Danh mục

Báo cáo Phân tích, thiết kế phần mềm nhúng

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 219.74 KB      Lượt xem: 43      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tổng quan về thiết kế hệ thống nhúng thời gian thực. Trình bày về phần mềm nhúng và các phương pháp thiết kế phần mềm này như phương pháp đặc tả hình thức và bán hình thức, công cụ phát triển phần mềm nhúng, các study về thiết kế phần mềm nhúng. Trình bày hệ điều hành thời gian thực (RTOS) và các dịch vụ của nó. Nghiên cứu các cách tiếp cận với bài toán nhận dạng chữ Nôm bằng mạng nơron và những kết quả thử nghiệm. Phân tích chương trình ứng dụng nhận dạng chữ Nôm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo "Phân tích, thiết kế phần mềm nhúng " Phân tích, thiết kế phần mềm nhúng Trần Minh Tuấn Trường Đại học Công nghệ Luận văn ThS ngành: Công nghệ thông tin; Mã số: 60 48 10 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Bình Năm bảo vệ: 2008 Abstract: Tổng quan về thiết kế hệ thống nhúng thời gian thực. Trình bày về phần mềm nhúng và các phương pháp thiết kế phần mềm này như phương pháp đặc tả hình thức và bán hình thức, công cụ phát triển phần mềm nhúng, các study về thiết kế phần mềm nhúng. Trình bày hệ điều hành thời gian thực (RTOS) và các dịch vụ của nó. Nghiên cứu các cách tiếp cận với bài toán nhận dạng chữ Nôm bằng mạng nơron và những kết quả thử nghiệm. Phân tích chương trình ứng dụng nhận dạng chữ Nôm dựa trên Tesseract cho thiết bị nhúng và thực nghiệm trên hệ điều hành thời gian thực. Keywords: Công nghệ thông tin; Lập trình; Phần mềm nhúng; Thiết kế phần mềmContent Thời gian gần đây, các Hệ thống nhúng – Thời gian thực được quan tâm nhiều hơn ở ViệtNam, và trên thế giới thì các hệ thống này đã và đang được phát triển mạnh mẽ và là xu hướngthịnh hành ở các nước Công nghiệp vì những lợi ích to lớn, thiết thực mà nó mang lại. Theo cácchuyên gia nhận định, sự phát triển của máy tính (PC) đã chuyển sang giai đoạn thứ 3 - giai đoạncủa môi trường thông minh mà hệ thống nhúng là cốt lõi (còn gọi là giai đoạn hậu PC - Internet).Phát triển hệ nhúng và phần mềm nhúng đang là quốc sách của nhiều quốc gia. Tuy nhiên muốn xây dựng Hệ thống nhúng – Thời gian thực tốt, đáp ứng được yêu cầu đòihỏi người thiết kế và phát triển phải có sự hiểu biết sâu về hệ thống, thiết bị phần cứng, nhữngvấn đề về hệ điều hành thời gian thực (RTOS), lập trình nhúng, các giải thuật trong lập lịch(Scheduling), cấp phát (Allocation), bố trí hệ thống (layout), phân chia phần cứng – phần mềm(HW-SW partioning)…Việc thiết kế và xây dựng hệ thống nhúng cần phát triển theo hướng co-design [7]. Nghĩa là phải phát triển phần cứng và phần mềm đồng thời nhằm xác định giải pháptối ưu nhất cho hệ thống nhúng. Mục đích của luận văn là đi sâu nghiên cứu các phương pháp,cách thức nhằm phân tích, thiết kế tốt phần mềm nhúng trong hệ thống nhúng - thời gian thực. Bên cạnh mục đích trên, còn có một mục tiêu rất quan trọng và thiết thực đó là nghiên cứucác cách tiếp cận nhận dạng chữ Nôm để xây dựng ứng dụng cho bài toán này trên thiết bịnhúng. Về lĩnh vực nhận dạng, nhận dạng chữ là bài toán rất hữu ích trong việc số hóa dữ liệu ởdạng văn bản giấy hoặc ảnh. Với chữ Latin bài toán đã được nghiên cứu và phát triển từ lâu vàhiện có nhiều phần mềm nhận dạng ký tự Latin với độ chính xác cao. Gần đây một số ngôn ngữtượng hình như chữ Trung Quốc hay chữ Nhật Bản cũng đã được giải quyết bằng nhiều phươngpháp nhận dạng khác nhau như: láng giềng gần nhất [9], mạng nơ-ron [29]. Ở Việt Nam, vấn đề nhận dạng chữ Quốc ngữ cũng đang được nhiều tổ chức thực hiện, vídụ VnDOCR [5] cho phép quét, đọc ảnh văn bản với nhiều định dạng khác nhau và kết quả nhậndạng là văn bản có kiểu phông tùy chọn. Tuy nhiên với bài toán nhận dạng chữ Nôm, bài toánnhận dạng rất có ý nghĩa trong việc khôi phục và gìn giữ di sản văn hóa dân tộc, hiện vẫn chưacó nhiều nghiên cứu với kết quả khả quan. Một số tổ chức đã nghiên cứu và xây dựng một sốphần mềm liên quan đến số hóa chữ Nôm như: bộ phông chữ Nôm của Viện Hán Nôm, phầnmềm Từ điển Hán Nôm trên PDA của Trung tâm công nghệ thông tin Thừa Thiên Huế [5], phầnmềm đánh văn bản chữ Hán Nôm của tác giả Trần Uyên Thi và Alexandre Lê, phần mềm từ điểnTrực tuyến Việt-Hán-Nôm biên soạn dựa trên cuốn Tự điển Hán -Việt của Thiều Chửu do nhómtác giả Phan Anh Dũng và Nguyễn Thế thực hiện [4]. Đây là những nền tảng cần thiết khích lệtôi nghiên cứu bài toán nhận dạng chữ Nôm để ứng dụng vào các nguồn văn bản đang tồn tại rấtnhiều trong các thư viện, công trình văn hoá, và trong đời sống hàng ngày cũng như xây dựngnhững tiện ích nhận dạng chữ Nôm trên thiết bị nhúng để đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Luận văn được chia thành 5 chương và phụ lục. Trong đó:  Chương 1: trình bày về hệ thống nhúng thời gian thực và tổng quan về thiết kế những hệ thống này.  Chương 2: trình bày về phần mềm nhúng và các phương pháp thiết kế.  Chương 3: trình bày về hệ điều hành thời gian thực (RTOS) và các dịch vụ của nó.  Chương 4: trình bày về các cách tiếp cận với bài toán nhận dạng chữ Nôm và những kết quả thực nghiệm của các phương pháp.Chương 5: trình bày về phân tích chương trình nhận dạng chữ Nôm dựa trên Tesseract cho thiếtbị nhúng và thực nghiệm trên hệ điều hành thời gian thực µC/OS.ReferencesTiếng Việt[1] PGS. TS. Nguyễn Ngọc Bình, “Một số ý kiến về phát triến, ứng dụng công nghệ thông tincủa Việt Nam”, Hội thảo Quốc gia Hội nhập Q ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: