Danh mục

Bạo hành giới đối với phụ nữ và các dịch vụ hỗ trợ phòng chống bạo hành gia đình tại Long An, năm 2012

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 681.80 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết nằm tìm hiểu nhận thức của phụ nữ và nam giới về vấn đề bạo hành giới đối với phụ nữ (BHGĐVPN); mô tả các chiến lược và dịch vụ mà phụ nữ sử dụng để phòng chống bạo hành giới; phát hiện rào cản và thuận lợi khi tiếp cận các dịch vụ; cũng như xác định số trường hợp, tỷ lệ và hình thức bạo hành giới đối với phụ nữ ở tỉnh Long An
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bạo hành giới đối với phụ nữ và các dịch vụ hỗ trợ phòng chống bạo hành gia đình tại Long An, năm 2012 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học   BẠO HÀNH GIỚI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ VÀ CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ   PHÒNG CHỐNG BẠO HÀNH GIA ĐÌNH TẠI LONG AN, NĂM 2012  Lê Hoàng Ninh*, Phùng Đức Nhật*, Hà Võ Vân Anh*, Nguyễn Nhất Chi Mai*, Điền Ngọc Trang*,  Nguyễn Thị Tuyết Vân*  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Mặc dù các trường hợp bạo hành giới đối với phụ nữ được ghi nhận là giảm dần nhưng số ca  bị bạo hành nghiêm trọng ở tỉnh Long An có chiều hướng gia tăng trong năm 2012. Phụ nữ được xác định là đối  tượng có nguy cơ cao bị bạo hành. Ước tính có khoảng 87% phụ nữ Việt Nam chịu bạo hành gia đình nhưng  không tìm kiếm sự hỗ trợ từ các dịch vụ hành chính hoặc người đứng đầu cơ quan chức năng.  Mục  tiêu:  Tìm  hiểu  nhận  thức  của  phụ  nữ  và  nam  giới  về  vấn  đề  bạo  hành  giới  đối  với  phụ  nữ  (BHGĐVPN); mô tả các chiến lược và dịch vụ mà phụ nữ sử dụng để phòng chống bạo hành giới; phát hiện rào  cản và thuận lợi khi tiếp cận các dịch vụ; cũng như xác định số trường hợp, tỷ lệ và hình thức bạo hành giới đối  với phụ nữ ở tỉnh Long An.  Phương  pháp  nghiên  cứu: Cắt ngang mô tả, điều tra định lượng tiến hành trên 380 phụ nữ đã lập gia  đình; kết hợp với phương pháp khảo sát định tính (thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu) trên đối tượng phụ nữ,  nam giới đã lập gia đình và đại diện các dịch vụ hỗ trợ phụ nữ.  Kết  quả:  Ở  Long  An,  tỷ  lệ  phụ  nữ  bị  chồng  gây  bạo  hành  thể  chất  trong  suốt  thời  gian  chung  sống  là  6,84%, trong khi tỷ lệ bị bạo hành thể chất hoặc tình dục là 7,01%.   Kết luận: Tỷ lệ phụ nữ trải qua tình trạng bạo hành gia đình bởi chồng khá thấp ở tỉnh Long An năm 2012. Tuy  nhiên, phần chìm của tảng băng chìm tỷ lệ phụ nữ là nạn nhân của bạo hành gia đình cần được xem xét cẩn trọng.  Từ khóa: bạo hành gia đình, giới.  ABSTRACT  GENDER‐BASED DOMESTIC VIOLENCE AGAINST WOMEN & SUPPORTIVE SERVICES   FOR THE PREVENTION AND CONTROL OF DOMESTIC VIOLENCE   IN LONG AN PROVINCE IN 2012  Le Hoang Ninh, Phung Duc Nhat, Ha Vo Van Anh, Nguyen Nhat Chi Mai, Dien Ngoc Trang,   Nguyen Thi Tuyet Van * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 15 – 22  Background: Although the number of reported domestic violence against women cases slightly decreased,  the number of severe cases saw an upward trend in Long An province in 2012. Women are regarded as the group  that bears a high risk of domestic violence. It was estimated that 87% of Vietnamese women who suffered from  domestic violence never sought assistance from administrative services or the authority.   Objectives:  To understand the perception of women and of men with regard to domestic violence against  women  (DVAW);  to  describe  strategies  and  services  women  used  to  prevent  and  control  DVAW;  to  explore  barriers  and  advantages  of  access  to  these  services;  and  to  determine  the  prevalence,  frequencies  and  forms  of  FVAW in Long An province.   Methods:  A  cross‐sectional  study  on  380  married  women,  combined  with  qualitative  study  (group  discussion and in‐depth interviews) on married men and women, and key informants.   * Viện Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: Ths. Phùng Đức Nhật  Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  ĐT: 0918103404  Email: phungducnhatihph@gmail.com  15 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014   Result: The overall prevalence rate of lifetime physical violence by husbands in Long An is 6.84%, while the  overall prevalence rate of lifetime physical or sexual violence by husband is 7.01%.   Conclusion:  The  prevalence  rates  of  women  experiencing  forms  of  domestic  violence  by  husbands  were  relatively  low  in  Long  An  province  in  2012.  However,  the  ‘iceberg’  prevalence  rates  of  women  experiencing  domestic violence should be taken into careful account.   Keywords: domestic violence, gender.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Long  An  thuộc  khu  vực  Đồng  Bằng  Sông  Cửu Long. Phần lớn là đất nông nghiệp mặc dù  công nghiệp đang phát triển nhanh chóng trong  thời gian gần đây (21 khu công nghiệp được đặt  ở  6  quận)(1).  Những  thay  đổi  từ  nền  kinh  tế  thuần  nông  nghiệp  sang  nền  kinh  tế  kết  hợp  giữa  nông  nghiệp  và  công  nghiệp,  bao  gồm  những  ngành  công  nghiệp  và  dịch  vụ  hiện  đại  hơn có thể ảnh hưởng đến cấu trúc xã hội về sự  phân  công  lao  động  theo  giới  trong  gia  đình(4).  Điều đó thách thức các chuẩn mực truyền thống  của sự lao động phân chia theo giới trong công  việc  gia  đình,  từ  đó  có  thể  tạo  ra  nhiều  cơ  hội  làm việc bên ngoài cho phụ nữ. Năm 2008, đã có  293  trường  hợp  bạo  hành  gia  đình  tại  toà  án  được ước tính(1). Các nhà chức trách đang đưa ra  và giải quyết vấn đề này khi ban hành kế hoạch  ngăn chặn và kiểm soát bạo hành gia đình tỉnh  trong  giai  đoạn  2009  –  2015  tại  Long  An ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: