Danh mục

Báo cáo Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu tại các NHTM Việt Nam

Số trang: 43      Loại file: doc      Dung lượng: 211.50 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quá trình tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ mang lại cho Việt Namnhiều cơ hội cũng như thách thức. Sau gần một thập niên duy trì nền kinhtế bao cấp, Việt Nam đang nỗ lực để bắt kịp trình độ phát triển chungcủa thế giới và đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ trong lĩnh vực kinh tế.Trong xu hướng hội nhập quốc tế, nền kinh tế Việt Nam luôn thể hiện sựchủ động, linh hoạt trong hoạt động giao lưu thương mại với nước ngoài.Sau khi gia nhập ASEAN vào năm 1995 và AFTA vào năm 1996, ViệtNam đã...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo "Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu tại các NHTM Việt Nam" Luận Văn Đề Tài: : Phương thức thanh toántín dụng chứng từ trong thanh toánxuất nhập khẩu tại các NHTM Việt Nam Mục LụcLời Mở Đầu .................................................................................................. I. Giới thiệu về L/C........................................................................ 1. . Khái niệm 2. Cơ sở pháp lý 3. Các bên tham gia trong quá trình thanh toán II. Quy trình diễn biến phương thức tín dụng chứng từ 1. Quy trình mở L/C 2. Quy trình thực hiện thanh toán L/C Quy trình chung Các hình thức thanh toán L/C III. Thư Tín Dụng 1. Khái niệm 2. Đặc điểm 3. Đơn xin mở thư tín dụng 4. Nội dung của thư tín dụng 5. Phát hành L/C qua hệ thống Swift 6. Tu chỉnh L/C 7. Các loại thư tín dụng IV. Quy trình nghiệp vụ của ngân hàng trong phương thức tín dụng chứng từ 1. Đối với ngân hàng mở L/C phục vụ nhà NK 2. Đối với ngân hàng phục vụ nhà XK V. Kỹ thuật kiểm tra bộ chứng từ của ngân hàng trong phương thức tín dụng chứng từ1. Yêu Cầu2. Cách thức kiểm tra VI. Nhận Xét Lời Mở Đầu Quá trình tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ mang lại cho Việt Nam nhiềucơ hội cũng như thách thức. Sau gần một thập niên duy trì nền kinh tế baocấp, Việt Nam đang nỗ lực để bắt kịp trình độ phát triển chung của thế giớivà đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ trong lĩnh vực kinh tế. Trong xu hướnghội nhập quốc tế, nền kinh tế Việt Nam luôn thể hiện sự chủ động, linh hoạttrong hoạt động giao lưu thương mại với nước ngoài. Sau khi gia nhậpASEAN vào năm 1995 và AFTA vào năm 1996, Việt Nam đã trở thànhthành viên của APEC năm 1998. Ngày 7 tháng 11 năm 2006, sau quá trìnhđàm phán kéo dài và căng thẳng, Việt Nam trở thành thành viên chính thứcthứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việt Nam luôn khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia tích cựcvào hoạt động xuất nhập khẩu. Chính phủ áp dụng mọi biện pháp cần thiếtđể thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hóa phục vụ cho mục đích xuất khẩu,mang tính cạnh tranh cao, phát triển việc xuất khẩu các dịch vụ thương mại.Bên cạnh đó, Chính phủ cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩunguyên vật liệu và thiết bị hiện đại, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhằm pháttriển hoạt động sản xuất trong nước, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đạihóa. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế cũng nhưngoại thương phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên gắn liền với sự phát triển đólà nhiều khó khăn, thách thức mà Việt Nam phải vượt qua. Cần phải thựchiện sửa đổi, ban hành văn bản pháp luật phù hợp với xu thế mới cũng nhưtăng cường hiểu biết pháp luật của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt tronglĩnh vực kinh doanh của họ. Một điều phải thừa nhận rằng các tổ chức tíndụng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những dịch vụ thanh toán đadạng, góp phần phát triển hoạt động giao dịch giữa các công ty Việt Nam vànước ngoài. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thanh toán trong hợpđồng ngoại thương, các bên ký kết hợp đồng luôn chọn lựa phương thứcthanh toán thích hợp nhằm bảo vệ lợi ích của mình trong trường hợp phátsinh tranh chấp. Hiện nay, có nhiều phương thức thanh toán trong thương mại quốc tếnhư nhờ thu, chuyển tiền, tín dụng chứng từ, v.v… Trong số đó, tín dụngchứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất. Khoảng11-15% giao dịch thương mại quốc tế sử dụng phương thức tín dụng chứngtừ, với tổng trị giá hàng năm là một nghìn tỷ đô la Mỹ. I. Giới thiệu về L/C: 1. Khái niệm - Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó ngân hàng ( ngân hàng mở thư tín dụng ) theo yêu cầu của khách hàng ( người xin mở thư tín dụng ) cam kết thanh toán một số tiền nhất định cho người thứ ba ( người hưởng lợi ) hoặc trả theo lệnh của người này, hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó, với điều kiện người này thực hiện đầy đủ các yêu cầu của thư tín dụng và xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản, điều kiện đã ghi trong thư tín dụng. - Trong phương thức này, việc cam kết thanh toán của ngân hàng mở thư tín dụng (L/C) được thể hiện trong các trường hợp sau:  Ngân hàng mở L/C sẽ thực hiện trả tiền ngay hoặc cam kết thanh toán khi đến ngày đáo hạn hoặc chấp nhận hối phiếu do người thụ hưởng lập và thanh toán hối phiếu khi đáo hạn.  Ngân hàng mở L/C chỉ thị cho một ngân hàng khác trực tiếp trả tiền ngay hoặc cam kết thanh toán khi đáo hạn hoặc chấp nhận hối phiếu do người thụ hưởng lậ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: