Danh mục

Bảo mật thông tin trên mạng xã hội của sinh viên

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 435.29 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ kết quả nghiên cứu đề tài “Mạng xã hội đối với thanh niên Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, bài báo phân tích số liệu điều tra qua bảng hỏi trên 4.205 sinh viên có sử dụng mạng xã hội ở 5 thành phố lớn nước ta. Mời các bạn cùng tìm hiểu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo mật thông tin trên mạng xã hội của sinh viên JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 6A, pp. 16-25 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn BẢO MẬT THÔNG TIN TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN Trần Hữu Luyến và Trần Thị Minh Đức Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt. Từ kết quả nghiên cứu đề tài “Mạng xã hội đối với thanh niên Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, bài báo phân tích số liệu điều tra qua bảng hỏi trên 4.205 sinh viên có sử dụng mạng xã hội ở 5 thành phố lớn nước ta. Các kết quả về bảo mật cho thấy: Về quan niệm bảo mật thông tin trên mạng xã hội của sinh viên khá khác nhau: Sinh viên khá tự tin về vấn đề cảnh giác thông tin bị lộ trên mạng xã hội: có hơn hai phần năm sinh viên tin rằng thông tin cá nhân chia sẻ trên mạng có thể bị lộ nhưng họ kiểm soát được nếu cẩn thận; hơn một phần năm sinh viên không để ý chuyện thông tin của họ có bị lộ hay không khi chia sẻ trên mạng; hơn một phần chín sinh viên cho rằng không có gì đáng phải bảo mật khi chia sẻ trên mạng và chỉ có một con số như vậy sinh viên đồng ý rằng cần cảnh giác khi chia sẻ thông tin trên mạng. Còn về mức độ bảo mật thông tin của sinh viên trên mạng xã hội nhìn chung thấp. Trong tổng số hơn bốn phần năm (chiếm 3.432 sinh viên) tin rằng mình có bảo mật thông tin cá nhân trên mạng, có đến ba phần tư sinh viên chỉ dùng một đến hai cách thức bảo mật; chỉ có một số rất nhỏ, dưới một phần hai mươi, sinh viên thực sự có mức độ bảo mật thông tin cao khi họ sử dụng từ 6 đến 7 cách thức bảo mật. Sự chủ quan, coi thường bảo mật danh tính của bản thân khi chia sẻ đời sống riêng tư trên mạng xã hội có thể dẫn sinh viên tới nguy cơ chính là nạn nhân của sự quấy rối trên mạng. Từ khóa: Bảo mật, thông tin, sinh viên, mạng xã hội. 1. Mở đầu Cùng với việc tự công khai, tự thể hiện bản thân thì việc bảo mật thông tin trên mạng xã hội được nhiều tác giả trên thế giới bàn đến. Những thông tin riêng tư và nhạy cảm khi chia sẻ trên mạng xã hội sẽ có nguy cơ trở thành những phiền phức sau này cho các cá nhân sử dụng mạng xã hội. Vì vậy, bảo mật thông tin trên mạng xã hội thực sự cần thiết đối với người sử dụng, nhất là thanh niên sinh viên, trong đó có thanh niên sinh viên các trường sư phạm. Theo Boyd Danah (2007), bảo mật thông tin trên mạng xã hội được hiểu là một cá nhân có những thông tin quan trọng mà không cho người khác biết; thông tin đó có thể Tác giả liên lạc: Trần Hữu Luyến, địa chỉ e-mail: thuuluyen@yahoo.com 16 Bảo mật thông tin trên mạng xã hội của sinh viên là những thông tin cá nhân như tên, địa chỉ liên lạc, chứng minh thư hoặc những thông tin khác nếu cá nhân cho đó là những thông tin riêng tư [3]. Bảo mật thông tin trên mạng xã hội là quyền riêng tư của cá nhân trong việc chia sẻ và công khai những thông tin lên profile của họ. Mức độ chia sẻ thông tin cá nhân là rất khác nhau giữa người này và người khác và được giới hạn trong những cách thức, kĩ thuật bảo mật của cá nhân. Hodge (2006) xem xét sự riêng tư trên mạng xã hội dựa trên hai tiêu chí: 1/ Mục đích thông tin được chia sẻ phải có tính bảo mật (trường hợp ai đó sẵn sàng chia sẻ bài viết của họ trên mạng xã hội, rồi cho người khác xem thì đó không phải là mục đích có tính chất bảo mật); 2/ Cá nhân có những cài đặt hay kĩ thuật bảo mật của riêng mình [dẫn theo 3]. Để làm rõ những thông tin cá nhân mà sinh viên bảo mật trên mạng xã hội của mình, chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên 4.205 sinh viên có sử dụng mạng xã hội ở 6 thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Huế, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Các kết quả điều tra được xử lí bằng phần mềm SPSS 16.0 với các phép toán thống kê mô tả (tính chỉ số phần trăm của các phương án lựa chọn và tính tương quan chéo) và thống kê suy luận (so sánh điểm trung bình bằng t-test và phép phân tích phương sai ANOVA một yếu tố). Dựa vào điểm trung bình chung và độ lệch chuẩn chung của toàn thang đo, chúng tôi xác định được 3 mức xếp hạng là thấp, trung bình và cao khi phân tích mức độ bảo mật thông tin đối với việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên, kể cả sinh viên sư phạm. 2. Nội dung nghiên cứu Trong bài viết này, chúng tôi xem xét quan niệm của sinh viên về bảo vệ thông tin trên mạng xã hội, làm rõ quan niệm (nhận thức) của sinh viên về những thông tin mà theo họ cần phải bảo mật, sau đó phân tích những hình thức được sinh viên dùng để bảo vệ thông tin riêng tư của họ và tự đánh giá của họ về sự bảo mật thông tin trên mạng xã hội hiện nay. 2.1. Quan niệm về bảo mật thông tin trên mạng xã hội của sinh viên Nhằm tìm hiểu xem sinh viên có quan điểm như thế nào về vấn đề riêng tư cá nhân có thể bị lộ khi sử dụng mạng xã hội, kết quả ở Biểu đồ 1 cho thấy: Si ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: