Danh mục

Bảo hiểm hưu trí

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 157.58 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dự thảo Luật BHXH đã được trình Chính phủ vào tháng 5/2005 để lấy ý kiến đóng góp của một số cơ quan thuộc Chính phủ. Đây là sự kiện quan trọng trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta. Nhiều nội dung mới, thể hiện những bước cải cách cần thiết trong lĩnh vực BHXH đã được đưa vào Dự thảo, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà quản lý, các luật gia, các nhà nghiên cứu chính sách... Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi tập trung vào chế độ bảo hiểm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo hiểm hưu trí Bảo hiểm hưu trí - một số ý kiến cho Dự thảo Luật BHXH Nguồn: tapchibaohiemxahoi.org.vn Dự thảo Luật BHXH đã được trình Chính phủ vào tháng 5/2005 để lấy ý kiến đóng góp của một số cơ quan thuộc Chính phủ. Đây là sự kiện quan trọng trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta. Nhiều nội dung mới, thể hiện những bước cải cách cần thiết trong lĩnh vực BHXH đã được đưa vào Dự thảo, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà quản lý, các luật gia, các nhà nghiên cứu chính sách... Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi tập trung vào chế độ bảo hiểm hưu trí, chế độ nòng cốt của hệ thống BHXH trong mỗi quốc gia. 1. Hiện nay, chế độ hưu trí hàng tháng quy định điều kiện hưởng như sau: nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, có 20 năm đóng BHXH. Một số trường hợp được giảm 5 năm tuổi đời do làm việc trong lực lượng vũ trang, hoặc có 15 năm làm việc trong điều kiện lao động không thuận lợi, hoặc có 10 năm chiến đấu ở chiến trường, hoặc đã đủ 30 năm đóng BHXH, có nguyện vọng về hưu. Một số đối tượng được nghỉ hưu sớm hơn tới 10 năm do suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hoặc thậm chí không căn cứ vào độ tuổi nếu mất sức lao động vì tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, được hưởng mức thấp... Mức hưởng BHXH hàng tháng tính trên mức lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH của 5 năm cuối, nếu đóng theo thang bảng lương do Nhà nước quy định; tính trên toàn bộ thời gian đóng BHXH đối với đối tượng khác. Mức cụ thể phụ thuộc vào số năm công tác của mỗi người, theo công thức: nếu đóng BHXH 15 năm thì mức BHXH bằng 45% mức lương bình quân làm căn cứ đóng, sau đó, cứ thêm 1 năm đóng BHXH thì cộng thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ, nhưng tối đa không quá 75%. Người hưởng BHXH ở mức thấp bị trừ 1% mức lương bình quân đối với mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định. Những người không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm hưu trí hàng tháng có thể hưởng trợ cấp một lần hoặc được bảo lưu thời gian tham gia BHXH để đóng tiếp khi có đủ điều kiện hoặc chờ đến khi đủ tuổi đời để hưởng hưu trí hàng tháng. Nếu hưởng trợ cấp một lần thì mức trợ cấp cho mỗi năm đóng BHXH bằng 1 tháng lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH (tính như chế độ hưu trí hàng tháng). 2. Dự thảo Luật BHXH đã kế thừa các quy định chung về điều kiện hưởng BHXH, quy định về một số đối tượng được giảm 5 năm tuổi đời, một số đối tượng được hưởng bảo hiểm hưu trí với mức thấp, về mức trợ cấp hưu trí một lần... Bên cạnh đó, nhiều nội dung tiến bộ đã được thể hiện trong Dự thảo, cụ thể như sau: Thứ nhất: Thời gian đóng BHXH tối thiểu 20 năm đã được quy định thống nhất trong điều kiện hưởng bảo hiểm hưu trí hàng tháng. Như vậy, so với quy định hiện hành, Dự thảo đã loại bỏ đối tượng đủ tuổi đời nhưng mới đủ 15 năm đóng BHXH ra khỏi đối tượng được hưởng BHXH hưu trí hàng tháng. Đó là điều hợp lý để đảm bảo cân đối nguồn quỹ BHXH dài hạn đang tiềm ẩn nguy cơ thâm hụt trong tương lai. Thứ hai: Dự thảo đã dự liệu một số lĩnh vực, vị trí... (do Chính phủ quy định) có thể tăng tuổi nghỉ hưu không quá 5 năm so với điều kiện chung. Đây là một điểm mới, rất tiến bộ, đã được quy định tại nhiều nước trên thế giới. Nó cũng rất cần thiết với Việt Nam vì tuổi nghỉ hưu hiện nay ở nước ta vào loại trung bình thấp, nếu so sánh trên bình diện quốc tế. Trong khi đó, các chế độ đối với người nghỉ hưu lại được quy định tương đối cao, quỹ chưa được đảm bảo an toàn. Nếu được thực hiện quy định này sẽ tạo ra tư duy mới về vấn đề hưu trí, tạo điều kiện và khuyến khích người lao động làm việc sau tuổi hưu nếu điều kiện cho phép và chắc chắn sẽ được sự đồng tình của nhiều lao động gián tiếp, lao động trí thức và một số lao động nữ... Thứ ba: Đối tượng được nghỉ hưu trước tuổi cũng đã được thu hẹp lại hơn so với trước đây. Những người đủ 30 năm đóng BHXH, có nguyện vọng về hưu cũng vẫn phải đủ điều kiện tuổi đời theo quy định chung. Như vậy, chính sách hưu trí thể hiện trong Dự thảo đã được phân biệt hợp lý với chính sách giảm biên chế trong khu vực Nhà nước. Khi Nghị định 93/1998/NĐ-CP quy định đối tượng này được giảm 5 năm tuổi đời, không phải giảm tỷ lệ lương hưu do nghỉ trước tuổi đã làm cho tuổi nghỉ hưu bình quân trên thực tế giảm từ 54,5 tuổi xuống 51,8 tuổi. Như vậy, quỹ BHXH đã mất thêm bình quân 2,7 năm thu BHXH và cũng phải kéo dài thời gian chi trả BHXH cho mỗi đối tượng bình quân thêm lên 2,7 năm nữa. Vì vậy, quy định như Dự thảo là điều cần thiết, để tránh tình trạng quỹ BHXH bị thất thu, tăng chi, trong khi đối tượng vẫn đủ tuổi để tiếp tục làm việc. Thứ tư: Công thức tính mức bảo hiểm hưu trí hàng tháng trong Dự thảo đã được quy định lại hợp lý hơn: đủ 20 năm đóng BHXH được tính bằng 55% mức lương bình quân đóng, năm thứ 21 tính thêm 2%, sau đó cứ thêm mỗi năm tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ, mức tối đa 75%. Như vậy, người chưa đủ 20 năm đóng BHXH không được hưởng bảo hiểm hưu trí hàng tháng. Số năm đóng để đạt tỷ lệ BHXH tối đa của lao động nữ được tăng từ 25 năm lên 27 năm so với quy định hiện hành. Đặc biệt, Dự thảo quy định người nghỉ hưu trước tuổi bị trừ 2% cho mỗi năm nghỉ trước là điều cần thiết để đảm bảo công bằng giữa tỷ lệ cộng và trừ cho cùng một đơn vị thời gian. Thứ năm: Đối tượng hưởng trợ cấp một lần được quy định cho người có thời gian đóng BHXH trên 30 năm đối với nam và trên 27 năm đối với nữ là phù hợp với công thức tính nêu trên. Đặc biệt, Dự thảo không khống chế mức tối đa của loại trợ cấp này đã đảm bảo công bằng hơn cho người hưởng và khuyến khích đối tượng đóng BHXH với thời gian dài. Thứ sáu: Đối tượng hưởng bảo hiểm hưu trí một lần, theo Dự thảo, đã được thu hẹp lại so với quy định hiện hành: chỉ quy định cho những người đã đủ tuổi đời hoặc mất sức lao động 61% trở lên mà chưa đủ điều kiện hưởng bảo hiểm hưu trí hàng tháng hoặc người ra nước ngoài định cư hợp pháp. Những trường hợp chấm dứt hợp đồng khi chưa đủ tuổi không được xác định là đối tượng trợ cấp đã thể hiện đúng bản chất của bảo hiểm hưu trí là bảo hiểm tuổi già. Nội dung này cũng góp phần ổn định ngu ...

Tài liệu được xem nhiều: