Báo cáo: Quản lý chất thải rắn tại tp. Hồ Chí Minh những thuận lợi và khó khăn
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 336.56 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Báo cáo này giới thiệu những vấn đề chính yếu liên quan đến quản lý chất thải rắn đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Xuất phát từ các sự cố xảy ra liên tục trong các tháng 6 và tháng 7/2000 tại bãi rác Đông Thạnh, một bức tranh về thực trạng quản lý vận hành bãi rác được mở ra và cũng chính từ đó, hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị TPHCM được xem xét lại một cách toàn diện....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo: Quản lý chất thải rắn tại tp. Hồ Chí Minh những thuận lợi và khó khăn QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN GS.TS. Lâm Minh Triết, KS. Nguyễn Thanh Hùng, ThS. Nguyễn Thị Thanh Mỹ Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc gia TPHCMTÓM TẮT:Báo cáo này giới thiệu những vấn đề chính yếu liên quan đến quản lý chất thải rắn đô thị tại Thànhphố Hồ Chí Minh (TPHCM). Xuất phát từ các sự cố xảy ra liên tục trong các tháng 6 và tháng7/2000 tại bãi rác Đông Thạnh, một bức tranh về thực trạng quản lý vận hành bãi rác được mở ravà cũng chính từ đó, hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị TPHCM được xem xét lại một cách toàndiện. Sự cần thiết phải quản lý thống nhất và tổng hợp chất thải rắn đô thị TPHCM và những địnhhướng chiến lược quản lý chất thải rắn đô thị được đưa ra ở phần cuối của báo cáo là những vấnđề cần được trao đổi và thảo luận tại hội thảo.I. MỞ ĐẦUTrong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tại TPHCM đã gia tăngmạnh mẽ và đang có xu hướng tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới, gây ra nhiều áp lựcnặng nề đối với môi trường và cộng đồng. Nhiều vấn đề nan giải, những thách thức lớnđược đặt ra trong công tác bảo vệ môi trường nhằm phát triển ổn định và bền vững thànhphố. Bên cạnh nhiều khó khăn, tồn tại trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến nướcthải và ô nhiễm không khí, vấn đề chất thải rắn đang thật sự là một thách thức lớn, một mốiđe dọa khủng khiếp đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Vào thời điểm hiện nay(8/2000), với dân số trên 5 triệu người; 12 Khu công nghiệp tập trung đang hoạt động,khoảng 700 xí nghiệp công nghiệp có qui mô trung bình và lớn, khoảng 28.000 cơ sở sảnxuất công nghiệp nhỏ và tiểu thủ công nghiệp; 530 cơ sở y tế (trong đó có 35 bệnh viện),67.000 căn nhà lụp xụp xây cất trên kênh rạch, và nhiều loại hình hoạt động khác… hàngngày TPHCM phải đối mặt với vấn đề giải quyết một khối lượng lớn chất thải rắn đô thịkhoảng ước 5.000 tấn/ngày, trong đó có nhiều thành phần nguy hại từ nguồn thải côngnghiệp và y tế.Giải quyết vấn đề chất thải rắn đô thị TPHCM là một bài toán phức tạp, từ khâu thu gom,phân loại chất thải rắn tại nguồn, đến việc vận chuyển rác và xử lý rác. Biện pháp kỹ thuậtđược áp dụng để xử lý chất thải rắn đô thị tại TPHCM hiện nay chủ yếu là chôn lấp tại cácbãi rác không hợp vệ sinh, chỉ có một phần nhỏ rác y tế được thiêu đốt. Thành phố hiện có3 bãi rác lớn: Đông Thạnh (40 ha), Gò Cát (5 ha) và Vĩnh Lộc A (5 ha) và một nhà máy sảnxuất phân rác Hóc Môn (hiện đang ngưng hoạt động, chỉ còn là nơi chôn chôn rác có thànhphần hữu cơ cao để ủ phân); tất cả đều đang trong tình trạng quá tải. Do không được quyhoạch và thiết kế hợp lý ngay từ đầu, cộng với việc quản lý vận hành yếu kém nên tại cácbãi rác của thành phố hiện nay đã nảy sinh hàng loạt các vấn đề hết sức nan giải về ô nhiễmmôi trường và suy thoái tài nguyên nước dưới đất.II. TỪ SỰ CỐ BÃI RÁC ĐÔNG THẠNH – MỘT BỨC TRANH VỀ THỰC TRẠNG RÁC THẢI Ở TPHCM ĐƯỢC MỞ RA2.1. Giới thiệu khái quát về Bãi rác Đông ThạnhBãi rác Đông Thạnh là bãi rác lớn nhất ở TPHCM và Việt Nam hiện nay, được hình thànhvà đi vào hoạt động từ năm 1992, có diện tích khoảng 40 ha (đang có dự án mở rộng thêm130 ha nữa từ nguồn vốn vay của ADB), đặt tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, thuộckhu vực ngoại thành TPHCM. Bãi rác này hiện do Công ty Xử lý chất thải TPHCM (trựcthuộc Sở Giao thông Công chánh) quản lý và vận hành. Về mặt lịch sử, bãi rác được tạonên từ các hố đào tự nhiên (do người dân đến đây đào đất để lấy đất san lấp mặt bằng ởnhững nơi khác), không có lớp chống thấm dưới đáy, không có hệ thống thu gom nước dòrỉ dưới đáy, cũng không có hệ thống thoát khí và thu gom khí; được bao bọc xung quanhbằng lớp tường bê tông với tổng chiều dài khoảng gần 10km. Bên trong bãi rác có 11 hốtích trữ nước dò rỉ từ rác và nước mưa chảy tràn trên bề mặt, độ sâu trung bình khoảng 4 –5m, bố trí dọc theo chu vi tường bao, nằm trên cao so với địa hình xung quanh.Mỗi ngày bãi rác Đông Thạnh tiếp nhận trung bình từ 3.000 đến 4.000 tấn rác của thànhphố. Có từ 350 đến 400 xe chở rác các loại liên tục ra vào bãi rác từ 5h chiều hôm trước đến5h sáng hôm sau. Ban đêm, nơi đây là một công trường rất sôi động với một lực lượng kháđông dân sống bằng nghề nhặt rác. Rác được chôn tại đây từ gần 10 năm qua, đến nay đãtrở thành một “núi rác” khổng lồ, cao đến trên 10m, cao hơn tường bao 2 ÷ 3 lần, đứng trênđỉnh bãi rác có thể nhìn thấy một phần bao quát của thành phố.Kỹ thuật chôn lấp rác tại đây hiện nay được tiến hành theo các bước: xe đổ rác xuống hố,mỗi ngày sau khi đổ xong rác, xe nén rác được vận hành để trãi đều rác và nén chặt rác, kếđó dùng xe rắc vôi bột lên bề mặt nhằm mục đích tẩy trùng, sau đó dùng 2 xe bồn để phunchế phẩm EM nhằm hạn chế mùi hôi vớ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo: Quản lý chất thải rắn tại tp. Hồ Chí Minh những thuận lợi và khó khăn QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN GS.TS. Lâm Minh Triết, KS. Nguyễn Thanh Hùng, ThS. Nguyễn Thị Thanh Mỹ Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc gia TPHCMTÓM TẮT:Báo cáo này giới thiệu những vấn đề chính yếu liên quan đến quản lý chất thải rắn đô thị tại Thànhphố Hồ Chí Minh (TPHCM). Xuất phát từ các sự cố xảy ra liên tục trong các tháng 6 và tháng7/2000 tại bãi rác Đông Thạnh, một bức tranh về thực trạng quản lý vận hành bãi rác được mở ravà cũng chính từ đó, hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị TPHCM được xem xét lại một cách toàndiện. Sự cần thiết phải quản lý thống nhất và tổng hợp chất thải rắn đô thị TPHCM và những địnhhướng chiến lược quản lý chất thải rắn đô thị được đưa ra ở phần cuối của báo cáo là những vấnđề cần được trao đổi và thảo luận tại hội thảo.I. MỞ ĐẦUTrong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tại TPHCM đã gia tăngmạnh mẽ và đang có xu hướng tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới, gây ra nhiều áp lựcnặng nề đối với môi trường và cộng đồng. Nhiều vấn đề nan giải, những thách thức lớnđược đặt ra trong công tác bảo vệ môi trường nhằm phát triển ổn định và bền vững thànhphố. Bên cạnh nhiều khó khăn, tồn tại trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến nướcthải và ô nhiễm không khí, vấn đề chất thải rắn đang thật sự là một thách thức lớn, một mốiđe dọa khủng khiếp đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Vào thời điểm hiện nay(8/2000), với dân số trên 5 triệu người; 12 Khu công nghiệp tập trung đang hoạt động,khoảng 700 xí nghiệp công nghiệp có qui mô trung bình và lớn, khoảng 28.000 cơ sở sảnxuất công nghiệp nhỏ và tiểu thủ công nghiệp; 530 cơ sở y tế (trong đó có 35 bệnh viện),67.000 căn nhà lụp xụp xây cất trên kênh rạch, và nhiều loại hình hoạt động khác… hàngngày TPHCM phải đối mặt với vấn đề giải quyết một khối lượng lớn chất thải rắn đô thịkhoảng ước 5.000 tấn/ngày, trong đó có nhiều thành phần nguy hại từ nguồn thải côngnghiệp và y tế.Giải quyết vấn đề chất thải rắn đô thị TPHCM là một bài toán phức tạp, từ khâu thu gom,phân loại chất thải rắn tại nguồn, đến việc vận chuyển rác và xử lý rác. Biện pháp kỹ thuậtđược áp dụng để xử lý chất thải rắn đô thị tại TPHCM hiện nay chủ yếu là chôn lấp tại cácbãi rác không hợp vệ sinh, chỉ có một phần nhỏ rác y tế được thiêu đốt. Thành phố hiện có3 bãi rác lớn: Đông Thạnh (40 ha), Gò Cát (5 ha) và Vĩnh Lộc A (5 ha) và một nhà máy sảnxuất phân rác Hóc Môn (hiện đang ngưng hoạt động, chỉ còn là nơi chôn chôn rác có thànhphần hữu cơ cao để ủ phân); tất cả đều đang trong tình trạng quá tải. Do không được quyhoạch và thiết kế hợp lý ngay từ đầu, cộng với việc quản lý vận hành yếu kém nên tại cácbãi rác của thành phố hiện nay đã nảy sinh hàng loạt các vấn đề hết sức nan giải về ô nhiễmmôi trường và suy thoái tài nguyên nước dưới đất.II. TỪ SỰ CỐ BÃI RÁC ĐÔNG THẠNH – MỘT BỨC TRANH VỀ THỰC TRẠNG RÁC THẢI Ở TPHCM ĐƯỢC MỞ RA2.1. Giới thiệu khái quát về Bãi rác Đông ThạnhBãi rác Đông Thạnh là bãi rác lớn nhất ở TPHCM và Việt Nam hiện nay, được hình thànhvà đi vào hoạt động từ năm 1992, có diện tích khoảng 40 ha (đang có dự án mở rộng thêm130 ha nữa từ nguồn vốn vay của ADB), đặt tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, thuộckhu vực ngoại thành TPHCM. Bãi rác này hiện do Công ty Xử lý chất thải TPHCM (trựcthuộc Sở Giao thông Công chánh) quản lý và vận hành. Về mặt lịch sử, bãi rác được tạonên từ các hố đào tự nhiên (do người dân đến đây đào đất để lấy đất san lấp mặt bằng ởnhững nơi khác), không có lớp chống thấm dưới đáy, không có hệ thống thu gom nước dòrỉ dưới đáy, cũng không có hệ thống thoát khí và thu gom khí; được bao bọc xung quanhbằng lớp tường bê tông với tổng chiều dài khoảng gần 10km. Bên trong bãi rác có 11 hốtích trữ nước dò rỉ từ rác và nước mưa chảy tràn trên bề mặt, độ sâu trung bình khoảng 4 –5m, bố trí dọc theo chu vi tường bao, nằm trên cao so với địa hình xung quanh.Mỗi ngày bãi rác Đông Thạnh tiếp nhận trung bình từ 3.000 đến 4.000 tấn rác của thànhphố. Có từ 350 đến 400 xe chở rác các loại liên tục ra vào bãi rác từ 5h chiều hôm trước đến5h sáng hôm sau. Ban đêm, nơi đây là một công trường rất sôi động với một lực lượng kháđông dân sống bằng nghề nhặt rác. Rác được chôn tại đây từ gần 10 năm qua, đến nay đãtrở thành một “núi rác” khổng lồ, cao đến trên 10m, cao hơn tường bao 2 ÷ 3 lần, đứng trênđỉnh bãi rác có thể nhìn thấy một phần bao quát của thành phố.Kỹ thuật chôn lấp rác tại đây hiện nay được tiến hành theo các bước: xe đổ rác xuống hố,mỗi ngày sau khi đổ xong rác, xe nén rác được vận hành để trãi đều rác và nén chặt rác, kếđó dùng xe rắc vôi bột lên bề mặt nhằm mục đích tẩy trùng, sau đó dùng 2 xe bồn để phunchế phẩm EM nhằm hạn chế mùi hôi vớ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kinh tế môi trường thu gom rác quản lý rác xử lý rác chất thải rắn chất thải sinh hoạt công nghệ sản xuất quản lý môi trườngGợi ý tài liệu liên quan:
-
25 câu hỏi ôn tập: Xử lý chất thải rắn
19 trang 475 0 0 -
THUYẾT TRÌNH ĐỀ TÀI : CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO BÊ TÔNG NHẸ
35 trang 349 0 0 -
30 trang 242 0 0
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Đánh giá tác động môi trường xây dựng nhà máy xi măng
63 trang 180 0 0 -
191 trang 174 0 0
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PLC TRONG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LA HIÊN THÁI NGUYÊN
71 trang 173 0 0 -
Tiểu luận Quản lý môi trường: Công trình kiến trúc xanh
45 trang 170 0 0 -
Đề xuất lựa chọn phương pháp nghiên cứu đánh giá giá trị kinh tế các hệ sinh thái biển Việt Nam
7 trang 147 0 0 -
Tiểu luận môn: Quản lý tài nguyên môi trường
43 trang 145 0 0 -
Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường - PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh (ĐH Kinh tế Quốc dân)
308 trang 139 0 0