Thông tin tài liệu:
Trước tình hình nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam rất cần có sự bảo trợ về mặt xuất khẩu nhằm giảm thiểu những rủi ro mà họ có thể gặp. Các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu như: hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ về xây dựng thương hiệu, hỗ trợ tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của Doanh nghiệp trong việc phát triển các mặt hàng xuất khẩu và mở rộng thị trường...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bao hiểm tín dụng xuất khẩu
Bao hiểm tín dụng xuất khẩu
Trước tình hình nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới, các doanh nghiệp Việt Nam rất cần có sự bảo trợ về mặt xuất khẩu
nhằm giảm thiểu những rủi ro mà họ có thể gặp.
Các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu như: hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ về
xây dựng thương hiệu, hỗ trợ tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu vẫn chưa
đáp ứng được nhu cầu của Doanh nghiệp trong việc phát triển các mặt hàng
xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu. Sự xuất hiện của hình thức bảo
hiểm tín dụng xuất khẩu đã đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, thúc
đẩy hoạt động xuất khẩu và đầu tư, đồng thời bảo hiểm cho các loại rủi ro
mà doanh nghiệp gặp phải.
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là gì?
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (ECI – Export Credit Insurance) là loại dịch vụ
chủ yếu được cung cấp bởi tổ chức tín dụng xuất khẩu. Sự ra đời của loại
hình bảo hiểm này nhằm bảo vệ và bồi thường cho người xuất khẩu khi họ
cấp tín dụng thương mại hoặc bảo vệ và bồi thường cho các ngân hàng khi
Ngân hàng cho vay trung và dài hạn.
Phạm vi bảo hiểm bao gồm các khiếu nại tổn thất do không thanh toán
những khoản phải thu, phát sinh từ hoạt động buôn bán hoặc những khoản
cho vay trung và dài hạn vì lý do chính trị, thương mại.
Nguyên lý cơ bản của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được triển khai nhằm cải thiện cán cân thanh
toán, tạo thêm việc làm, phát triển các kỹ năng tài chính của người xuất
khẩu, nâng cao nhận thức của các ngân hàng về tín dụng xuất khẩu, hỗ trợ
hoạt động xuất khẩu vì lợi ích quốc gia cũng như tăng cường hoạt động hối
đoái nhờ có sự hỗ trợ của các khoản đầu tư nước ngoài.
Nguyên lý cơ bản của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được thể hiện qua các
điểm: hòa vốn (dài hạn), chỉ hỗ trợ những đối tượng có khả năng đảm bảo
hoàn trả hợp lý, chia sẻ rủi ro, hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp.
Lợi ích từ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
hoạt động xuất khẩu và đầu tư: tạo cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp và
khiến cho các nhà doanh nghiệp an tâm hơn trước các rủi ro, bên cạnh đó
còn làm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Tạo cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp: nền kinh tế Việt Nam đang hội
nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nhu cầu mở rộng thị trường xuất khẩu đối
với các doanh nghiệp là điều tất yếu và phải cạnh tranh khốc liệt hơn với các
doanh nghiệp nước ngoài. Do vậy, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ tạo ra
nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín
dụng, phát triển mặt hàng và thị trường xuất khẩu.
Các nhà doanh nghiệp an tâm hơn trước các rủi ro: Việc gây quỹ và thành
lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu ở các doanh nghiệp sẽ làm hạn chế và khắc phục
những rủi ro trong xuất khẩu hàng hóa khi thị trường hàng hóa còn chưa ổn
định. Quỹ này còn hỗ trợ cho các hội viên vay trung và ngắn hạn để đẩy
mạnh sản xuất, xuất khẩu cũng như các hoạt động xúc tiến thương mại.
Giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước: Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
cũng được xác định để thúc đẩy các hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
Cụ thể là đối với doanh nghiệp: bảo vệ tài chính cho nhà xuất khẩu, tăng khả
năng tiếp cận thị trường quốc tế và phát triển kỹ năng tài chính cho nhà xuất
khẩu. Đối với các quốc gia xuất khẩu: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện
cán cân thanh toán và tạo công ăn việc làm cho người lao động.