Danh mục

Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm

Số trang: 157      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.45 MB      Lượt xem: 177      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Tài nguyên rừng nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về rừng và tài nguyên rừng, về vai trò của rừng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường cho sinh viên khoa Môi trường. Đồng thời được dùng làm tài liệu tham khảo cho các các ngành có liên quan. Giáo trình đề cập những nội dung chính có liên quan đến khái niệm, các quá trình cơ bản của rừng, vai trò của rừng cũng như việc tổ chức quản lí và sử dụng tài nguyên rừng cho sự phát triển bền vững. Mời bạn đọc tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm NGUYỄN XUÂN CỰ - ĐỖ ĐÌNH SÂM TÀI NGUYÊN RỪNG NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 1 Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc: PHÙNG QUỐC BẢO Tổng biên tập. PHẠM THÀNH HƯNG Chịu trách nhiệm nội dung. Hội đồng nghiệm thu giáo trình Trường ĐHKHTN - Đại học Quốc gia Hà Nội Người nhận xét. GS.TS. LÊ VĂN KHOA TS. NGÔ ĐÌNH QUẾ Biên tập: ĐỨC HỮU NHƯ QUỲNH Trình bày bìa: NGỌC ANH 2 MỞ ĐẦU Rừng là một trong những bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên sinh quyển. Ngoài ý nghĩa về nguồn tài nguyên sinh vật. Rừng còn là một yếu tố địa lý không thể thiếu được trong từ nhiên. Nó có vai trò cực kỳ quan trọng tạo nên cảnh quan vi có tác động mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu, đất đai. Chính vì vậy, rừng không chi có chức năng trong phát triển kinh tế - xã hội mà nó còn có ý nghĩa đác biệt trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Ngay từ buổi đầu tiên trong lịch sử phát triển nhân loại. Rừng đã có những đóng góp cực kỳ quan trọng đối với đời sống con người. Rừng cung cấp nơi cư trú, lương thực, thực phẩm, nguyên liệu, nhiên liệu cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Sự phát triển ngày càng cao của kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn hiện đại dựa trên nền tảng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã làm đa dạng hơn quá trình sử dụng tài nguyên thiên nhiên và làm thay đổi sự phụ thuộc của con người vào rừng. Con người đã rời bỏ từng phần hoặc toàn bộ sự lệ thuộc vào rừng di chuyển xuống sông ở các lưu vực sông. Nơi có các điều kiện dễ dàng hơn và có năng suất cây trồng cao hơn. Các cộng đồng dân cư đã phân bố rộng khắp từ những vùng đô thị đến các vùng nông thôn ven biển. Tuy nhiên một bộ phận quan trọng gồm nhiều công đồng dân cư khác nhau vẫn sống trong rừng hoặc ở các vùng ven rừng. Họ tiếp tục nền sản xuất nông nghiệp truyền thống tự cung tự cấp, sử dụng đất rừng để canh tác nông nghiệp và khai thác các tài nguyên rừng phục vụ trực tiếp cho cuộc sống của họ. Ngày nay do dân số tăng nhanh nhu cầu về tài nguyên ngày càng lớn. Quá trình sản xuất phát triển dựa trên một nền khoa học công nghệ cao đã gáy sức ép ngày càng lớn đối với các 3 nguồn tài nguyên nói chung. Trong đó, tài nguyên rừng được huy động ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lương thực,thực phẩm, nhu cầu gò củi và các nguyên liệu cho sự phát triển kinh tế xã hội của loài người. Điều này đã dẫn dấn làm suy giảm đáng kể nguồn tài nguyên rừng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Rừng bị suy giảm do bất kỳ một nguyên nhân nào cũng đều có thể gây ra các vấn đề về sinh thái, môi trường như: Gây hạn hán, lũ lụt, ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu, làm giảm đa dạng sinh học, gây xói mòn đất và có nguy cơ dẫn đến sa mạc hóa các vùng đất. Cuối cùng chúng sẽ gây hậu quả về kinh tế, xã hội và dẫn đến đói nghèo. Rừng không chỉ có ý nghĩa trong phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương mà nó đồng thời cũng là bộ phận cấu thành quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Những nguyên nhân làm giảm diện tích rừng ít nhiều có sự thay đổi theo từng vùng nhưng trước hết đều có liên quan trực tiếp đến các cộng đồng người sống trong rừng hoặc ở các vùng ven rừng. Do vậy, để bảo vệ và phát triển rừng. Chính phủ và các tồ chức có liên quan cần ủng hộ, trợ giúp các quá trình sản xuất nhằm phát triển đời sống các cộng đồng dân cư địa phương. Việt Nam cũng như nhiều nước dang phát triển khác đang đứng trước những vấn đề cấp bách về môi nhường. Tài nguyên rừng đất nước, khoáng sản đang được huy động mạnh mẽ cho quá trình phát triển kinh tế và bị suy giảm nhanh chóng nhiều loài động thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng môi trường đang bị đe dọa bởi sự ô nhiễm. Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng sẽ có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm giữ ổn định cân bẵng sính thái trong sinh quyển.Chính vì vậy bảo vệ tài nguyên rừng đã được xác định là một trong những mục tiêu lớn trong chiến lược hành động cho sự phát triển bền vững ở nước ta nói riêng và trên toàn thế giới nới chung. Là một bộ phận cấu thành của chương trình đào tạo cử nhân khoa học môi trường, giáo trình Tài nguyên rừng nhằm trang 4 bị những kiến thức cơ bản về rừng và tài nguyên rừng, về vai trò của rừng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội và bao vệ môi trường cho sinh viên khoa Môi trường. Đồng thời được dùng làm tài liệu tham khảo cho các ngành khoa học có liên quan. Với mục đích đó, giáo trình Tài nguyên rừng đề cập cái những nội dung chính có liên quan đến các khái niệm, các quá trình cơ bản của rừng, vai trò của rừng những vấn đề xe tài nguyên rừng cũng như việc tổ chức quản lý và sử dụng tài nguyên rừng cho sự phát triển bền v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: