Danh mục

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2018

Số trang: 242      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.63 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hoạt động xuất nhập khẩu năm 2018 của Việt Nam tiếp tục đạt được những kết quả ấn tượng, những kỷ lục mới, đóng góp tích cực vào bức tranh tăng trưởng chung của nền kinh tế cả nước. Nội dung báo cáo có đề cập đến các xây dựng cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu; các chương trình xúc tiến thương mại; các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu; thuận lợi hóa thương mại; phòng vệ thương mại. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2018 Báo cáoviệt nam BỘ CÔNG THƯƠNGcục xuất nhập khẩu báo công thương Báo cáo xuất nhập khẩu 2 việt nam 0 1 8 NHÀ XUẤT BẢN CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI 2019BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2018 2 BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2018 Lời nói đầu“B áo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2018” được hoàn thành với sự tham gia nhiệt tình và đóng góp có hiệu quả của nhiều cá nhân, tổ chức có liên quan. Hội đồng Biên tập Báo cáo xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:- Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong việc cung cấp số liệu để xây dựng Báo cáo;- Cục Xuất nhập khẩu và Báo Công Thương (Bộ Công Thương) đã chịu trách nhiệm xây dựng nội dung, biên tập, hoàn chỉnh và phát hành Báo cáo đến tay độc giả;- Các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương đã nghiêm túc phối hợp thực hiện nội dung Báo cáo cũng như đưa ra các ý kiến, đề xuất tích cực để hoàn thiện Báo cáo;- Các thành viên Hội đồng Biên tập và Ban Thư ký biên tập với tinh thần trách nhiệm cao đã hoàn thành Báo cáo với đầy đủ nội dung cần thiết, nhanh nhạy trong tiếp thu các ý kiến đóng góp và sửa đổi để xây dựng Báo cáo chất lượng và đáp ứng được các mục tiêu đề ra.“ Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam” là ấn phẩm thường niên được Bộ Công Thương phát hành với mong muốn đáp ứng được kỳ vọng của bạn đọc. Hội đồng Biên tập Báo cáo hy vọng nhận được những phản hồi và ý kiến đóng góp thiết thực để có thể xây dựng Báo cáo Xuất nhập khẩu hoàn chỉnh hơn trong những năm tới.Xin trân trọng cảm ơn! Hội đồng Biên tập 3BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2018BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2018 CHƯƠNG I TỔNG QUANBÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2018 I. KINH TẾ VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI NĂM 2018 1. Kinh tế thế giới và các đối tác thương mại lớn của Việt Nam Kinh tế thế giới duy trì đà tăng trưởng tốt trong nửa đầu năm 2018, sau đóđã xuất hiện những diễn biến mới khiến tình hình trở nên phức tạp hơn. Mối quanhệ căng thẳng giữa các nước lớn, đặc biệt là xung đột thương mại Hoa Kỳ - TrungQuốc đã ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nhìn chung, mứcđộ tăng trưởng vẫn còn mạnh ở các nền kinh tế phát triển, nhưng đã chậm lại ởnhiều nước. Các tổ chức quốc tế lớn như IMF, WB và UN cùng chung nhận định kinh tế toàncầu bắt đầu tăng trưởng chậm lại, trong đó, dự báo của IMF về tăng trưởng kinh tếthế giới là khả quan nhất, tăng 3,7% năm 2018 và dự báo giảm xuống 3,5% năm2019 (trong đó các nước công nghiệp phát triển tăng 2,3% năm 2018 và dự báotăng 2% năm 2019; các nước đang phát triển tăng 4,6% năm 2018 và dự báo tăng4,5% trong năm 2019). Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) dự đoán thương mạitoàn cầu đang và sẽ chững lại trong thời gian tới. Kinh tế Hoa Kỳ được dự báo đạt mức tăng trưởng khá trong năm 2018, khoảng2,9%, nhờ chính sách cắt giảm thuế phát huy hiệu quả. Tỷ lệ thất nghiệp và lạmphát đạt các mức kỳ vọng của chính phủ. Mặc dù bất ổn chính trị và sự kiện Brexit tác động, kinh tế khu vực châu Âu tiếptục đạt tăng trưởng dương. Tăng trưởng dự kiến đạt khoảng 1,8% năm 2018 và dựbáo còn 1,6% năm 2019. Tuy nhiên, áp lực về giá và tăng trưởng việc làm ở khu vựcnày vẫn duy trì ở mức cao. Kinh tế Nhật Bản tương đối tốt trong năm 2018. Trong khi đó, kinh tế TrungQuốc đang có thêm các dấu hiệu giảm tốc trong bối cảnh Hoa Kỳ áp đặt các mứcthuế nhập khẩu bổ sung đối với hàng hóa Trung Quốc và căng thẳng thương mạigiữa hai nước vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Hoạt động đầu tư vào các tài sảncố định của Trung Quốc đã chậm lại nhiều hơn dự đoán, trong lúc doanh số bán lẻchững lại, phản ánh nhu cầu nội địa yếu đi và niềm tin kinh doanh sụt giảm. Theodự báo của IMF, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm xuống 6,6% năm2018 và dự báo còn 6,2% năm 2019. Đà giảm tốc tăng trưởng của Trung Quốc cũngảnh hưởng tới tăng trưởng của nhóm các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển,theo đó, tăng trưởng kinh tế của nhóm nước này sẽ không cao hơn các năm 2016và 2017 do tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đóng góp lớn vào tăng trưởng củanhóm các nền kinh tế này. Tăng trưởng của nhóm nước ASEAN-5 sẽ đạt khoảng5,2% năm 2018 và 5,1% năm 2019. Tình hình giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới cũng diễn biến phức tạp dochiến tranh thương mại và bất ổn chính trị ở Trung Đông. Thương mại toàn cầu códấu hiệu suy giảm khi cầu tại các nước phát triển giảm sút (ngoại trừ Hoa Kỳ). Xuấtkhẩu của các nền kinh tế xuất khẩu tại châu Á cũng chững lại do tác động của cácrào cản thương mại ngày càng gia tăng ...

Tài liệu được xem nhiều: