Thông tin tài liệu:
Báo cáo cung cấp thông tin trung thực, chính xác, phản ánh những kết quả đạt được, chưa đạt được cũng như những cơ hội, thách thức và bước tiến mới của hoạt động xuất nhập khẩu trong năm 2019. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2019 BỘ CÔNG THƯƠNG Báo cáoxuất nhập khẩuviệt nam 2019 BỘ CÔNG THƯƠNGcục xuất nhập khẩu báo công thương Báo cáo xuất nhập khẩu việt nam 2019 NHÀ XUẤT BẢN CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI 2020 Lời nói đầu“B áo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2019” được hoàn thành với sự tham gia nhiệt tình và đóng góp có hiệu quả của nhiều cá nhân, tổ chức có liên quan. Hội đồng Biên tập Báo cáo xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:- Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong việc cung cấp số liệu để xây dựng Báo cáo;- Cục Xuất nhập khẩu và Báo Công Thương (Bộ Công Thương) đã chịu trách nhiệm xây dựng nội dung, biên tập, hoàn chỉnh và phát hành Báo cáo đến tay độc giả;- Các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương đã nghiêm túc phối hợp thực hiện nội dung Báo cáo cũng như đưa ra các ý kiến, đề xuất tích cực để hoàn thiện Báo cáo;- Các thành viên Hội đồng Biên tập và Ban Thư ký biên tập với tinh thần trách nhiệm cao đã hoàn thành Báo cáo với đầy đủ nội dung cần thiết, nhanh nhạy trong tiếp thu các ý kiến đóng góp và sửa đổi để xây dựng Báo cáo chất lượng và đáp ứng được các mục tiêu đề ra.“ Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam” là ấn phẩm thường niên được Bộ Công Thương phát hành với mong muốn đáp ứng được kỳ vọng của bạn đọc. Hội đồng Biên tập Báo cáo hy vọng nhận được những phản hồi và ý kiến đóng góp thiết thực để có thể xây dựng Báo cáo Xuất nhập khẩu hoàn chỉnh hơn trong những năm tới.Xin trân trọng cảm ơn! Hội đồng Biên tậpBÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2019 CHƯƠNG I tổng quan 5BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2019 I. BỐI CẢNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC NĂM 2019 1. Tình hình kinh tế - chính trị thế giới Năm 2019 là năm kinh tế thế giới chứng kiến những biến động nhanh, phứctạp, đa chiều và khó đoán định từ xung đột thương mại Mỹ - Trung, cũng như cácthông tin, diễn biến thay đổi nhanh chóng về quan hệ kinh tế - chính trị giữa cácnền kinh tế lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Anh,... Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự báo kinh tế thế giới đang giảmtốc, có nguy cơ rơi vào suy thoái, đồng thời cắt giảm triển vọng tăng trưởng toàncầu về mức 2,9% trong năm 2019 và 3% trong năm 2020. Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook) được côngbố tháng 01 năm 2020, IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2019 về 2,9%,từ mức 3,2% đưa ra hồi tháng 7 năm 2019 và 3% vào tháng 10 năm 2019. Nguyênnhân chính cho sự cắt giảm triển vọng này là xung đột thương mại. Tốc độ tăng trưởng tại các nền kinh tế phát triển có xu hướng chững lại Kinh tế Hoa Kỳ có xu hướng đi xuống trong năm 2019. Căng thẳng thương mạivới Trung Quốc đã làm suy yếu lòng tin của doanh nghiệp, khiến đầu tư kinh doanhtại Hoa Kỳ giảm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ năm 2019 dự kiến ở mức 2,3%. Kinh tế châu Âu cũng suy giảm do tác động của chiến tranh thương mại, triểnvọng kinh tế toàn cầu xấu đi và tác động của sự kiện Brexit. Tốc độ tăng trưởng kinhtế EU năm 2019 chỉ đạt 1,2% so với 1,9% năm 2018. Kinh tế Nhật Bản gặp nhiều bất ổn trong năm 2019. Sản xuất trì trệ, tình hìnhgiảm phát không cải thiện chủ yếu do cầu trong nước và nước ngoài giảm. Xuấtkhẩu hàng hóa giảm do xuất khẩu sang Trung Quốc giảm sút. Nhật Bản đã quyếtđịnh tăng thuế tiêu dùng từ ngày 1/10/2019 từ 8% lên 10%, trong bối cảnh gánhnặng về an sinh xã hội gia tăng do tốc độ dân số già hóa nhanh chóng. Tốc độ tăngtrưởng kinh tế Nhật Bản năm 2019 chỉ đạt 1%. Tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển sụt giảm Kinh tế Trung Quốc liên tục giảm tăng trưởng. GDP quý III/2019 chỉ tăng 6%,mức thấp nhất trong 27 năm, và dự kiến 6,1% cho cả năm 2019. Nguyên nhân suygiảm tăng trưởng chủ yếu là sức cầu trong nước giảm và cuộc chiến thương mạikéo dài với Hoa Kỳ. Mặc dù vậy, mức tăng trưởng năm 2019 vẫn nằm trong mụctiêu 6-6,5% trong năm 2019, đồng thời các chỉ số kinh tế vĩ mô vẫn tương đối ổnđịnh. Để hỗ trợ tăng trưởng, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) ngày 16/10đã bơm 200 tỷ NDT (28 tỷ USD) vào hệ thống tài chính thông qua cơ chế cho vaytrung hạn cho các ngân hàng, nhằm duy trì khả năng thanh khoản trên thị trường. Các nền kinh tế Đông Nam Á cũng gặp khó khăn do xuất khẩu giảm. Thị trường tài chính tiền tệ thế giới có nhiều biến động trong năm 2019 Xu hướng nới lỏng tiền tệ diễn ra ở một loạt quốc gia nhằm kích thích kinh tế do 6 BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2019ảnh hưởng của xung đột thương mại. Trái với dự kiến cuối năm 2018 về việc tăng lãisuất 2 lần trong năm 2019, FED quyết định cắt giảm lãi ...