Danh mục

Báo động nhiễm khuẩn đường ruột trên rau

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 172.54 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một nghiên cứu của Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ cho thấy, rau từ ruộng đến chợ ở vùng ven đô Hà Nội có sự lây nhiễm diện rộng của coliform và các vi khuẩn khác gây bệnh đường ruột. Rau muống nhiễm khuẩn nặng TS.BS Nguyễn Vương Tuấn, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, nhóm đã tiến hành lấy nước thải từ hai con sông chứa nước thải lớn nhất của thành phố là Tô Lịch và Kim Ngưu tại phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Điểm nghiên cứu thứ hai là quận Long Biên, có nguồn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo động nhiễm khuẩn đường ruột trên rau Báo động nhiễm khuẩn đường ruột trên rauMột nghiên cứu của Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ cho thấy, rau từruộng đến chợ ở vùng ven đô Hà Nội có sự lây nhiễm diện rộngcủa coliform và các vi khuẩn khác gây bệnh đường ruột.Rau muống nhiễm khuẩn nặngTS.BS Nguyễn Vương Tuấn, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết,nhóm đã tiến hành lấy nước thải từ hai con sông chứa nước thảilớn nhất của thành phố là Tô Lịch và Kim Ngưu tại phường HoàngLiệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Điểm nghiên cứu thứ hai là quậnLong Biên, có nguồn nước tưới chủ yếu là ao chứa nước mưa vànước sông Hồng hoặc nước giếng hộ gia đình. Tại mỗi điểm, nhómnghiên cứu lấy ngẫu nhiên sáu hộ gia đình tham gia trồng rau vàloại rau nghiên cứu chính là rau muống. Rau ở một số vùng ven đô Hà Nội bị nhiễm khuẩn vì nguồn nước (Ảnh chỉ có tính minh họa). Ảnh: T.LMỗi buổi sáng, hộ gia đình tại Hoàng Liệt thu hoạch rau muống vàrửa rau tại kênh dẫn nước tưới để giữ ẩm cho rau. Sau đó, raumuống được những người bán buôn mua, vận chuyển đến các chợtrong nội thành Hà Nội. Tại chợ Long Biên, nông dân thu hoạchrau vào buổi chiều và rửa rau bằng nước giếng tại hộ gia đình đểgiữ ẩm rau, sau đó để qua đêm tại hộ gia đình cho tới sáng hôm saumới mang ra chợ.Cùng thời gian này, nhóm nghiên cứu độc lập tại chợ Hoàng Liệtvà chợ Hàng Bè ở trung tâm Hà Nội, trong đó chợ Hoàng Liệt gầnvới khu vực nuôi trồng rau bằng nước thải. Các loại rau chính đượclấy mẫu xét nghiệm là rau húng, rau nhút, rau mùi, kinh giới, raumuống. Tổng cộng 96 mẫu rau được lấy tại chợ Hoàng Liệt và 118mẫu lấy từ Long Biên. Mẫu nước cũng lấy tại ruộng ở Hoàng Liệtvà Long Biên, được đưa đến phòng thí nghiệm tại Viện Vệ sinhDịch tễ TƯ xét nghiệm.Kết quả cho thấy, những mẫu nước và rau được thu thập tại chợđều có nhiều vi khuẩn colifrom và các vi khuẩn gây ra bệnh tiêuchảy. Các đơn bào như cryptosporidium, giardia, crylospora (gâytiêu chảy) đều được tìm thấy trên các mẫu rau thu thập tại chợ. Đặcbiệt, những vi khuẩn này có nhiều trong các loại rau như húng,kinh giới, mùi và rau thủy sinh như rau muống, rau nhút. Kết quảnghiên cứu cũng cho thấy, hàm lượng coliform trong nước tưới rauở ruộng nước thải của vùng ven đô Hà Nội cao hơn ở những ruộngkhông dùng nước thải. Hàm lượng coliform này xuất hiện cao hơnở các mẫu rau muống. Nhóm nghiên cứu còn so sánh, hàm lượngcoliform trong nước thải dùng tưới rau vượt quá mức giới hạn chophép của Tổ chức Y tế Thế giới nhiều lần.Rau nhiễm khuẩn chủ yếu qua nguồn nước bẩnNhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chính việc vẩy nước hoặc sửdụng nguồn nước ao hồ để làm rau tươi đã tăng thêm sự nhiễm visinh vật cho rau khi mang ra chợ bán. Hầu hết, người nông dândùng nguồn nước từ ao, hồ để vảy lên rau trong quá trình bảo quảntại nhà hoặc để rau trên mặt đất qua đêm khiến rau dễ bị nhiễmbẩn.Ngoài việc dùng nước bẩn tưới rau khi trồng, thu hoạch, rau còn bịnhiễm khuẩn từ chính người thu hoạch. “Những người thu hoạch,vận chuyển, buôn bán có thói quen đi vệ sinh không rửa tay khivận chuyển hay bán rau. Đây cũng là nguồn gây bệnh”, nhómnghiên cứu cho biết.Các kết quả xét nghiệm này cho thấy, rau ở vùng ven đô Hà Nộiđang bị nhiễm coliform và các đơn bào gây bệnh đường ruột theochuỗi từ ruộng đến chợ và tại chợ. Rau ăn sống hoặc rau khôngqua chế biến có thể là những nguồn làm bệnh đường ruột trênngười tăng cao. Nghiên cứu này cũng cho thấy, nhiễm bẩn coliform và các vi khuẩn gây bệnh đường ruột khác do quá trình tiếp xúc bề mặt rau lúc thu hoạch, vận chuyển, chế biến, đóng gói hoặc bảo quản. Khoảng 50- 80% nông dân được phỏng vấn khi tiếp xúc với rau thường không đi găng tay. Mặc dù khoảng 66-90% nông dân hoặc người vận chuyển không dùng nước để vảy lên rau trong quá trình vận chuyển hoặc trước khi giao hàng tại chợnhưng hầu hết lại sử dụng nước từ ao, hồ để vảy lênrau trong quá trình bảo quản tại nhà. Điều này khiếnrau dễ dàng nhiễm bẩn với vi khuẩn gây bệnh. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: