Danh mục

BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN SỬ DỤNG QUỸ MỞ RỘNG

Số trang: 27      Loại file: doc      Dung lượng: 167.00 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 27,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tình hình thi hành pháp luật về đo đạc và bản đồ và sự cần thiết của Dự án luật đo đạc và bản đồ Các Nghị định của Chính phủ: Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 về hoạt động đo đạc và bản đồ (sau đây viết tắt là Nghị định 12); Nghị định số 30/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong họat động đo đạc và bản đồ (sau đây viết tắt là Nghị định 30) là hai văn bản quy phạm pháp luật cao nhất trong lĩnh vực đo đạc và bản...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN SỬ DỤNG QUỸ MỞ RỘNG BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN SỬ DỤNG QUỸ MỞ RỘNG ĐỀ TÀI: BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN SỬ DỤNG QUỸ MỞ RỘNG i BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN SỬ DỤNG QUỸ MỞ RỘNG DANH SÁCH NGƯỜI THAM 1. Ông Nguyễn Tuấn Hùng , Cục trưởng Cục ĐĐBĐ Việt Nam; 2.Ông Lê Minh Tâm, Phó Cục trưởng Cục ĐĐBĐ Việt Nam; 3. Ông Vũ Quý Lân, Phó Cục trưởng Cục ĐĐBĐ Việt Nam; 4. Ông Trương Xuân Thủy, Chánh Văn phòng Cục; 5. Ông Nguyễn Văn Bảy, Trưởng phòng Pháp chế; 6. Ông Trần Hồng Quang, Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế; 7. Ông Phan Ngọc Mai, Trưởng phòng Công nghệ thẩm định; 8. Ông Nguyễn Đình Đông, Trưởng phòng Kế hoạch tài chính; 9. Bà Phạm Thị Loan, Phó trưởng phòng Pháp chế; 10. Ông Bùi Văn Hoàng, Chuyên viên Văn phòng Cục; 11. Bà Nguyễn Thu Hương, Chuyên viên Văn phòng Cục; 12. Bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Chuyên viên Phòng Pháp chế; 13. Ông Kiều Trần Dũng, Chuyên viên Phòng Pháp chế. Mục lục DANH SÁCH NGƯỜI THAM GIA i TÓM TẮT DỰ ÁN ii CHỮ VIẾT TẮT vi LỚI NÓI ĐẦU 1 I. KHÁI QUÁT DỰ ÁN 3 II. NỘI DUNG THỰC HIỆN 5 III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 7 IV. TÀI CHÍNH 10 V. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 11 VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 12 VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 14 PHỤ LỤC: 15 ii BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN SỬ DỤNG QUỸ MỞ RỘNG TÓM TẮT DỰ ÁN 1. Sự cần thiết của Dự án. (1) Tình hình thi hành pháp luật về đo đạc và bản đồ và sự cần thiết của Dự án luật đo đạc và bản đồ Các Nghị định của Chính phủ: Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 về hoạt động đo đạc và bản đồ (sau đây viết tắt là Nghị định 12); Nghị định số 30/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong họat động đo đạc và bản đồ (sau đây viết tắt là Nghị định 30) là hai văn bản quy phạm pháp luật cao nhất trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ, các Nghị định đã tạo cơ sở pháp lý cơ bản cho việc thống nhất quản lý nhà nước và triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ trên phạm vi tòan lãnh thổ. Tuy nhiên, việc thực thi Nghị định 12, Nghị định 30 còn chưa nghiêm, thể hiện ở một số mặt hạn chế, tồn tại sau: a. Việc thi hành pháp luật về đo đạc và bản đồ của các cơ quan QLNN về đo đạc và bản đồ ở Trung ương và địa phương còn nhiều bất cập - Công tác xây dựng thể chế: Hệ thống văn bản QPPL dưới Nghị định do các Bộ, ngành ban hành còn chậm, còn tồn tại một số mâu thuẫn, bất cập, chưa theo kịp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Văn bản QPPL về đo đạc bản đồ do địa phương ban hành không đầy đủ, chất lượng thấp và chưa theo sát với thực tế của địa phương. - Việc triển khai các nhiệm vụ đo đạc và bản đồ của các bộ, ngành về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên còn có hiện tượng chồng chéo gây lãng phí cho ngân sách nhà nước. Việc triển khai đo đạc và bản đồ ở địa phương còn bất cập do thiếu quy hoạch, kế hoạch dài hạn, đầu tư kinh phí hàng năm cho công tác đo đạc bản đồ còn bị động, không ổn định, cơ chế phối hợp quản lý đầu tư chưa chặt chẽ dẫn đến vẫn còn hiện tượng trùng lặp, lãng phí; mặt khác, do các bộ, ngành và địa phương thực hiện không nghiêm quy định về báo cáo trong họat động đo dạc và bản đồ nên công tác theo dõi, giám sát, tổng hợp của Bộ TNMT gặp rất nhiều khó khăn. - Công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ của các cơ quan QLNN về đo đạc và bản đồ ở Trung ương và địa phương thực hiện chưa tốt. Các Bộ, ngành, địa phương chưa chủ động và chú trọng đúng mức đến công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đo đạc và bản đồ trong phạm vi quản lý của mình. - Việc xử lý vi phạm trong hoạt động đo đạc và bản đồ hầu như chưa có, cụ thể chưa có tổ chức cá nhân nào vi phạm phải xử lý theo các quy định của Nghị định 30. Tuy nhiên, thực tế này không chứng tỏ việc thực thi pháp luật nghiêm minh của các tổ chức, cá nhân tham gia họat động đo đạc và bản đồ mà nó phần nào nói lên việc buông lỏng trách nhiệm kiểm tra, giám sát của các bộ, iii BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN SỬ DỤNG QUỸ MỞ RỘNG ngành và địa phương trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực. Trên thực tế qua công tác kiểm tra thường xuyên hàng năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phát hiện nhiều tổ chức vi phạm quy chế đăng ký và cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ mà không bị kiểm tra, xử lý. - Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đo đạc và bản đồ còn nặng về hình thức và chưa đủ sâu rộng để các cấp quản lý, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ và người dân nhận thức đầy dủ về pháp luật và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. b. Các tổ chức tham gia hoạt động và người dân chấp hành chưa nghiêm pháp luật về đo đạc và bản đồ do nhận thức pháp luật về đo đạc và bản đồ còn nhiều hạn chế Việc chấp hành quy chế đăng ký và cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ của các tổ chức chưa được nghiêm túc, nhiều tổ chức tham gia họat động đo đạc và bản đồ mà không đăng ký với cấp có thẩm quyền hoặc không được cấp phép Nhận thức pháp luật về đo đạc và bản đồ của người dân còn thấp, đa số chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ các công trình xây dựng, dấu mốc đo đạc cũng như ý nghĩa của việc th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: