Bảo hiểm xã hội một lần và sự bền vững của hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 438.79 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này sẽ làm rõ hơn về BHXH một lần và ảnh hưởng của nó đến sự bền vững của hệ thống ASXH ở Việt Nam nhằm giúp cho người lao động có cái nhìn đúng về BHXH một lần và nhận thức được sự bền vững ASXH có thể giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng xã hội của chính mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo hiểm xã hội một lần và sự bền vững của hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN VÀ SỰ BỀN VỮNG CỦA HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ThS. Nguyễn Xuân Tiệp Khoa Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Phạm Huyền Trang, Lê Văn Duy, Hoàng Minh Chiến, Vũ Mai Thanh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Bảo hiểm xã hội (BHXH) là trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội (ASXH), trong đó có BHXH một lần – khái niệm tưởng chừng như quen thuộc nhưng cũng khá mới và đôi khi gây hiểu lầm cho một bộ phận lớn người lao động Việt Nam. Việc hiểu sai, hiểu chưa rõ ràng về BHXH một lần và tình trạng gia tăng số người rút BHXH một lần trong thời gian qua đã có tác động không nhỏ đến hệ thống ASXH, ảnh hưởng đến mục tiêu mở rộng phạm vi BHXH đối với toàn dân của Nhà nước. Bài viết này sẽ làm rõ hơn về BHXH một lần và ảnh hưởng của nó đến sự bền vững của hệ thống ASXH ở Việt Nam nhằm giúp cho người lao động có cái nhìn đúng về BHXH một lần và nhận thức được sự bền vững ASXH có thể giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng xã hội của chính mình. Từ khóa: An sinh xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội một lần 1. Đặt vấn đề An sinh xã hội đã, đang và sẽ luôn đóng vai trò rất lớn trong việc xây dựng và phát triển đất nước bền vững, ổn định đối với mọi quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng đó, hệ thống chính sách ASXH đã được Đảng ta chú trọng ngay từ trước khi đất nước giành độc lập cho đến ngày nay. Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện chính sách ASXH, kế thừa và phát triển quan điểm lãnh đạo của các kỳ Đại hội trước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã tiếp tục khẳng định sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng hướng tới thực hiện ASXH toàn dân. Trong hệ thống ASXH của nước ta, BHXH được coi là trụ cột chính, có vai trò quan trọng trong thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; trực tiếp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro cho người lao động (NLĐ) trong quá trình đang làm việc. Chính sách BHXH càng mang tính ASXH hơn khi giúp đảm bảo cuộc sống cho NLĐ khi hết tuổi lao động bằng việc hưởng lương hưu hàng tháng đi kèm với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trong đó có BHXH một lần – chế độ cho phép NLĐ khi thôi việc, thất nghiệp chấm dứt đóng BHXH sẽ được rút BHXH theo phương thức hưởng BHXH một lần. Đây là khái niệm có lẽ không mới với NLĐ Việt Nam, tuy nhiên, để hiểu rõ, hiểu 397 đúng và tận dụng đúng cách là một vấn đề đáng quan tâm bởi trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 bùng phát, BHXH Việt Nam đã ghi nhận số lượng tăng đáng kể NLĐ nhận BHXH một lần, gây ảnh hưởng không nhỏ đến Quỹ BHXH nói riêng và hệ thống ASXH nói chung. 2. Khái quát về hệ thống an sinh xã hội 2.1. Sự cần thiết khách quan của hệ thống an sinh xã hội Thứ nhất, khi dõi theo quá trình phát triển của loài người, chúng ta cần thừa nhận rằng, cuộc sống con người luôn chịu ảnh hưởng từ những thay đổi tự nhiên như: sinh, lão, bệnh, tử. Những rủi ro, khó khăn ngoài ý muốn đem lại những mất mát về cả vật chất lẫn tinh thần cho một nhóm người kém may mắn trong xã hội. Bộ phận dân cư rơi vào tình cảnh “yếu thế”, họ cần nhận được sự giúp đỡ của xã hội để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển. Ở đây, vai trò của Nhà nước sẽ được đề cao hơn cả. Nhà nước có nhiệm vụ điều phối, quản lý hoạt động trợ giúp xã hội trong hệ thống của mình. Thứ hai, cuộc sống của người dân ở mỗi quốc gia đều phải đối mặt với sự ảnh hưởng từ các điều kiện tự nhiên: bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần, núi lửa, … Thiên tai có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ khu vực nào mà con người khó có thể xác định chính xác mức độ thiệt hại của các hiện tượng tự nhiên nên có thể cùng một lúc làm hàng nghìn người thiệt mạng, hàng triệu gia đình bị mất nhà cửa, tài sản và rơi vào tình cảnh bần cùng. Điển hình khi nhắc đến thiên tai tại khu vực châu Á, cần phải nhắc tới Nhật Bản. Thế giới khó có thể quên được thảm họa kép xảy ra vào ngày 11/3/2011 tại đất nước này. Trận động đất mạnh 9 độ richter ngoài khơi vùng biển phía Đông Bắc Thái Bình Dương kéo theo những đợt sóng thần khổng lồ cao hơn 40m đã tàn phá nặng nề các khu vực ven biển Nhật Bản và lan rộng đến 20 quốc gia khác. Theo Cơ Quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản xác nhận, thảm họa này đã làm 15.893 người thiệt mạng, 6.152 người bị thương, 2.572 người mất tích tại 18 tỉnh, hơn 125.000 công trình nhà ở bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn và nhiều thị trấn bị xóa sổ khỏi bản đồ. Khủng khiếp hơn cả là động đất và sóng thần đã làm hỏng hệ thống làm lạnh tại 4 lò phản ứng của Fukushima I, kéo theo cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất kể từ vụ nổ Nhà máy Chernobyl năm 1986. Sự rò rỉ phóng xạ hạt nhân đã khiến vùng dân cư xung quanh bị nhiễm phóng xạ nặng, nhiều nơi đến nay con người vẫn chưa thể sinh sống trở lại. Nhìn về Việt Nam, người dân vẫn đang chống chọi với bão lũ, hạn hán kéo dài, điển hình là tại miền Trung. Mưa lũ triền miên trong năm 2020 - 2021 khiến miền Trung không chỉ mất mát về con người, tài sản mà còn thiệt hại về kinh tế lên đến 38.000 tỷ đồng. Từ đây, vai trò quan trọng của hệ thống ASXH quốc gia càng được khẳng định hơn nữa. Sự trợ giúp của Nhà nước qua các chính sách trợ giúp xã hội như “chiếc phao cứu sinh” cuối cùng cho người dân tiếp tục duy trì cuộc sống của mình. Thứ ba, do chiến tranh và hậu quả để lại sau những cuộc chiến. Điều này được nhìn thấy rõ ở thực tiễn Việt Nam. Chiến tranh dù đã qua đi nhưng tàn dư của chiến tranh vẫn còn 398 tồn tại. Không chỉ để lại thiệt hại nặng nề về con người, chiến tranh còn tàn phá cả mô ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo hiểm xã hội một lần và sự bền vững của hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN VÀ SỰ BỀN VỮNG CỦA HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ThS. Nguyễn Xuân Tiệp Khoa Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Phạm Huyền Trang, Lê Văn Duy, Hoàng Minh Chiến, Vũ Mai Thanh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Bảo hiểm xã hội (BHXH) là trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội (ASXH), trong đó có BHXH một lần – khái niệm tưởng chừng như quen thuộc nhưng cũng khá mới và đôi khi gây hiểu lầm cho một bộ phận lớn người lao động Việt Nam. Việc hiểu sai, hiểu chưa rõ ràng về BHXH một lần và tình trạng gia tăng số người rút BHXH một lần trong thời gian qua đã có tác động không nhỏ đến hệ thống ASXH, ảnh hưởng đến mục tiêu mở rộng phạm vi BHXH đối với toàn dân của Nhà nước. Bài viết này sẽ làm rõ hơn về BHXH một lần và ảnh hưởng của nó đến sự bền vững của hệ thống ASXH ở Việt Nam nhằm giúp cho người lao động có cái nhìn đúng về BHXH một lần và nhận thức được sự bền vững ASXH có thể giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng xã hội của chính mình. Từ khóa: An sinh xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội một lần 1. Đặt vấn đề An sinh xã hội đã, đang và sẽ luôn đóng vai trò rất lớn trong việc xây dựng và phát triển đất nước bền vững, ổn định đối với mọi quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng đó, hệ thống chính sách ASXH đã được Đảng ta chú trọng ngay từ trước khi đất nước giành độc lập cho đến ngày nay. Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện chính sách ASXH, kế thừa và phát triển quan điểm lãnh đạo của các kỳ Đại hội trước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã tiếp tục khẳng định sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng hướng tới thực hiện ASXH toàn dân. Trong hệ thống ASXH của nước ta, BHXH được coi là trụ cột chính, có vai trò quan trọng trong thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; trực tiếp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro cho người lao động (NLĐ) trong quá trình đang làm việc. Chính sách BHXH càng mang tính ASXH hơn khi giúp đảm bảo cuộc sống cho NLĐ khi hết tuổi lao động bằng việc hưởng lương hưu hàng tháng đi kèm với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trong đó có BHXH một lần – chế độ cho phép NLĐ khi thôi việc, thất nghiệp chấm dứt đóng BHXH sẽ được rút BHXH theo phương thức hưởng BHXH một lần. Đây là khái niệm có lẽ không mới với NLĐ Việt Nam, tuy nhiên, để hiểu rõ, hiểu 397 đúng và tận dụng đúng cách là một vấn đề đáng quan tâm bởi trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 bùng phát, BHXH Việt Nam đã ghi nhận số lượng tăng đáng kể NLĐ nhận BHXH một lần, gây ảnh hưởng không nhỏ đến Quỹ BHXH nói riêng và hệ thống ASXH nói chung. 2. Khái quát về hệ thống an sinh xã hội 2.1. Sự cần thiết khách quan của hệ thống an sinh xã hội Thứ nhất, khi dõi theo quá trình phát triển của loài người, chúng ta cần thừa nhận rằng, cuộc sống con người luôn chịu ảnh hưởng từ những thay đổi tự nhiên như: sinh, lão, bệnh, tử. Những rủi ro, khó khăn ngoài ý muốn đem lại những mất mát về cả vật chất lẫn tinh thần cho một nhóm người kém may mắn trong xã hội. Bộ phận dân cư rơi vào tình cảnh “yếu thế”, họ cần nhận được sự giúp đỡ của xã hội để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển. Ở đây, vai trò của Nhà nước sẽ được đề cao hơn cả. Nhà nước có nhiệm vụ điều phối, quản lý hoạt động trợ giúp xã hội trong hệ thống của mình. Thứ hai, cuộc sống của người dân ở mỗi quốc gia đều phải đối mặt với sự ảnh hưởng từ các điều kiện tự nhiên: bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần, núi lửa, … Thiên tai có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ khu vực nào mà con người khó có thể xác định chính xác mức độ thiệt hại của các hiện tượng tự nhiên nên có thể cùng một lúc làm hàng nghìn người thiệt mạng, hàng triệu gia đình bị mất nhà cửa, tài sản và rơi vào tình cảnh bần cùng. Điển hình khi nhắc đến thiên tai tại khu vực châu Á, cần phải nhắc tới Nhật Bản. Thế giới khó có thể quên được thảm họa kép xảy ra vào ngày 11/3/2011 tại đất nước này. Trận động đất mạnh 9 độ richter ngoài khơi vùng biển phía Đông Bắc Thái Bình Dương kéo theo những đợt sóng thần khổng lồ cao hơn 40m đã tàn phá nặng nề các khu vực ven biển Nhật Bản và lan rộng đến 20 quốc gia khác. Theo Cơ Quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản xác nhận, thảm họa này đã làm 15.893 người thiệt mạng, 6.152 người bị thương, 2.572 người mất tích tại 18 tỉnh, hơn 125.000 công trình nhà ở bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn và nhiều thị trấn bị xóa sổ khỏi bản đồ. Khủng khiếp hơn cả là động đất và sóng thần đã làm hỏng hệ thống làm lạnh tại 4 lò phản ứng của Fukushima I, kéo theo cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất kể từ vụ nổ Nhà máy Chernobyl năm 1986. Sự rò rỉ phóng xạ hạt nhân đã khiến vùng dân cư xung quanh bị nhiễm phóng xạ nặng, nhiều nơi đến nay con người vẫn chưa thể sinh sống trở lại. Nhìn về Việt Nam, người dân vẫn đang chống chọi với bão lũ, hạn hán kéo dài, điển hình là tại miền Trung. Mưa lũ triền miên trong năm 2020 - 2021 khiến miền Trung không chỉ mất mát về con người, tài sản mà còn thiệt hại về kinh tế lên đến 38.000 tỷ đồng. Từ đây, vai trò quan trọng của hệ thống ASXH quốc gia càng được khẳng định hơn nữa. Sự trợ giúp của Nhà nước qua các chính sách trợ giúp xã hội như “chiếc phao cứu sinh” cuối cùng cho người dân tiếp tục duy trì cuộc sống của mình. Thứ ba, do chiến tranh và hậu quả để lại sau những cuộc chiến. Điều này được nhìn thấy rõ ở thực tiễn Việt Nam. Chiến tranh dù đã qua đi nhưng tàn dư của chiến tranh vẫn còn 398 tồn tại. Không chỉ để lại thiệt hại nặng nề về con người, chiến tranh còn tàn phá cả mô ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bảo hiểm xã hội Hệ thống an sinh xã hội Bảo hiểm xã hội một lần Đặc điểm của bảo hiểm xã hội Quản lý hoạt động trợ giúp xã hộiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 224 0 0 -
21 trang 220 0 0
-
18 trang 217 0 0
-
Tìm hiểu 150 tình huống pháp luật về bảo hiểm xã hội - bảo hiểm y tế: Phần 1
101 trang 190 0 0 -
32 trang 188 0 0
-
Tổng quan về bảo hiểm xã hội - phần 1
10 trang 188 0 0 -
19 trang 157 0 0
-
8 trang 136 0 0
-
Thông tư số 24/2007/TT-BLĐTBXH
14 trang 130 0 0 -
Tác động của chế độ bảo hiểm xã hội một lần đối với các nhóm người lao động ở Việt Nam
6 trang 123 0 0