Bảo đảm an ninh kinh tế trong phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 509.71 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Bảo đảm an ninh kinh tế trong phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế ở Việt Nam hiện nay tập trung phân tích thành tựu, hạn chế trong bảo đảm an ninh kinh tế ở nước ta thời gian qua từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo đảm an ninh kinh tế trong phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế ở Việt Nam hiện nay DOI: 10.56794/KHXHVN.KHXHVN.3(183).12-19 Bảo đảm an ninh kinh tế trong phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế ở Việt Nam hiện nay Hoàng Thu Trang* Nhận ngày 10 tháng 10 năm 2022. Chấp nhận đăng ngày 13 tháng 2 năm 2023. Tóm tắt: Bảo đảm an ninh kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc giữ vững mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế và quyền độc lập, tự chủ về kinh tế trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Đó là lý do tại sao trong thời kỳ đổi mới, công tác này được Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam lãnh đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện trên mọi phương diện. Nhờ vậy, bảo đảm an ninh kinh tế ở nước ta thời gian qua đã đạt được những thành tựu to lớn nhưng cùng với đó là nhiều hạn chế, thiếu sót vẫn còn tồn tại. Bài viết tập trung phân tích thành tựu, hạn chế trong bảo đảm an ninh kinh tế ở nước ta thời gian qua từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong thời gian tới. Từ khóa: An ninh kinh tế, bảo đảm an ninh kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, hội nhập quốc tế, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phân loại ngành: Triết học Abstract: Ensuring economic security is of special importance for maintaining economic development goals and orientations and the right to economic independence and self-reliance in the context of market economic development, economic integration international in Vietnam today. That is why in the renovation period, this work was directly and comprehensively led and managed by the Communist Party and State of Vietnam in all aspects. As a result, ensuring economic security in our country in recent years has achieved great achievements, but along with that, many limitations and shortcomings still exist. The article focuses on analyzing achievements and limitations in ensuring economic security in our country over the past time, then proposes some basic solutions to continue improving the efficiency of economic security assurance in the coming years. Keywords: Economic security, ensuring economic security, international economic integration, international integration, socialist-oriented market economy. Subject classification: Philosophy 1. Mở đầu Bảo đảm an ninh kinh tế luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện, trực tiếp về mọi mặt bởi công tác này phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiều chỉ thị, nghị quyết liên quan đến công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong bối cảnh mới khi tình hình trong nước và thế giới ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, nhờ đó công tác bảo đảm an ninh kinh tế ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, bảo đảm an ninh kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế đòi hỏi cần tiếp tục đề xuất và thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này trong thời gian tới. *Viện Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Email: trang.vientriet@gmail.com 12 Hoàng Thu Trang 2. Tầm quan trọng của bảo đảm an ninh kinh tế trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay Tiếp tục tinh thần của các Đại hội trước, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng một lần nữa khẳng định kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: “Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, t.1: 128). Từ đây, có thể thấy, phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là nhằm hiện thực hóa những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội; phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tạo ra cốt vật chất để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong đổi mới chính trị. Tuy nhiên, làm thế nào để kinh tế thực sự trở thành nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế thực sự trở thành cơ sở để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa thì bảo đảm an ninh kinh tế lại là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. An ninh kinh tế hiểu theo nghĩa chung là sự ổn định, phát triển bền vững của nền kinh tế. Ở Việt Nam, mô hình kinh tế tổng quát là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho nên bảo đảm an ninh kinh tế trong trường hợp này chính là bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều đó đồng nghĩa với việc phải đấu tranh chống lại tất cả những yếu tố tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cụ thể như: lạm phát, nợ công, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách, nhập siêu; các vấn đề bất ổn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; tội phạm kinh tế; ô nhiễm môi trường trong phát triển kinh tế (Phạm Hoàng Long, 2018)… Bảo đảm an ninh kinh tế ở nước ta hiện nay càng đặc biệt trở nên quan trọng và có ý nghĩa nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường của Việt Nam đang tham gia hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Bởi, điều này đã tạo cơ hội cho các thế lực thù ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo đảm an ninh kinh tế trong phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế ở Việt Nam hiện nay DOI: 10.56794/KHXHVN.KHXHVN.3(183).12-19 Bảo đảm an ninh kinh tế trong phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế ở Việt Nam hiện nay Hoàng Thu Trang* Nhận ngày 10 tháng 10 năm 2022. Chấp nhận đăng ngày 13 tháng 2 năm 2023. Tóm tắt: Bảo đảm an ninh kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc giữ vững mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế và quyền độc lập, tự chủ về kinh tế trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Đó là lý do tại sao trong thời kỳ đổi mới, công tác này được Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam lãnh đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện trên mọi phương diện. Nhờ vậy, bảo đảm an ninh kinh tế ở nước ta thời gian qua đã đạt được những thành tựu to lớn nhưng cùng với đó là nhiều hạn chế, thiếu sót vẫn còn tồn tại. Bài viết tập trung phân tích thành tựu, hạn chế trong bảo đảm an ninh kinh tế ở nước ta thời gian qua từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong thời gian tới. Từ khóa: An ninh kinh tế, bảo đảm an ninh kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, hội nhập quốc tế, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phân loại ngành: Triết học Abstract: Ensuring economic security is of special importance for maintaining economic development goals and orientations and the right to economic independence and self-reliance in the context of market economic development, economic integration international in Vietnam today. That is why in the renovation period, this work was directly and comprehensively led and managed by the Communist Party and State of Vietnam in all aspects. As a result, ensuring economic security in our country in recent years has achieved great achievements, but along with that, many limitations and shortcomings still exist. The article focuses on analyzing achievements and limitations in ensuring economic security in our country over the past time, then proposes some basic solutions to continue improving the efficiency of economic security assurance in the coming years. Keywords: Economic security, ensuring economic security, international economic integration, international integration, socialist-oriented market economy. Subject classification: Philosophy 1. Mở đầu Bảo đảm an ninh kinh tế luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện, trực tiếp về mọi mặt bởi công tác này phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiều chỉ thị, nghị quyết liên quan đến công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong bối cảnh mới khi tình hình trong nước và thế giới ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, nhờ đó công tác bảo đảm an ninh kinh tế ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, bảo đảm an ninh kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế đòi hỏi cần tiếp tục đề xuất và thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này trong thời gian tới. *Viện Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Email: trang.vientriet@gmail.com 12 Hoàng Thu Trang 2. Tầm quan trọng của bảo đảm an ninh kinh tế trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay Tiếp tục tinh thần của các Đại hội trước, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng một lần nữa khẳng định kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: “Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, t.1: 128). Từ đây, có thể thấy, phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là nhằm hiện thực hóa những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội; phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tạo ra cốt vật chất để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong đổi mới chính trị. Tuy nhiên, làm thế nào để kinh tế thực sự trở thành nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế thực sự trở thành cơ sở để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa thì bảo đảm an ninh kinh tế lại là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. An ninh kinh tế hiểu theo nghĩa chung là sự ổn định, phát triển bền vững của nền kinh tế. Ở Việt Nam, mô hình kinh tế tổng quát là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho nên bảo đảm an ninh kinh tế trong trường hợp này chính là bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều đó đồng nghĩa với việc phải đấu tranh chống lại tất cả những yếu tố tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cụ thể như: lạm phát, nợ công, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách, nhập siêu; các vấn đề bất ổn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; tội phạm kinh tế; ô nhiễm môi trường trong phát triển kinh tế (Phạm Hoàng Long, 2018)… Bảo đảm an ninh kinh tế ở nước ta hiện nay càng đặc biệt trở nên quan trọng và có ý nghĩa nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường của Việt Nam đang tham gia hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Bởi, điều này đã tạo cơ hội cho các thế lực thù ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
An ninh kinh tế Bảo đảm an ninh kinh tế Hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập quốc tế Kinh tế thị trườngGợi ý tài liệu liên quan:
-
205 trang 431 0 0
-
Những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và giải pháp khắc phục hạn chế
18 trang 348 0 0 -
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 297 0 0 -
Vai trò ứng dụng dịch vụ công của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
4 trang 267 0 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 251 0 0 -
7 trang 241 3 0
-
Nghiên cứu lý thuyết kinh tế: Phần 1
81 trang 225 0 0 -
Tiểu luận ' Dịch vụ Logistics '
18 trang 221 0 0 -
Đề tài Thị trường EU và khả năng xuất khẩu của Việt nam sang thị trường này
75 trang 209 0 0 -
8 trang 196 0 0