Báo cáo phân tích số liệu cơ sở RỪNG năm 2005 part 1
Số trang: 19
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.24 MB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Rừng có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Năm 2006, độ che phủ rừng của Việt Nam là 38% trên diện tích toàn quốc. Là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, lâm nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp và nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng của đất nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo phân tích số liệu cơ sở RỪNG năm 2005 part 1 Lời giới thiệu Rừng có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Năm 2006, độ che phủ rừng của Việt Nam là 38% trên diện tích toàn quốc. Là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, lâm nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp và nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng của đất nước. Theo số liệu thống kê hiện nay, ngành lâm nghiệp đóng góp khoảng 1% cho Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tuy nhiên, theo ý kiến của một số nhà khoa học, nếu tính cả giá trị kinh tế và giá trị môi trường thì đóng góp thực tế của ngành lâm nghiệp vào GDP sẽ là khoảng 3-4%. Trong những năm gần đây diện tích rừng đã không ngừng tăng trở lại (năm 2006 dự báo độ che phủ của rừng khoảng 38 %, trong khi đầu những năm 90 chỉ còn khoảng 27-28 %), giá trị xuất khẩu của ngành lâm nghiệp đã tăng nhanh đáng kể, đạt khoảng 1,5 tỷ USD vào năm 2005. Hiện nay, ước tính có khoảng 25 triệu người (chiếm 28% dân số của cả nước) đang sống ở vùng rừng núi, vùng sâu và vùng xa. Phần lớn họ là đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống còn nghèo, khó khăn và phụ thuộc nhiều vào rừng. Cũng vì vậy mà ngành lâm nghiệp còn có vai trò quan trọng trong cải thiện đời sống và xoá đói giảm nghèo cho người dân vùng miền núi và nông thôn. Rừng Việt Nam còn đóng vai trò bảo đảm sự bền vững môi trường của quốc gia, đặc biệt là bảo vệ đầu nguồn các con sông lớn, các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, hạn chế lũ lụt và hạn hán, chống cát bay bảo vệ vùng bờ biển. Là một nước có bờ biển dài và địa hình dốc, Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia trên thế giới chịu tác động xấu nhất của quá trình thay đổi khí hậu toàn cầu. Do đặc thù về sinh học, rừng còn có vai trò đặc biệt quan trọng làm giảm sự nóng lên của trái đất. Vì vậy, quản lý rừng bền vững, đặc biệt là hệ thống rừng ngập mặn, cũng sẽ giúp Việt Nam giảm thiểu được những tác động tiêu cực của quá trình thay đổi khí hậu toàn cầu đang xảy ra. Trong suốt mấy thập kỷ qua, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rừng, đất rừng và của ngành lâm nghiệp nói chung. Vào những năm 90, Chính phủ đã có những biện pháp mạnh mẽ để hạn chế tỷ lệ mất rừng, tăng độ che phủ rừng thông qua việc thực hiện các chương trình, đề án về bảo vệ và phát triển rừng, như: Chương trình 327 về phủ xanh đất trống đồi núi trọc, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng cho giai đoạn 1998-2010. Cùng với mục đích này, Quốc hội Việt Nam đã sửa đổi Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt nam giai đoạn 2006-2020. Một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực quản lý của ngành đó là cải thiện hệ thống thông tin và số liệu sao cho có hệ thống, cập nhật và có độ chính xác cao. Qua đó giúp cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách lập qui hoạch, kế hoạch khả thi hơn và xây dựng chính sách tốt hơn. Bộ Nông nghiệp và PTNT hoan nghênh sáng kiến của Đối tác 1 Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Lời giới thiệu Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp (FSSP) về xây dựng bộ chỉ số giám sát ngành lâm nghiệp. Bộ chỉ số và các cơ sở dữ liệu này là các modun quan trọng cho một Hệ thống thông tin giám sát ngành lâm nghiệp tổng thể (FOMIS) hiện đang được xây dựng. Báo cáo 2005 của ngành lâm nghiệp Việt Nam được phản ảnh thông qua những chỉ số quan trọng nhằm đánh giá tiến độ thực hiện, những thành tựu đạt được và tác động của chiến lược, các chương trình, đề án, dự án quan trọng của ngành. Báo cáo này cung cấp và phân tích những số liệu sẵn có và được sử dụng làm số liệu cơ sở (năm 2005) để dễ dàng so sánh các số liệu của ngành trong tương lai. Những chỉ số này còn phản ảnh một cách tiếp cận mới về đánh giá hiệu quả của ngành lâm nghiệp Việt Nam. Trong quá khứ báo cáo thường chỉ dựa vào đầu vào và chỉ tiêu đạt được, nay chúng ta sẽ chuyển hướng tập trung vào một hệ thống quản lý dựa vào kết quả, xem xét các tác động, đầu ra và hiệu quả đạt được. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc ‘Báo cáo 2005 của ngành lâm nghiệp Việt Nam”. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của Tổ công tác Giám sát bao gồm các cán bộ của các Cục, các Vụ trong Bộ và các Bộ ngành liên quan, các chuyên gia trong nước và quốc tế trong suốt quá trình thu thập, phân tích, xây dựng và xuất bản báo cáo này. Chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ kịp thời và có hiệu quả của Văn phòng Điều phối Đối tác Hỗ trợ Ngành Lâm nghiệp (FSSP-CO) đặc biệt là Tiến sỹ Paula Williams đã giúp chúng tôi hiệu đính bản tiếng Anh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ về tài chính của Quỹ Ủy thác Ngành Lâm nghiệp (TFF) do Chính phủ các nước Phần Lan, Hà Lan, Thụy Điển (Cơ quan Phát triển Quốc tế Thụy Điển – Sida) và Thụy Sỹ (Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ - SDC) tài trợ. Đây là lần đầu tiên Báo cáo giám sát ngành lâm nghiệp được xây dựng nên không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được sự góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân cùng bạn đọc để có thể hoàn thiện trong những lần báo cáo sau. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc! Hứa Đức Nhị Thứ trưởng Bộ NN và PTNT 2 Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Tóm tắt Mục đích của báo cáo • Cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách ở cấp quốc gia về nội dung chủ yếu của các chỉ tiêu giám sát ngành lâm nghiệp. • Sử dụng để giám sát các chương trình hành động lớn của ngành như Chiến lược phát triển lâm nghiệp ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo phân tích số liệu cơ sở RỪNG năm 2005 part 1 Lời giới thiệu Rừng có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Năm 2006, độ che phủ rừng của Việt Nam là 38% trên diện tích toàn quốc. Là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, lâm nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp và nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng của đất nước. Theo số liệu thống kê hiện nay, ngành lâm nghiệp đóng góp khoảng 1% cho Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tuy nhiên, theo ý kiến của một số nhà khoa học, nếu tính cả giá trị kinh tế và giá trị môi trường thì đóng góp thực tế của ngành lâm nghiệp vào GDP sẽ là khoảng 3-4%. Trong những năm gần đây diện tích rừng đã không ngừng tăng trở lại (năm 2006 dự báo độ che phủ của rừng khoảng 38 %, trong khi đầu những năm 90 chỉ còn khoảng 27-28 %), giá trị xuất khẩu của ngành lâm nghiệp đã tăng nhanh đáng kể, đạt khoảng 1,5 tỷ USD vào năm 2005. Hiện nay, ước tính có khoảng 25 triệu người (chiếm 28% dân số của cả nước) đang sống ở vùng rừng núi, vùng sâu và vùng xa. Phần lớn họ là đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống còn nghèo, khó khăn và phụ thuộc nhiều vào rừng. Cũng vì vậy mà ngành lâm nghiệp còn có vai trò quan trọng trong cải thiện đời sống và xoá đói giảm nghèo cho người dân vùng miền núi và nông thôn. Rừng Việt Nam còn đóng vai trò bảo đảm sự bền vững môi trường của quốc gia, đặc biệt là bảo vệ đầu nguồn các con sông lớn, các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, hạn chế lũ lụt và hạn hán, chống cát bay bảo vệ vùng bờ biển. Là một nước có bờ biển dài và địa hình dốc, Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia trên thế giới chịu tác động xấu nhất của quá trình thay đổi khí hậu toàn cầu. Do đặc thù về sinh học, rừng còn có vai trò đặc biệt quan trọng làm giảm sự nóng lên của trái đất. Vì vậy, quản lý rừng bền vững, đặc biệt là hệ thống rừng ngập mặn, cũng sẽ giúp Việt Nam giảm thiểu được những tác động tiêu cực của quá trình thay đổi khí hậu toàn cầu đang xảy