Danh mục

Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ Triết học

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 364.33 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày về cơ sở nghiên cứu bạo lực giới trong gia đình Việt Nam, thực trạng bạo lực giới trong gia đình Việt Nam và một số giải pháp phòng chống.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ Triết học Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ triết học Hoàng Thị Hoa Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học; Mã số: 60.22.85 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Mạnh Tường Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Hệ thống hoá và khái quát hoá quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề bất bình đẳng giới và bạo lực trong gia đình. Đánh giá thực trạng bạo lực giới trong gia đình ở nước ta hiện nay. Phân tích nguyên nhân và hậu quả của bạo lực giới trong gia đình. Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm phòng, chống bạo lực giới và xây dựng quan hệ bình đẳng giới trong gia đình Việt Nam hiện nay. Keywords. Chủ nghĩa xã hội khoa học; Bạo lực giới; Bạo lực gia đình; Việt Nam; Triết học; Bất bình đẳng giới Content. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Gia đình là tế bào của xã hội, là hình ảnh thu nhỏ của xã hội, đồng thời cũng là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng nhân cách và tâm hồn của con người. Trong gia đình, các mối quan hệ giữa chồng với vợ, cha mẹ với con cái, anh chị em với nhau là quan hệ tình cảm thiêng liêng, ấm áp, đem lại tổ ấm hạnh phúc cho gia đình nhằm đáp ứng những nhu cầu tình cảm và vật chất cho các thành viên trong gia đình, bảo vệ họ trước những căng thẳng của cuộc sống. Vì lẽ đó, mà mỗi con người trong chúng ta đều tìm thấy sự bình yên, ấm áp và an toàn khi được sống và trở về với gia đình của mình sau những khoảng thời gian xa cách và những bộn bề, hối hả của nhịp sống hiện đại. Giống như một triết gia phương Tây từng nói: Dù tồi tàn đến đâu nhưng không nơi nào trên thế giới có thể sánh được với mái ấm gia đình. Bởi xã hội, dù tốt đẹp đến đâu, có đến mức lý tưởng thì vẫn trộn lẫn trắng - đen. Xã hội có thể dạy cho chúng ta bài học kiếm 1 sống, những va vấp nhớ đời, chứ không thể yêu thương, dạy cho chúng ta những lời nói thật, sự trung thực như gia đình. Vậy mà ở đâu đó, gia đình lại đã và đang trở thành "địa ngục", là nỗi đau bởi những hành vi bạo lực trong gia đình. Chính từ những hành vi ấy đã đẩy nhiều gia đình rơi vào tình trạng khủng hoảng, dần dần đi đến đổ vỡ hạnh phúc gia đỡnh. Do vậy, để đảm bảo hạnh phúc và duy trì sự tồn tại, phát triển của gia đình thì việc lên án và xoá bỏ những hành vi bạo lực trong gia đình là yếu tố đóng vai trò quan trọng. Nhất là trong thời đại ngày nay khi loài người chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI - thế kỷ của tự do, bình đẳng, dân chủ, tiến bộ và văn minh thì sự tồn tại của bạo lực gia đình không chỉ gây tổn thương đến sức khoẻ, danh dự của thành viên trong gia đình, mà còn vi phạm tới chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm luật bình đẳng giới đang được đề cao và tôn trọng trong xã hội hiện nay. Chính điều đó đã và đang đặt ra cho xã hội văn minh nhiệm vụ cấp bách là làm gì để ngăn chặn và dần dần đi đến xoá bỏ hiện tượng tiêu cực này trong gia đình nhằm tiến tới xây dựng gia đình bình đẳng, hạnh phúc, tiến bộ và tạo ra ngày càng nhiều những tế bào mạnh khỏe, “cường tráng” cho xó hội văn minh. Trong khi đó, công tác phòng, chống bạo lực gia đình tuy đã được các quốc gia trên thế giới cũng như ở nước ta quan tâm nhưng hiệu quả mang lại còn thấp vì bạo lực gia đình vẫn được giấu kín đằng sau cánh cửa mỗi gia đình. Hơn nữa, bạo lực gia đình là một vấn đề xã hội nhạy cảm với tính phổ biến cao, từ xã hội phương Tây đến xã hội phương Đông; từ thành thị đến nông thôn; từ nhóm có trình độ văn hoá thấp đến nhóm có trình độ văn hoá cao, từ nhóm không có việc làm đến nhóm có việc làm ổn định. Bạo lực gia đình có thể xảy ra ở tất cả các mối quan hệ trong gia đình: bạo lực giữa chồng và vợ, bạo lực giữa cha mẹ và con cái, bạo lực giữa anh chị em với nhau,... Chính sự đa dạng, phức tạp cùng với tính phổ biến của bạo lực gia đình nên công tác phòng, chống bạo lực gia đình hiện nay gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, bạo lực gia đình luôn là một vấn đề xã hội thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên cứu bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay chủ yếu nghiên cứu dạng bạo lực của chồng đối với vợ do tính 2 chất và mức độ phổ biến của dạng bạo lực này. Theo nhận định của tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1998 thì phần lớn bạo lực trong gia đình xảy ra là bạo lực của chồng đối với vợ (chiếm khoảng 95%). Nhưng, cũng xảy ra tình trạng bạo lực của vợ đối với chồng (chiếm khoảng 5%). Như vậy, bạo lực giới trong gia đình hiện nay diễn ra rất phức tạp, đan xen nhiều hình thức bạo lực khác nhau: bạo lực của chồng đối với vợ hoặc là bạo lực của vợ đối với chồng,... Vì vậy, dạng bạo lực của vợ đối với chồng vẫn là “mảnh đất” nghiên cứu cần được quan tâm, khai thác nhiều hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, cũng như xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu ở nước ta hiện nay trong lĩnh vực này, chúng tôi chọn đề tài: "Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ triết học" làm đề tài nghiên cứu của mỡnh với hy vọng đem đến cách nhìn mới ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: