Báo cáo tham luận về việc sử dụng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu giảm nghèo và bảo trợ xã hội (Mis posasoft)
Số trang: 3
Loại file: doc
Dung lượng: 45.50 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Báo cáo tham luận về việc sử dụng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu giảm nghèo và bảo trợ xã hội (Mis posasoft) trình bày nội dung được báo cáo đánh giá tại hội nghị đánh giá tình hình triển khai, thực hiện công tác giảm nghèo,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo tham luận về việc sử dụng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu giảm nghèo và bảo trợ xã hội (Mis posasoft) BÁO CÁO THAM LUẬN TẠI HỘI NGHỊ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NĂM 2017 PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2018 BÁO CÁO THAM LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU GIẢM NGHÈO VÀ BẢO TRỢ XÃ HỘI (MIS POSASOFT) Kính thưa toàn thể các đồng chí, quý vị đại biểu! Được sự cho phép của Ban tổ chức Hội nghị, thay mặt Ban chỉ đạo công tác giảm nghèo xã Quảng Tín, huyện Đăk R’Lấp, tỉnh Đăk Nông tôi xin phép được chia sẻ hiệu quả của việc sử dụng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu giảm nghèo và bảo trợ xã hội (Mis Posasoft) trên địa bàn xã Quảng Tín. Kính thưa quý vị đại biểu! Trước đây, việc quản lý hộ nghèo, người nghèo và bảo trợ xã hội thực hiện theo phương pháp thủ công, nên gặp nhiều khó khăn trong quản lý không được thống nhất từ cấp tỉnh đến huyện, xã. Cho nên việc khai thác thông tin chi tiết về hộ nghèo, bảo trợ xã hội dựa hoàn toàn vào cấp xã dẫn đến số liệu nhiều đơn vị không thống nhất, rõ ràng, có nhiều chồng chéo, cụ thể như: chưa nắm rõ các hộ nghèo tăng mới; hộ nghèo cũ; hộ thoát nghèo; hộ tái nghèo; hộ nghèo chuyển đi nơi khác, người hưởng chính sách bảo trợ xã hội… gặp nhiều khó khăn. Từ những bất cập trên khiến việc triển khai chính sách đến các hộ nghèo, bảo trợ xã hội còn chậm, công tác phối hợp thực hiện các chính sách giảm nghèo ở các cấp không đồng bộ. Số liệu cung cấp cho các đơn vị không chủ động, có sự sai lệch lớn giữa danh sách báo cáo ban đầu và thực tế; không phân tích được những nguyên nhân nghèo cụ thể, dẫn đến việc tham mưu thực hiện chính sách hoặc đề ra giải pháp để thực hiện Chương trình giảm nghèo còn nhiều hạn chế…Việc thực hiện kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách đối với hộ nghèo, người nghèo, hộ bảo trợ xã hội gặp nhiều khó khăn. Từ những khó khăn, bất cập trên, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, thực hiện chính sách đối với hộ nghèo, hộ bảo trợ xã hội việc áp dụng phần mềm quản lý hộ nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội là cần thiết. Đối với việc triển khai hệ thống MIS về quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ bảo trợ xã hội áp dụng trên địa bàn xã Quảng Tín bước đầu đã có những kết quả tích cực giúp cho công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện chính sách được thuận lợi, thông tin về hộ nghèo, người nghèo được công khai, minh bạch …. Lợi ích của ứng dụng hệ thống MIS về quản lý đối tượng hộ nghèo và hộ gia đình có đối tượng bảo trợ xã hội được thể hiện ở nhiều mặt hoạt động: Rút ngắn thời gian quy trình xử lý nghiệp vụ; nâng cao năng suất công việc, quản lý công việc mọi lúc mọi nơi; cải thiện chất lượng thông tin, số liệu. Về quản lý, có thể kiểm soát, quản lý thông tin đối tượng tập trung và thống nhất; tránh trùng lặp hoặc bỏ sót đối tượng; đổi mới công tác chi trả, sử dụng cơ quan chi trả chuyên nghiệp, kết hợp chi trả tại một điểm tập trung và tận nhà cho những đối tượng khó khăn; cải thiện việc ra quyết định và lập kế hoạch chi trả hàng tháng; kế hoạch giảm nghèo hàng năm, nâng cao hiệu quả quản lý. Bên cạnh đó, hệ thống MIS mang lại một số lợi ích khác như: Nhanh chóng phát triển và dễ dàng tùy chỉnh cho thích ứng với nhu cầu quản lý; giảm chi phí hạ tầng thông tin, chi phí phần mềm và bảo trì hệ thống; được hỗ trợ kỹ thuật qua tổng đài, đường dây nóng của dự án. Để nâng cao hiệu quả hơn trong sử dụng hệ thống MIS chúng tôi xin kiến nghị điều chỉnh, bổ sung số điểm như sau: 1. Bổ sung, mở rộng phần tra cứu thông tin về dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội để các cá nhân, hộ gia đình, các cơ quan, tổ chức dễ dàng tra cứu thông tin trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội. 2. Nâng cao vai trò của ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn trong việc xây dựng dữ liệu quốc gia về hộ nghèo, hộ cận nghèo và bảo trợ xã hội như là nhập dữ liệu trực tuyến về danh sách hộ nghèo cũng như các chính sách hỗ trợ thường xuyên hoặc đột xuất sau đó chuyển về ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra và thống nhất dữ liệu. Việc làm như vậy sẽ đánh giá và giám sát được tổng thể các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo một cách tổng thể và hiệu quả cao hơn 3. Trong thời gian tới hệ thống nên mở rộng phần thông tin về đánh giá các nguyên nhân nghèo, cận nghèo của các hộ gia đình để từ đó có những chính sách phù hợp trên các nhóm đối tượng để triển khai chương trình giảm nghèo được hiệu quả cao hơn. 4. Hiện nay, công chức Lao động – TBXH ở cơ sở phải kiêm nhiệm rất nhiều công việc, trong khi đó trình độ về vi tính, xử lý phần mềm còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy đảm bảo việc nhập liệu, cũng như quản lý, vận hành được thuận lợi đề nghị cấp trên xem xét, bố trí cử một công tác viên về giảm nghèo để đào tạo và vận hành phần mềm này. Xin trân trọng cảm ơn và chúc Hội nghị thành công tốt đẹp! ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo tham luận về việc sử dụng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu giảm nghèo và bảo trợ xã hội (Mis posasoft) BÁO CÁO THAM LUẬN TẠI HỘI NGHỊ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NĂM 2017 PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2018 BÁO CÁO THAM LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU GIẢM NGHÈO VÀ BẢO TRỢ XÃ HỘI (MIS POSASOFT) Kính thưa toàn thể các đồng chí, quý vị đại biểu! Được sự cho phép của Ban tổ chức Hội nghị, thay mặt Ban chỉ đạo công tác giảm nghèo xã Quảng Tín, huyện Đăk R’Lấp, tỉnh Đăk Nông tôi xin phép được chia sẻ hiệu quả của việc sử dụng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu giảm nghèo và bảo trợ xã hội (Mis Posasoft) trên địa bàn xã Quảng Tín. Kính thưa quý vị đại biểu! Trước đây, việc quản lý hộ nghèo, người nghèo và bảo trợ xã hội thực hiện theo phương pháp thủ công, nên gặp nhiều khó khăn trong quản lý không được thống nhất từ cấp tỉnh đến huyện, xã. Cho nên việc khai thác thông tin chi tiết về hộ nghèo, bảo trợ xã hội dựa hoàn toàn vào cấp xã dẫn đến số liệu nhiều đơn vị không thống nhất, rõ ràng, có nhiều chồng chéo, cụ thể như: chưa nắm rõ các hộ nghèo tăng mới; hộ nghèo cũ; hộ thoát nghèo; hộ tái nghèo; hộ nghèo chuyển đi nơi khác, người hưởng chính sách bảo trợ xã hội… gặp nhiều khó khăn. Từ những bất cập trên khiến việc triển khai chính sách đến các hộ nghèo, bảo trợ xã hội còn chậm, công tác phối hợp thực hiện các chính sách giảm nghèo ở các cấp không đồng bộ. Số liệu cung cấp cho các đơn vị không chủ động, có sự sai lệch lớn giữa danh sách báo cáo ban đầu và thực tế; không phân tích được những nguyên nhân nghèo cụ thể, dẫn đến việc tham mưu thực hiện chính sách hoặc đề ra giải pháp để thực hiện Chương trình giảm nghèo còn nhiều hạn chế…Việc thực hiện kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách đối với hộ nghèo, người nghèo, hộ bảo trợ xã hội gặp nhiều khó khăn. Từ những khó khăn, bất cập trên, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, thực hiện chính sách đối với hộ nghèo, hộ bảo trợ xã hội việc áp dụng phần mềm quản lý hộ nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội là cần thiết. Đối với việc triển khai hệ thống MIS về quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ bảo trợ xã hội áp dụng trên địa bàn xã Quảng Tín bước đầu đã có những kết quả tích cực giúp cho công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện chính sách được thuận lợi, thông tin về hộ nghèo, người nghèo được công khai, minh bạch …. Lợi ích của ứng dụng hệ thống MIS về quản lý đối tượng hộ nghèo và hộ gia đình có đối tượng bảo trợ xã hội được thể hiện ở nhiều mặt hoạt động: Rút ngắn thời gian quy trình xử lý nghiệp vụ; nâng cao năng suất công việc, quản lý công việc mọi lúc mọi nơi; cải thiện chất lượng thông tin, số liệu. Về quản lý, có thể kiểm soát, quản lý thông tin đối tượng tập trung và thống nhất; tránh trùng lặp hoặc bỏ sót đối tượng; đổi mới công tác chi trả, sử dụng cơ quan chi trả chuyên nghiệp, kết hợp chi trả tại một điểm tập trung và tận nhà cho những đối tượng khó khăn; cải thiện việc ra quyết định và lập kế hoạch chi trả hàng tháng; kế hoạch giảm nghèo hàng năm, nâng cao hiệu quả quản lý. Bên cạnh đó, hệ thống MIS mang lại một số lợi ích khác như: Nhanh chóng phát triển và dễ dàng tùy chỉnh cho thích ứng với nhu cầu quản lý; giảm chi phí hạ tầng thông tin, chi phí phần mềm và bảo trì hệ thống; được hỗ trợ kỹ thuật qua tổng đài, đường dây nóng của dự án. Để nâng cao hiệu quả hơn trong sử dụng hệ thống MIS chúng tôi xin kiến nghị điều chỉnh, bổ sung số điểm như sau: 1. Bổ sung, mở rộng phần tra cứu thông tin về dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội để các cá nhân, hộ gia đình, các cơ quan, tổ chức dễ dàng tra cứu thông tin trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội. 2. Nâng cao vai trò của ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn trong việc xây dựng dữ liệu quốc gia về hộ nghèo, hộ cận nghèo và bảo trợ xã hội như là nhập dữ liệu trực tuyến về danh sách hộ nghèo cũng như các chính sách hỗ trợ thường xuyên hoặc đột xuất sau đó chuyển về ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra và thống nhất dữ liệu. Việc làm như vậy sẽ đánh giá và giám sát được tổng thể các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo một cách tổng thể và hiệu quả cao hơn 3. Trong thời gian tới hệ thống nên mở rộng phần thông tin về đánh giá các nguyên nhân nghèo, cận nghèo của các hộ gia đình để từ đó có những chính sách phù hợp trên các nhóm đối tượng để triển khai chương trình giảm nghèo được hiệu quả cao hơn. 4. Hiện nay, công chức Lao động – TBXH ở cơ sở phải kiêm nhiệm rất nhiều công việc, trong khi đó trình độ về vi tính, xử lý phần mềm còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy đảm bảo việc nhập liệu, cũng như quản lý, vận hành được thuận lợi đề nghị cấp trên xem xét, bố trí cử một công tác viên về giảm nghèo để đào tạo và vận hành phần mềm này. Xin trân trọng cảm ơn và chúc Hội nghị thành công tốt đẹp! ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Báo cáo tham luận bảo trợ xã hội Sử dụng hệ thống quản lý Quản lý cơ sở dữ liệu Cơ sở dữ liệu giảm nghèo Bảo trợ xã hộiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề cương An toàn và an ninh mạng - Trường Đại học Sao Đỏ
11 trang 338 0 0 -
36 trang 162 5 0
-
Tổ chức và hoạt động của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực trạng và kiến nghị hoàn thiện
6 trang 145 0 0 -
69 trang 113 0 0
-
Thủ tục Xác nhận tình trạng hôn nhân
3 trang 45 0 0 -
82 trang 44 1 0
-
Oracle Database Administration for Microsoft SQL Server DBAs part 28
10 trang 43 0 0 -
Oracle Database Administration for Microsoft SQL Server DBAs part 4
10 trang 42 0 0 -
Oracle Database Administration for Microsoft SQL Server DBAs part 5
10 trang 40 0 0 -
Bài giảng Hệ trợ giúp quyết định (Tuần 2)
6 trang 39 0 0