Danh mục

Bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống dưới góc độ so sánh luật

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 215.05 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết dưới đây nêu ra và phân tích, so sánh quy định về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống của một số nước trên thế giới, cùng với nhu cầu cấp thiết bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống ở Việt Nam. Từ đó người viết kiến nghị các nhà làm luật Việt Nam có thể tham khảo, xem xét để có thể ban hành quy định cụ thể để bảo hộ cho loại nhãn hiệu đặc biệt trên. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống dưới góc độ so sánh luật BẢO HỘ NHÃN HIỆU PHI TRUYỀN THỐNG DƯỚI GÓC ĐỘ SO SÁNH LUẬT Lê Nguyên Hạnh Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Chí ThắngTÓM TẮTNhãn hiệu phi truyền thống, cũng giống như những loại nhãn hiệu truyền thống khác, để có thểbảo hộ loại nhãn hiệu này cũng cần xây dựng quy định về điều kiện bảo hộ riêng biệt. Trên thế giới,khái niệm nhãn hiệu phi truyền thống không còn xa lạ, rất nhiều quốc gia đã sớm có quy định riêngđể bảo hộ loại nhãn hiệu đặc biệt này. Bài viết dưới đây nêu ra và phân tích, so sánh quy định vềđiều kiện bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống của một số nước trên thế giới, cùng với nhu cầu cấpthiết bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống ở Việt Nam. Từ đó người viết kiến nghị các nhà làm luật ViệtNam có thể tham khảo, xem xét để có thể ban hành quy định cụ thể để bảo hộ cho loại nhãn hiệuđặc biệt trên.Từ khóa: Điều kiện bảo hộ, điều kiện bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống, khả năng phân biệt,nhãn hiệu phi truyền thống, nhãn hiệu.1 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU PHI TRUYỀN THỐNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIATrong quá khứ, nhãn hiệu bị giới hạn bởi chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợpcủa các yếu tố trên. Sự giới hạn này có thể thấy rõ trong quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ,theo khoản Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2009 thì điều đầu tiên để một nhãn hiệu đượcbảo hộ đó là phải ‚là dấu hiệu nhìn thấy được‛ hay trong Luật Nhãn hiệu hiện hành của Malaysia[4] cũng không hề đề cập đến các loại nhãn hiệu không nhìn thấy được. Theo thời gian, phạm vi đểmột dấu hiệu có thể được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu ngày càng được mở rộng, những dấu hiệunày có thể là âm thanh, mùi hương, hương vị, một đoạn video,… Rất nhiều quốc gia trên thế giớiđã công nhận bảo hộ cho những loại dấu hiệu này, như định nghĩa về nhãn hiệu âm thanh trongLuật Nhãn hiệu Hoa Kỳ, Luật Nhãn hiệu Úc năm 1995. Từ đó xuất hiện các khái niệm nhãn hiệu âmthanh, nhãn hiệu mùi hương, nhãn hiệu chuyển động,… và được gọi chung là nhãn hiệu phi truyềnthống (Non-conventional marks/Non-traditional marks) hay nhãn hiệu cảm giác (sensory mark). Vìđộ dài của bài viết có hạn nên tác giả chỉ đi sâu phân tích chủ yêu là hai loại nhãn hiệu âm thanhvà nhãn hiệu mùi hương, đây là hai loại nhãn hiệu phi truyền thống mà Việt Nam đang xem xét đểxây dựng cơ chế bảo hộ.Nếu như nhãn hiệu truyền thống có đặc điểm chính là những dấu hiệu nhìn thấy được, thì đa sốnhãn hiệu phi truyền thống lại có đặc điểm là những dấu hiệu không nhận biết được bằng thị 1585giác. Chính vì đặc điểm này mà các điều kiện để được bảo hộ của nhãn hiệu phi truyền thống làrất đặc biệt.Thứ nhất, trong pháp luật về nhãn hiệu của đa số các quốc gia, điều kiện tiên quyết để một nhãnhiệu được bảo hộ là nhãn hiệu phải có tính phân biệt. Điều kiện này là điều hiển nhiên bởi chứcnăng chính của nhãn hiệu là để phân biệt hàng hóa/dịch vụ của các nhà cung cấp khác nhau,giúp người tiêu dùng ghi nhớ và nhận biết được sản phẩm/dịch vụ đó được cung cấp bởi nhà cungcấp nào. Nhưng đối với nhãn hiệu phi truyền thống, việc xác định khả năng phân biệt của nhãnhiệu là khá phức tạp, vì nhiều nhãn hiệu phi truyền thống đa số không thể nhận biết bằng thị giác.Khác với các loại nhãn hiệu truyền thống, có thể nhận biết thông qua thị giác, nhãn hiệu truyềnthống khi được xem xét trong quá trình thẩm định thì chỉ cần không phải là những dấu hiệu bị phápluật cấm hoặc hạn chế sử dụng hoặc không thuộc trường hợp bị coi là không có khả năng phânbiệt thì có thể được bảo hộ. Còn đối với nhãn hiệu phi truyền thống, khả năng phân biệt của chúngđược thể hiện qua việc người tiêu dùng khi tiếp xúc với nhãn hiệu phi truyền thống đó có liền liêntưởng và nhận biết được nhà cung cấp là chủ sở hữu nhãn hiệu hay không. Vì vậy thông thường,chủ sở hữu nhãn hiệu phi truyền thống thường phải đầu tư vào việc quảng cáo, tuyên truyền chocác dấu hiệu đó đủ để người tiêu dùng quen và liên tưởng, nhận biết, phân biệt về nguồn gốcthương mại của sản phẩm/dịch vụ đó.Theo Luật Nhãn hiệu Hoa Kỳ, trong vụ Gen. Electric Broad. Co., 199 USPQ 560, 563 (TTAB 1978) Ủyban giải quyết khiếu nại về nhãn hiệu (Trademark Trial and Appeal Board - TTAB) cho rằng nhãnhiệu âm thanh có thể được đăng ký theo Nguyên tắc đăng ký nếu chúng ‚ngẫu nhiên, độc đáohoặc có khả năng phân biệt và có thể sử dụng để đi vào nhận thức của người nghe và khi lặp lạingười nghe nhận biết rằng âm thanh đó đến từ sản phẩm hoặc dịch vụ nào, thậm chí kể cả khi sảnphẩm/dịch vụ bị ẩn danh hoặc ẩn nguồn gốc‛[6]; trong vụ Vertex Grp. LLC, 89 USPQ (The UnitedStates Patents Quarterly) 2d 1 ...

Tài liệu được xem nhiều: