăng 10% so với 2001, sản lượng tăng bình quân 2,5%/năm. Cao su là cây trồng có sự tăng trưởng vượt bậc cả về diện tích và năng suất do thị trường cầu vượt cung. Diện tích năm 2009 đạt 674 ngàn ha, mỗi năm trồng mới xấp xỉ 30 ngàn ha. Trong cùng thời gian, năng suất mủ khô tăng 3,6 tạ/ha. Chè có diện tích gần 130 ngàn ha, tăng 31 ngàn ha so với năm 2001, trung bình mỗi năm trồng mới 4,5 ngàn ha. Năng suất chè năm 2009 đạt 7 tấn/ha, tăng 1,5 lần so với năm 2001. Năm 2009 điều có diện tích có gần 400 ngàn ha, tuy nhiên do giá thấp, chi phí cao nên người dân không thâm canh, năng suất chỉ đạt 1 tấn/ha. Diện tích điều tăng nhanh những năm đầu thập kỷ 90, nhưng sau đó có xu hướng đi xuống. Hồ tiêu có diện tích năm 2009 là 50 ngàn ha, tăng 13,9 ngàn ha so với năm 2001. Tuy nhiên, năng suất năm hồ tieu lại giảm 1,1 tạ/ha so với năm 2001. Sản lượng hồ tiêu tăng chủ yếu do tăng diện tích. Diện tích mía năm 2009 giảm hơn 20 ngàn ha so với năm 2001. Tuy nhiên năng suất lại trong cùng thời gian tăng 9,1 tấn/ha/ha, nhờ vậy sản lượng năm 2009 đạt trên 15 triệu tấn, tăng gần 1,5 triệu tấn so với năm 2001. Lạc: diện tích năm 2009 đạt 255 ngàn ha, tăng 10,8 ngàn ha so với năm 2001. Năng suất năm 2008 đạt 20,8 tạ/ha, tăng 5,9 tạ/ha so với năm 2001. Sản lượng đạt 531 ngàn tấn, tăng hơn 167 ngàn tấn so với năm 2001, tốc độ tăng bình quân 5,6%/năm. Đậu tương: diện tích năm 2009 đạt 192 ngàn ha, tăng 51,4 ngàn ha so với năm 2001, tốc độ tăng bình quân 5,6%/năm. Năng suất đậu tương năm 2008 đạt 1.46 tấn/ha, tăng trên 10% so với năm 2001. Sản lượng tăng bình quân 6,4%/năm. Từ năm 2001 đến năm 2009 diện tích cây ăn quả tăng trung bình 26 ngàn ha/năm và đạt xấp xỉ 800 ngàn ha hiện nay. Đối với rau, đậu các loại, năm 2009 đạt 925 ngàn ha, trung bình mỗi năm tăng gần 30 ngàn ha trong suốt 10 năm qua. Nhờ những thành tựu trên trong sản xuất nên bình quân lương thực đầu người tăng từ 435 kg năm 2001 lên 485 kg năm 2009. Ngoài ra, mỗi năm Việt Nam còn xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo. Giá trị sản xuất trồng trọt tăng từ 360 USD năm 2001 lên khoảng xấp xỉ 500 USD năm 2009. Nhiều sản phẩm của ngành trồng trọt được xuất khẩu với tỉ trọng lớn, như gạo 20%, cà phê 95% cao su 85%, chè 75%, điều 90% tiêu 98%,.... . Một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thế giới như hồ tiêu, điều đứng đầu thế giới; gạo, cà phê đứng thứ hai thế giới; cao su đứng thứ tư thế giới; chè đứng thứ năm thế giới. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính (gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè, rau quả, lạc) có tốc ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU NGÀNH TRỒNG TRỌT Giai đoạn 2011 -2020 " Bộ Nông nghiệp và PTNT ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU NGÀNH TRỒNG TRỌT Giai đoạn 2011 -2020 (Tham luận tại Hội thảo xác định ưu tiên nghiên cứu Nông nghiệp) 11-2010 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 2009 tại Hội thảo khoa học kỷ niệm 50 năm ngành Khoa học và công nghệ, báo cáo tham luận của Bộ Nông nghiệp & PTNT đã khảng định, thành tựu nổi bật của nông nghiệp trong 20 năm đổi mới là do đóng góp của 4 yếu tố cơ bản. Đó là: i) Đổi mới về chính sách, nhất là chính sách đất đai, khoán hộ; ii) Tăng cường đầu tư cho thuỷ lợi; ii) Phát triển khoa học và công nghệ và iv) Sự cần cù và sáng tạo của người nông dân Việt Nam. Tuy nhiên, tuỳ vào thời điểm khác nhau mà vai trò của mỗi trong 3 yếu tố đầu tiên có thể thay đổi về thứ tự ưu tiên. Có thể tạm chia 3 giai đoạn, 1986-1990 là giai đoạn tác động mạnh nhất của đổi mới chính sách; 1991-2000, là giai đoạn tập trung lớn cho xây dựng và nâng cấp các công trình và hệ thống thuỷ lợi, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu long. Chính điều này đã cho phép tăng diện tích trồng lúa từ 5.70 triệu ha năm 1986 lên 7.66 triệu ha năm 2000, tăng gần 2 triệu ha (34%) chỉ trong 16 năm. Từ năm 2001 đến nay sản lượng lương thực có hạt tăng bình quân khoảng 1 triệu tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng bình quân 23,6%/năm. Năm 2009 sản lượng thóc đạt mốc mới 38,9 triệu tấn, xuất khẩu 5,96 triệu tấn gạo, giá trị hơn 2.6 tỉ USD; cà phê 1.7 tỷ USD, cao su 1,2 tỷ USD. Trong 10 năm trở lại đây, khi động lực của đổi mới chính sách, đầu tư đã được phát huy, vai trò của KHCN ngày càng được nâng cao. Có thể thấy rất rõ với tất cả các cây trồng, diện tích đất giảm đi song sản lượng vẫn tăng và tăng chủ yếu là do năng suất, hệ quả của giống và kỹ thuật mới. Việt nam tuy chưa có đánh giá một cách đầy đủ, song đều chấp nhập ít nhất KHCN đóng góp 30% chon tăng trưởng nông nghiệp thời kỳ đổi mới. Những con số này của Trung quốc 39-50% tuỳ theo lĩnh vực. II. THÀNH TỰU NỔI BẬT VÀ TỒN TẠI CỦA NGÀNH TRỒNG TRỌT 2001-2009 2.1. Thành tựu Trong thập kỷ qua, giá trị sản xuất ngành tăng từ 8,45 tỷ USD (2001) lên 10,39 tỷ USD (năm 2007), với tốc độ tăng trưởng bình quân 4%/năm (toàn ngành nông nghiệp tăng 4,5%/năm); Ngành trồng trọt chiếm tỉ lệ rất cao trong cơ cấu nông nghiệp, từ 74-78% tuy theo cách tính theo giá cố định hay giá thực tế. Thành tựu ấn tượng nhất là sản xuất lúa gạo. Trong hoàn cảnh mỗi năm có hơn 15 ngàn ha đất lúa bị thu hồi song nhờ năng suất tăng từ 42,9 tạ/ha năm 2001 lên 54 tạ/ha năm 2009 nên sản lượng lương thực vẫn tăng ổn định xấp xỉ 800 ngàn tấn/năm, từ 32,1 triệu tấn năm 2001 lên 38,9 triệu tấn năm 2009, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực Quốc gia, góp phần xuất khẩu 5-6 triệu tấn gạo/năm. Về Ngô, diện tích ngô tăng khá nhanh, từ 729,5 ngàn ha năm 2001 lên 1,09 triệu ha năm 2009. Năng suất ngô tăng từ 29,6 tạ/ha năm 2001 lên 40,8 tạ/ha năm 2009, trung bình mỗi năm tăng 1,4 tạ/ha, nhờ vậy, sản lượng ngô tăng từ 2,16 triệu tấn lên 4,43 tương ứng, tăng trưởng bình quân 11,2%/năm. Cà phê: diện tích năm 2009 là 537 ngàn ha (504 ngàn ha cho thu hoạch), so với năm 2001 giảm gần 30 ngàn ha. Tuy nhiên, do giá cà phê được cải thiện nên người dân đầu tư thâm canh, do vậy năng suất cà phê năm 2009 đạt 2,05 tấn/ha, tăng 10% so với 2001, sản lượng tăng bình quân 2,5%/năm. Cao su là cây trồng có sự tăng trưởng vượt bậc cả về diện tích và năng suất do thị trường cầu vượt cung. Diện tích năm 2009 đạt 674 ngàn ha, mỗi năm trồng mới xấp xỉ 30 ngàn ha. Trong cùng thời gian, năng suất mủ khô tăng 3,6 tạ/ha. Chè có diện tích gần 130 ngàn ha, tăng 31 ngàn ha so với năm 2001, trung bình mỗi năm trồng mới 4,5 ngàn ha. Năng suất chè năm 2009 đạt 7 tấn/ha, tăng 1,5 lần so với năm 2001. Năm 2009 điều có diện tích có gần 400 ngàn ha, tuy nhiên do giá thấp, chi phí cao nên người dân không thâm canh, năng suất chỉ đạt 1 tấn/ha. Diện tích điều tăng nhanh những năm đầu thập kỷ 90, nhưng sau đó có xu hướng đi xuống. Hồ tiêu có diện tích năm 2009 là 50 ngàn ha, tăng 13,9 ngàn ha so với năm 2001. Tuy nhiên, năng suất năm hồ tieu lại giảm 1,1 tạ/ha so với năm 2001. Sản lượng hồ tiêu tăng chủ yếu do tăng diện tích. Diện tích mía năm 2009 giảm hơn 20 ngàn ha so với năm 2001. Tuy nhiên năng suất lại trong cùng thời gian tăng 9,1 tấn/ha/ha, nhờ vậy sản lượng năm 2009 đạt trên 15 triệu tấn, tăng gần 1,5 triệu tấn so với năm 2001. Lạc: diện tích năm 2009 đạt 255 ngàn ha, tăng 10,8 ngàn ha so với năm 2001. Năng suất năm 2008 đạt 20,8 tạ/ha, tăng 5,9 tạ/ha so với năm 2001. Sản lượng đạt 531 ngàn tấn, tăng hơn 167 ngàn tấn so với năm 2001, tốc độ tăng bình quân 5,6%/năm. Đậu tương: diện tích năm 2009 đạt 192 ngàn ha, tăng 51,4 ngàn ha so với năm 2001, tốc độ tăng bình quân 5,6%/năm. Năng suất đậu tương năm 2008 đạt 1.46 tấn/ha, tăng trên 10% so với năm 2001. Sản lượng tăng bình quân 6,4%/năm. Từ năm 2001 đến năm 2009 diện tích cây ăn quả tăng trung bình 26 ngàn ha/năm và đạt xấp xỉ 800 ngàn ha hiện nay. Đối với rau, đậu các loại, năm 2009 đạt 925 ngàn ha, trung bình mỗi năm tăng gần 30 ngàn ha trong suốt 10 năm qua. Nhờ những thành tựu trên trong sản xuất nên bình quân lương thực đầu người tăng từ 435 kg năm 2001 lên 485 kg năm 2009. Ngoài ra, mỗi năm Việt Nam còn xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo. Giá trị sản xuất trồng trọt tăng từ 360 USD năm 2001 lên khoảng xấp xỉ 500 USD năm 2009. Nhiều sản phẩm của ngành trồng trọt được xuất khẩu với tỉ trọng lớn, như gạo 20%, cà phê 95% cao su 85%, chè 75%, điều 90% tiêu 98%,.... . Một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thế giới như hồ tiêu, điều đứng đầu thế giới; gạo, cà phê đứng thứ hai thế giới; cao su đứng thứ tư thế giới; chè đứng thứ năm thế giới. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính (gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè, rau quả, lạc) có tốc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chính sách kinh tế dự án nông nghiệp kỹ thuật nông lâm trồng trọt chăn nuôi kinh doanh nông nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: Sự ổn định của bộ ba bất khả thi và các mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tê
29 trang 323 0 0 -
38 trang 252 0 0
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 245 1 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 177 0 0 -
10 trang 113 0 0
-
Bài giảng Luật và chính sách kinh tế - Bài 2: Pháp luật: Khái niệm và vai trò
20 trang 104 0 0 -
Định hướng chính sách phát triển các thành phần kinh tế Việt Nam: Phần 2
262 trang 68 0 0 -
Kinh tế vĩ mô và những câu chuyện ngắn (Tập 1): Phần 2
59 trang 65 0 0 -
KINH TẾ HÓA LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
194 trang 50 0 0 -
Tìm hiểu Kinh tế Trung Quốc: Phần 1
87 trang 44 1 0