ra. Trong suốt mấy thập kỷ qua, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rừng, đất rừng và của ngành lâm nghiệp nói chung. Vào những năm 90, Chính phủ đã có những biện pháp mạnh mẽ để hạn chế tỷ lệ mất rừng, tăng độ che phủ rừng thông qua việc thực hiện các chương trình, đề án về bảo vệ và phát triển rừng, như: Chương trình 327 về phủ xanh đất trống đồi núi trọc, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng cho giai đoạn 1998-2010. Cùng với mục đích này, Quốc hội Việt Nam đã sửa đổi Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt nam giai đoạn 2006-2020. Một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực quản lý của ngành đó là cải thiện hệ thống thông tin và số liệu sao cho có hệ thống, cập nhật và có độ chính xác cao. Qua đó giúp cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách lập qui hoạch, kế hoạch khả thi hơn và xây dựng chính sách tốt hơn. Bộ Nông nghiệp và PTNT hoan nghênh sáng kiến của Đối tác 1 Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Lời giới thiệu Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp (FSSP) về xây dựng bộ chỉ số giám sát ngành lâm nghiệp. Bộ chỉ số và các cơ sở dữ liệu này là các modun quan trọng cho một Hệ thống thông tin giám sát ngành lâm nghiệp tổng thể (FOMIS) hiện đang được xây dựng. Báo cáo 2005 của ngành lâm nghiệp Việt Nam được phản ảnh thông qua những chỉ số quan trọng nhằm đánh giá tiến độ thực hiện, những thành tựu đạt được và tác động của chiến lược, các chương trình, đề án, dự án quan trọng của ngành. Báo cáo này cung cấp và phân tích những số liệu sẵn có và được sử dụng làm số liệu cơ sở (năm 2005) để dễ dàng so sánh các số liệu của ngành trong tương lai. Những chỉ số này còn phản ảnh một cách tiếp cận mới về đánh giá hiệu quả của ngành lâm nghiệp Việt Nam. Trong quá khứ báo cáo thường chỉ dựa vào đầu vào và chỉ tiêu đạt được, nay chúng ta sẽ chuyển hướng tập trung vào một hệ thống quản lý dựa vào kết quả, xem xét các tác động, đầu ra và hiệu quả đạt được. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc ‘Báo cáo 2005 của ngành lâm nghiệp Việt Nam”. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của Tổ công tác Giám sát bao gồm các cán bộ của các Cục, các Vụ trong Bộ và các Bộ ngành liên quan, các chuyên gia trong nước và quốc tế trong suốt quá trình thu thập, phân tích, xây dựng và xuất bản báo cáo này. Chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ kịp thời và có hiệu quả của Văn phòng Điều phối Đối tác Hỗ trợ Ngành Lâm nghiệp (FSSP-CO) đặc biệt là Tiến sỹ Paula Williams đã giúp chúng tôi hiệu đính bản tiếng Anh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ về tài chính của Quỹ Ủy thác Ngành Lâm nghiệp (TFF) do Chính phủ các nước Phần Lan, Hà Lan, Thụy Điển (Cơ quan Phát triển Quốc tế Thụy Điển – Sida) và Thụy Sỹ (Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ - SDC) tài trợ. Đây là lần đầu tiên Báo cáo giám sát ngành lâm nghiệp được xây dựng nên không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được sự góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân cùng bạn đọc để có thể hoàn thiện trong những lần báo cáo sau. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc! Hứa Đức Nhị Thứ trưởng Bộ NN và PTNT 2 Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Tóm tắt Mục đích của báo cáo • Cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách ở cấp quốc gia về nội dung chủ yếu của các chỉ tiêu giám sát ngành lâm nghiệp. • Sử dụng để giám sát các chương trình hành động lớn của ngành như Chiến lược phát triển lâm nghiệp ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
môi trường rừng tài nguyên rừng bảo vệ rừng tài liệu môi trường rừng sinh thái nhân vănGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 181 0 0 -
Trái đất sẽ ra sao nếu thiếu đi màu xanh của những cánh rừng?
3 trang 102 2 0 -
103 trang 86 0 0
-
70 trang 86 0 0
-
90 trang 76 0 0
-
Giáo trình Hệ sinh thái rừng nhiệt đới: Phần 1
128 trang 76 0 0 -
Hỏi-Đáp về pháp luật lâm nghiệp
91 trang 57 0 0 -
11 trang 48 0 0
-
Anh (chị) nghĩ gì khi nhìn những cánh rừng tiếp tục bị tàn phá?
3 trang 45 0 0 -
46 trang 41 0 0