Thông tin tài liệu:
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS là một trong những thiết bị an toàn quan trọng nhất trên xe hơi hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo dưỡng cảm biến tốc độ của ABSBảo dưỡng cảm biến tốc độ củaABSĐăng lúc: 2/11/2006, 23:5GMT+7Hệ thống chống bó cứng phanh ABS là một trong những thiết bị an toàn quan trọng nhấttrên xe hơi hiện nay. Để nó hoạt động tốt, cảm biến tốc độ phải được bảo dưỡngthường xuyên, đặc biệt với loại biến rời và bạn nên thay thế sau khoảng 50.000 km điđược.Một trong những bộ phận cần kiểm tra thường xuyên nhất trong hệ thống chống bó cứng phanhlà các cảm biến tốc độ. Cảm biến tốc độ thường được gắn ở hốc bánh đối với các loại xe sửdụng phanh đĩa trên tất cả 4 bánh. Còn với xe trang bị phanh tang trống ở bánh sau, các cảmbiến thường được gắn ở hộp vi sai. Cấu tạo của một cảm biến tốc độ kiểu kín. Ảnh: Auto1aa.Dù được gắn ở bất cứ đâu, nhiệm vụ của các cảm biến là cung cấp thông tin về tốc độ củabánh xe tới máy tính trung tâm của hệ thống ABS. Khi phanh, nếu tốc độ quay giữa các bánhkhông bằng nhau - dấu hiệu của hiện tượng bó cứng - máy tính sẽ tính toán, điều chỉnh để tốcđộ của chúng trở lại bằng nhau.Nguyên lý hoạt động của các cảm biến tốc độ dựa trên hiện tượng cảm ứng từ. Đối với loại cảmbiến này, chúng có một nam châm gắn gần một bánh răng kim loại chuyển động cùng bánh xe(sensor ring). Khi bánh xe quay, bánh răng chuyển động theo và lúc các răng đi qua nam châm,chúng tạo nên một dòng điện xoay chiều. Tín hiệu điện được máy tính đọc thông qua số lượngcác xung theo thời gian và qua đó chuyển thành vận độ.Các loại cảm biếnHiện tại, có hai bộ cảm biến gồm loại hở và loại kín. Với bộ cảm biến hở, đầu đọc và vòng kimloại tách rời nhau và nhược điểm của loại này là rất dễ bẩn do bụi cát bắn lên hay do các mảnhkim loại từ phanh bám vào. Những mảnh kim loại có thể ảnh hưởng tới hoạt động của cảm biếndo chúng làm biến đổi dòng cảm cảm ứng thu được. Khi phát hiện cảm biến hoạt động khôngbình thường, đèn báo của hệ thống ABS sẽ sáng.Ngược lại với loại hở là cảm biến thiết kế theo kiểu kín. Với loại này, bạn không cần phải lauchùi, bảo dưỡng thường xuyên do các chất bẩn không bắn vào. Để xác định xem xe của mìnhdùng loại cảm biến nào, bạn có thể tháo khối quay trong hệ thống phanh và tìm phía mặt sau.Nếu thấy cảm biến và vòng kim loại tách rời nhau đó chính là cảm biến kiểu hở.Bảo dưỡngVới các xe dẫn động cầu trước hay dẫn động 4 bánh, bạn cần phải tháo toàn bộ cụm chứa cảmbiến. Sau đó, rút cảm biến ra để kiểm tra. Đối với loại cảm biến rời, các nhà sản xuất khuyênnên thay thế khi nâng cấp chân phanh hay sau 50.000 km. Với loại kín, bạn không cần phảikiểm tra thường xuyên, ngoại trừ khi muốn thay thế bộ phận nào trong đó.Để lau cảm biến, bạn nên tháo rời cảm biến và lau sạch nó bằng chất tẩy. Tuy nhiên, cần lưu ývề dòng điện bởi nó có thể gây hỏng máy tính trung tâm. Muốn lau bánh răng, bạn có thể sửdụng chổi (không phải chổi kim loại) phết một ít chất tẩy và lau cẩn thận. Nếu có thể, bạn tháorời tất cả và dùng khí nén thổi để loại các hạt bụi.