Danh mục

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp XÂY DỰNG QUY TRÌNH CANH TÁC VẢI THIỀU THANH HÀ THEO HƯỚNG ASEAN GAP

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 474.68 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vải thiều Thanh Hà là một đặc sản và đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp bằng bảo hộChỉ dẫn địa lý theo quyết định số 353/QĐ-SHTT, ngày 25/5/2007. Tuy nhiên, giá vải thiềungày càng giảm nhanh. Giá vải tươi năm 1997 là 14000 – 15000đ/kg, năm 1998 là 10000 -12000đ/kg, năm 2003 là 3500 – 4500đ/kg, năm 2007 chỉ còn 2000đ/kg. Nguyên nhân củaviệc giảm giá vải là do mất cân đối cung cầu ở thị trường trong nước và do không đồng đều vềchất lượng sản xuất ra của các hộ nông dân. Để nâng cao giá...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " XÂY DỰNG QUY TRÌNH CANH TÁC VẢI THIỀU THANH HÀ THEO HƯỚNG ASEAN GAP " Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) XÂY DỰNG QUY TRÌNH CANH TÁC VẢI THIỀU THANH HÀ THEO HƯỚNG ASEAN GAP ThS. Trương Thị Minh, TS. Đào Thế Anh, ThS. Trịnh Văn Tuấn và CS(Báo cáo trình bày tại Hội thảo GAP về Thanh Long tại Bình Thuân, 21-22/07/2008)I. Tính cấp thiết Vải thiều Thanh Hà là một đặc sản và đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp bằng bảo hộChỉ dẫn địa lý theo quyết định số 353/QĐ-SHTT, ngày 25/5/2007. Tuy nhiên, giá vải thiềungày càng giảm nhanh. Giá vải tươi năm 1997 là 14000 – 15000đ/kg, năm 1998 là 10000 -12000đ/kg, năm 2003 là 3500 – 4500đ/kg, năm 2007 chỉ còn 2000đ/kg. Nguyên nhân củaviệc giảm giá vải là do mất cân đối cung cầu ở thị trường trong nước và do không đồng đều vềchất lượng sản xuất ra của các hộ nông dân. Để nâng cao giá trị cho vải Thiều Thanh Hà cầnđa dạng thị trường, hướng tới khu vực tiêu dùng cao cấp và xuất khẩu. Để đáp ứng yêu cầukhắt khe của thị trường tiềm năng rộng lớn đó cần tổ chức và quản lý sản xuất theo hướngAsean GAP. Với bối cảnh như vậy, trong khuôn khổ dự án ”Nâng cao giá trị vải Thiều Thanh Hà”,Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức(GTZ) là tổ chức tài trợ, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triểnHệ thống Nông nghiệp là cơ quan tư vấn, triển khai nghiên cứu xây dựng quy trình canh tácvải Thiều Thanh Hà theo hướng AseanGAP.II. Vấn đề cần quan tâm trong xây dựng quy trình canh tác vải thiều Thanh Hà theo hướng Asean GAP 1. Nghiên cứu loại đất thích hợp trồng vải thiều cho chất lượng đặc thù 2. Vật liệu gieo trồng 3. Việc sử dụng phân bón 4. Bảo vệ thực vật 5. Tưới nước 6. Thu hoạch 7. Một số kỹ thuật đặc thù 8. Quản lý nông hộ trong thực hiện AseanGAP cho vải thiều Thanh HàIII. Phương pháp xây dựng quy trìnhNghiên cứu thực địa kết hợp với phân tích trong phòng để xác định loại đất trồng vải thiềuthích hợp và xác định nguồn nước tưới cho vải thiều.Dùng GIS xác định vùng quy hoạch trồng vải thiều thích hợp.Dùng phương có sự tham gia của người dân và phương pháp chuyên gia trong xây dựngquy trình canh tác vải thiều, xây dựng hệ thống quản lý nội bộ quản lý các hộ trong thực hiệnGAP.IV. Kết quả xây dựng quy trình1. Nghiên cứu loại đất thích hợp trồng vải thiều cho chất lượng đặc thù: Bằng phương pháp khảo sát thực địa, lấy mẫu đất, mẫu quả vải. 1 Hội thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) Phân tích trong phòng thí nghiệm các chỉ tiêu nông hóa của đất và chỉ tiêu chất lượng quả vải. Xác định mối tương quan giữa đất đai và chất lượng đặc thù của vải thiều. Từ đó xác định được các yếu tố đất đai thích hợp để trồng vải thiều đảm bảo chất lượng đặc thù. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu đất đai thích hợp để trồng vải thiều được mô tả trong bảng dưới đây: Yêu cầu về đất đai TT Yếu tố đất đai Yêu cầu về chất lượng đất 1 Loại đất - Đất phù sa không được bồi, ít chua. - Đất phù sa không được bồi có tầng glây và loang lổ. 3 Thành phần cơ giới Thịt pha cát đến thịt pha sét và cát 4 pHH2O 5,5 - 8,1 5 pHKCl 5,2 - 7,5 6 OC, % 0, 85 - 2,15 7 N, % 0,08 - 0,19 8 P2O5, % 0,06 - 0,3 9 K20, % Tầng 1 1.6 - 2,82 10 K20, % Tầng 2 1.64 – 2.7 Na+ ldl/100g tầng 1 11 0,44 – 2,55 Na+ ldl/100g tầng 2 12 0.48 – 2.55 13 Bo, ppmTầng 1 35 - 47 14 Bo, ppmTầng 2 27 - 33 15 Mo, ppm tầng 1 27 - 36 16 Mo, ppm tầng 2 23 - 26 Bằng phương pháp chồng ghép bản đồ đơn tính của các chỉ tiêu nông hoá quyết địnhchất lượng đặc thù vải Thiều Thanh Hà, chúng ta xác định được: - Vùng đất trồng vải thiều thích hợp nhất của huyện Thanh Hà là 6.020ha (xem bản đồ ở phần phụ lục). - Đơn vị đất chủ yếu thuộc loại đất phù sa ít chua có tầng loang lổ và đất phù sa glây địa hình Vàn, TPCG thịt trung bình và có pH của đất trung tính đến ít chua.2. Vật liệu gieo trồng: Để đảm bảo chất lượng giống vải thiều, hạn chể việc lây lan nguồn sâu bệnh từ vùng nàysang vùng khác, vật liệu gieo trồng vùng được quy hoạch trồng vải thiều thịch hợp được xácđịnh như sau: - Là giống vải thiều Thanh hà được tuyển chọn từ các cây ưu tú trọn ...

Tài liệu được xem nhiều: