Giáo trình Sinh lý thực vật (Tập 1 - Phần lý thuyết): Phần 1
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Sinh lý thực vật (Tập 1 - Phần lý thuyết): Phần 1 TS. Khương Thị Thu Hương (chủ biên) TS. Lê Thị Vân Anh, TS. Trần Khánh Vân GIÁO TRÌNH SINH LÝ THỰC VẬT TẬP 1 PHẦN LÝ THUYẾT NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT 2 LỜI NÓI ĐẦU Môn Sinh lý thực vật cung cấp kiến thức cơ sở cho nhiều ngành đào tạo liên quan đến thực vật như Sinh học, Công nghệ sinh học, Khoa học cây trồng, Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, Lâm học, Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Nông nghiệp công nghệ cao, Bảo vệ thực vật… Nhằm đa dạng nguồn tài liệu học tập cho sinh viên, cũng như cập nhật thành tựu mới của khoa học công nghệ trong lĩnh vực nghiên cứu sinh lý thực vật, được sự hỗ trợ của Trường Đại học Lâm nghiệp, TS. Khương Thị Thu Hương cùng tập thể tác giả biên soạn cuốn Giáo trình Sinh lý thực vật, tập I. Phần lý thuyết. Nội dung cuốn sách gồm 7 chương, trong đó TS. Khương Thị Thu Hương (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội) làm chủ biên và biên soạn chính toàn bộ cuốn sách, với sự tham gia của TS. Trần Khánh Vân (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) trong chương 5 và TS. Lê Thị Vân Anh (Trường Đại học Khoa học Công nghệ Hà Nội) trong chương 6. Cuốn sách được biên soạn theo hướng tiếp cận các chức năng sinh lý dựa trên đặc điểm cấu tạo giải phẫu - hình thái, làm rõ bản chất của các quá trình sinh lý trong cây và các liên hệ ứng dụng trong thực tiễn. Đặc biệt ở chương 3 mô tả khá chi tiết cấu trúc của bộ máy quang hợp, phần mà các giáo trình trước đây còn chưa đề cập đến. Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã kế thừa các kiến thức kinh điển trong các nguồn tài liệu có độ tin cậy cao, đồng thời cập nhật các kết quả nghiên cứu mới trong các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín. Nhóm tác giả chân thành cảm ơn GS.TS. Vũ Văn Vụ (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên), PGS. TS. Nguyễn Văn Mã (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2) đã góp ý chỉnh sửa bản thảo cuốn sách. Dù đã rất cố gắng, tuy nhiên chắc cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót. Các tác giả rất mong nhận được sự chia sẻ và ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách được chỉnh sửa, hoàn thiện trong lần tái bản. Trân trọng cảm ơn! Chủ biên TS. Khƣơng Thị Thu Hƣơng 3 4 GIỚI THIỆU MÔN SINH LÝ THỰC VẬT Sinh lý thực vật là một chuyên ngành khoa học nghiên cứu các quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể thực vật và sự tương tác của các quá trình đó với các yếu tố môi trường sống. Môn học Sinh lý thực vật dựa trên kiến thức nền tảng của các môn học khoa học sinh học khác như Hóa sinh, Lý sinh, Sinh học phân tử, Sinh học tế bào, Hình thái và giải phẫu thực vật, Sinh thái học… Ngược lại, Sinh lý thực vật lại hỗ trợ việc tiếp thu kiến thức các môn học đó. Hiểu biết các quá trình sinh lý trong cơ thể thực vật là cơ sở cho các môn khoa học liên quan đến thực vật như Công nghệ tế bào thực vật, Công nghệ gen thực vật, Các hợp chất thứ cấp ở thực vật, Cây rừng, Thực vật học, Hệ sinh thái rừng, Trồng rừng, Khoa học cây trồng… Hơn thế nữa, những kiến thức của môn Sinh lý thực vật làm cơ sở cho các biện pháp tác động, điều chỉnh cây trồng theo hướng có lợi cho con người. Nội dung cuốn giáo trình được chia làm 7 chương, mỗi chương tương ứng một quá trình sinh lý riêng biệt ở mức độ tế bào hoặc mức độ cơ thể. Nội dung cơ bản của các chương này được tóm tắt như sau: Chương 1. Sinh lý tế bào thực vật Cấu trúc của tế bào thực vật, các đặc tính lý hóa của chất nguyên sinh và các hoạt động sinh lý diễn ra ở mức độ tế bào như trao đổi nước, trao đổi chất tan, những kiến thức này sẽ làm nền tảng cho các hoạt động sinh lý diễn ra ở mức độ cơ thể. Chương 2. Trao đổi nước ở thực vật Tìm hiểu về quá trình hút nước ở rễ, vận chuyển nước trong cây và sự thoát hơi nước ở lá. Chương 3. Quang hợp ở thực vật Sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng dự trữ trong các hợp chất hữu cơ và quá trình vận chuyển chúng trong cây, tạo nguồn dự trữ năng lượng sống cho thực vật cũng như các sinh vật khác trên Trái đất. Chương 4. Hô hấp ở thực vật Sự phân giải oxy hóa các chất hữu cơ được tổng hợp từ quá trình quang hợp thành năng lượng sinh học cung cấp cho mọi hoạt động sống của cây. 5 Chương 5. Dinh dưỡng khoáng - nitơ ở thực vật Quá trình hấp thu, vận chuyển và đồng hóa các chất khoáng, nitơ trong cơ thể thực vật. Chương 6. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật Kết quả hoạt động của các quá trình sinh lý trên đây là làm cho cây lớn lên, ra hoa, kết quả, già rồi kết thúc chu trình sống của mình bằng một cái chết sinh học đã được lập trình sẵn đó chính là sự sinh trưởng và phát triển của thực vật. Chương 7. Tính chống chịu các nhân tố phi sinh học bất lợi ở thực vật Trong quá trình sống cây thường xuyên phải đối mặt với các tác nhân phi sinh học bất lợi như hạn, mặn, lạnh, nhiệt độ cao, ngập úng… Dưới những tác hại của các nhân tố này, cây cần phải có các phản ứng để chống chọi lại đảm bảo duy trì ổn định các hoạt động sinh lý, nhằm giúp cây có thể sinh trưởng và phát triển bình thường trong điều kiện tự nhiên. Kiến thức của các chương này luôn có mối liên hệ logic với nhau, cũng như mối liên hệ khăng khít của chúng trong cơ thể thực vật. Chủ động tìm hiểu được bản chất của từng quá trình đó sẽ giúp cho việc học môn sinh lý thực vật không bị nhàm chán, đơn điệu như kiểu học gạo, học thuộc lòng, mà nhiều người vẫn thường gán ghép cho nó. 6 MỤC LỤC Lời nói đầu ............................................................................................................................. 3 Giới thiệu môn sinh lý thực vật ........ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Sinh lý thực vật Sinh lý thực vật Sinh lý tế bào thực vật Trao đổi nước ở thực vật Quang hợp ở thực vậtTài liệu cùng danh mục:
-
Nghiên cứu, đề xuất qui trình sản xuất nước rửa chén thân thiện môi trường từ vỏ cam phế thải
7 trang 458 1 0 -
147 trang 271 1 0
-
23 trang 204 0 0
-
Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình rang trong quy trình sản xuất trà Cascara
5 trang 191 1 0 -
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 176 0 0 -
Câu hỏi trắc nghiệm Vi sinh vật học - ĐH Y Dược Huế
108 trang 149 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Đánh giá cảm quan thực phẩm
7 trang 146 0 0 -
4 trang 143 0 0
-
Tiêu chí đánh giá sách giáo khoa môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực
8 trang 141 0 0 -
Ebook The Biology Book: Big ideas simply explained - Part 2
162 trang 135 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 20 0 0 -
94 trang 17 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 18 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 17 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 20 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 17 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 18 0 0 -
39 trang 18 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 18 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 18 0 0