Đến với "Báo cáo thực tế nghề nghiệp: Tham gia quy trình sản xuất chuối xuất khẩu tại Công ty TNHH Huy Long An trang trại Bời Lời tại xã Đôn Thuận - huyện Trảng Bàng - tỉnh Tây Ninh" các bạn sẽ có được các kỹ năng của bản thân mà lâu nay trong nhà trường không được thể hiện (ví dụ như: khả năng làm việc nhóm, cá nhân, khả năng là chủ một cuộc họp nội bộ, khả năng sáng tạo trong công việc…)
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo thực tế nghề nghiệp: Tham gia quy trình sản xuất chuối xuất khẩu tại Công ty TNHH Huy Long An trang trại Bời Lời tại xã Đôn Thuận - huyện Trảng Bàng - tỉnh Tây Ninh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA NÔNG HỌC
BÁO CÁO
THỰC TẾ NGHỀ NGHIỆP
Nhiệm vụ: Tham gia quy trình sản xuất chuối xuất khẩu tại công ty TNHH Huy
Long An trang trại Bời Lời tại xã Đôn Thuận – huyện Trảng Bàng – tỉnh Tây
Ninh
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Phát
Lớp: Bảo vệ thực vật K47
Giáo viên hướng dẫn: Lê Khắc Phúc
Công ty thực tập: CÔNG TY TNHH HUY LONG AN
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Lời nói đầu
Sau khi hoàn thành khóa thực tế nghề 2 tháng ở công ty TNHH Huy Long An, tôi thực
hiện bài báo cáo này như là một bài thu hoạch và tổng hợp lại tất cả những kiến thức
cũng như những kinh nghiệm và bài học rút ra khi bản thân được trải nghiệm, học hỏi
ở công ty. Công ty là môi trường để giúp sinh viên áp dụng những kiến thức đã được
dạy trong trường lớp và cũng là điều kiện tốt để sinh viên học hỏi các kỹ năng mà nhà
trường chưa đào tạo được. Ngoài ra, đó cũng là môi trường giúp cho sinh viên bọc lộ
các kỹ năng của bản thân mà lâu nay trong nhà trường không được thể hiện (ví dụ
như: khả năng làm việc nhóm, cá nhân, khả năng là chủ một cuộc họp nội bộ, khả
năng sáng tạo trong công việc v.v…)
Nói về bản báo cáo, bảo báo cáo của tôi gồm các phần … trong đó tôi chú trọng đến
phần…
1.Giới thiệu về công ty:
Địa chỉ: công ty có nhiều trang trại như trại Đức Huệ ở Long An, trại Bời Lời ở Tây
Ninh,trại ở Trần Đề Sóc Trăng,…
Cơ cấu tổ chức:
Các hoạt động: là công ty nuôi trồng tổng hợp, kinh doanh trong lĩnh vực nuôi trồng
thủy sản, chăn nuôi bò, trồng các loại cây ăn quả có giá trị xuất khẩu cao như chuối,
bưởi, xoài, mít,… các mặt hàng của công ty chủ yếu để xuất khẩu sang các nước như
Ấn Độ, Singapo, Philippin, Úc,…và phục vụ một số ít nhu cầu trong nước.
2.Các hoạt động của sinh viên ở công ty:
Ở đây sinh viên được thực hiện tất cả các thao tác trên cây chuối. được rèn luyện các
kỹ năng cần có để hoàn thành tốt tất cả các công việc trong trang trại. Gồm các thao
tác:
1. Làm đất:
Yêu cầu thao tác: cày đất càng sâu càng tốt nhưng mức tối thiểu là cày sâu
khoảng 30cm, đất phải tơi xốp, có độ mịn tương đối. Gồm các công việc: cày
đất, bửa và đập đất, lên luống ( lên luống sao cho phù hợp với mật độ của mô
hình: cây x cây 1,5m, đôi x đôi 5,5m)
Mục đích: làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng,
đồng thời diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh
trưởng phát triển tốt.
2. Vét mương:
Yêu cầu thao tác: độ sâu từ 34m so với mặt đất, khoảng cách 2 bờ mương từ
23m.
Mục đích: mương có tác dụng tạo nguồn nước để cung cấp cho cây khi có
khô hạn hoặc thiếu nguồn nước tưới.
3. Trồng dặm:
Yêu cầu thao tác: công tác trồng chuối con được thực hiện theo từng lô và có
thời gian trồng khác nhau giữa các lô.
Mục đích:
4. Xơ dừa:
Yêu cầu thao tác: xơ dừa phải có độ tơi và xốp tương đối.
Mục đích: tăng độ mùn và tăng khả năng giữ ẩm cho cây, có thể thay thế bằng
rơm, lá cây khô
5. Tưới:
Yêu cầu thao tác: có hệ thống tưới nước, các ống tưới được bố trí giữa các
hàng chuối và tưới luân phiên 30 phút đến 1 tiếng trên một diện tích nhất định.
Đặc điểm của cây chuối là cây ưa nước nhưng không bao giờ bị ngập úng nên
trong việc tưới nước chỉ cần đảm bảo cây chuối không bị thiếu nước, đất
không bị khô hạn là được.
Muc đích: tăng độ ẩm cho đất, cung cấp nước cho cây để phục vụ các quá trình
sinh lý, sinh hóa trong cây, giúp cây sinh trưởng và phát triển bình thường.
Hệ thống tưới trong vườn ươm Hệ thống tưới ngoài
đồng
6. Bón phân:
Yêu cầu thao tác: sử dụng phân lân và phân hữu cơ (ở đây sử dụng phân bò đã
hoai mục) để bón lót. Rải phân lên mặt đất sau đó cày, bừa, lấp đất để vùi phân
xuống dưới. Trong giai đoạn cây con thì bón phân đều đặn 1 lần/tuần, sau 2
tháng kể từ khi trồng cây con thì bón phân 2 tuần 1 lần.
Mục đích: cung cấp dinh dưỡng bổ sung cho đất, giúp cây sinh trưởng và phát
triển tốt.
7. Kiểm soát cỏ dại:
Yêu cầu thao tác: trong giai đoạn cây con vấn đề cỏ dại đặc biệt quan trọng,
trong giai đoạn này chỉ cho phép phun thuốc cháy lá vì chuối con rất mẫn cảm
với thuốc. Khi phun, thì tránh việc phun thuốc cháy là trên chuối con.
Mục đích: ngăn chặn đối tượng cỏ dại tranh giành chất dinh dưỡng trong đất
đối với chuối con.
8. Quan sát dịch hại: các dịch hại chủ yếu trên cây chuối:
Bệnh Panama (do nấm Fusarium oxysporum f.sp. Cubense). Cây chuối bị nhiễm
bệnh héo rũ Panama thường có hiện tượng vàng từ lá già lan dần lên các lá non,
từ bìa lá lan vào gân lá. Lá bị bệnh thường héo, cuống gãy và lá treo trên thân
giả, đôi khi cuống lá cũng bị gãy ở phần giữa phiến lá. Trên cây, các lá già bị
héo khô quanh thân giả, chỉ còn một số lá đọt còn xanh và mọc thẳng, các lá đọt
này có màu xanh nhạt hay hơi vàng hoặc bị méo mó, nhăn nheo, cuối cùng bị héo
úa.
Cây chuối bị bệnh sẽ chết nhưng thân không đổ, các bẹ ngoài bị nứt dọc.Cắt
ngang thân giả sẽ thấy các bó mạch dẫn có màu nâu vàng. Cắt ngang củ chuối
có các đốm màu vàng hoặc đỏ nâu và bốc mùi hôi.
Bệnh Muco: rễ bị thối, có mùi hôi khó chịu, hiện tượng thối xảy ra theo chiều
từ trên đọt thối xuống gốc
Bệnh Mosaic: lá có hiện tượng xoăn, đọt chùn, lá có hình nổi lộm cộm như vỏ
trái dưa chuột.
Bệnh chùn đọt: đọt có hiện tượng chùn lại, cây còi cọt, sinh trưởng và phát
triển kém. Bệnh có môi giới truyền bệnh là rệp sáp.
Bệnh Sigatoka ( do vi khuẩn Hycospha erellafyensis var difformis ...